Nhỏ Bình thường Lớn

Bầu cử Australia. Cuộc đua ngang sức ngang tài giữa lãnh đạo hai đảng

Sau 3 vòng tranh luận trực tiếp, lãnh đạo hai đảng lớn nhất tại Australia cho thấy họ là “kẻ tám lạng, người nửa cân”, chưa bên nào thực sự nổi trội. Cuộc đua song mã vào ghế Thủ tướng Australia được dự báo sẽ nhiều kịch tính. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
TIN LIÊN QUAN
bau cu australia cuoc dua ngang suc ngang tai giua lanh dao hai dang Australia thử nghiệm công nghệ in ra pin năng lượng mặt trời
bau cu australia cuoc dua ngang suc ngang tai giua lanh dao hai dang Bầu cử Australia: Thủ tướng Scott Morrison quyết xây dựng kinh tế Australia mạnh hơn
bau cu australia cuoc dua ngang suc ngang tai giua lanh dao hai dang
Hai ông Morrison và Shorten được đánh giá ngang sức ngang tài trong cuộc đua vào ghế Thủ tướng Australia. (Nguồn: Canberra Times)

Ngày 18/5 tới, cử tri Australia sẽ đi bầu Quốc hội liên bang lần thứ 46. Vì vậy, những ngày qua, chiến dịch tranh cử tại quốc gia này diễn ra hết sức sôi động, đặc biệt là các hoạt động của đương kim Thủ tướng Scott Morrison thuộc Liên minh Tự do – Dân tộc cầm quyền và nghị sĩ Bill Shorten thuộc Công đảng đối lập.

Đo lường lòng tin nhân dân

Thủ tướng Scott Morrison cam kết “sẽ làm cho cuộc sống người dân Australia dễ chịu hơn”. Đường lối của ông Morrison hướng đến đảm bảo tăng trưởng kinh tế tốt hơn, duy trì thặng dư ngân sách để tạo ra các khoản chi trả lớn hơn cho y tế và giáo dục. Ông tuyên bố bầu cử liên bang là “cuộc đo lường” lòng tin của nhân dân và hồ sơ kinh tế mà Liên đảng Tự do – Dân tộc đang xây dựng, trái ngược với kế hoạch áp đặt mức thuế cao mà thủ lĩnh phe đối lập Bill Shorten đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Morrison khẳng định cuộc bầu cử hướng về tương lai chứ không đào sâu bất ổn trong quá khứ, đồng thời nhấn mạnh “đảng Tự do không thay đổi quy tắc lãnh đạo của mình như Công đảng đã làm, để chắc chắn không có sự thay đổi Thủ tướng giữa nhiệm kỳ”.

Về phần mình, nghị sĩ Bill Shorten cam kết với người dân Australia về sự công bằng, không chia rẽ quyền lực như những gì Liên đảng cầm quyền đã thực hiện trong suốt 2 nhiệm kỳ điều hành chính phủ. Tờ The Age nhận định, lãnh đạo Công đảng chọn cách nhắm vào sự bất bình của cử tri Australia đối với một số lùm xùm trong nội bộ Liên minh Tự do – Dân tộc, bao gồm việc loại bỏ cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull hồi tháng 8 năm ngoái.

Ông Shorten tuyên bố, Công đảng đã xây dựng kế hoạch nhằm cung cấp nhiều việc làm hơn, đảm bảo chính sách y tế và giáo dục tốt hơn, cũng như hành động chống biến đổi khí hậu. “Australia có mức sống thuộc hàng cao nhất thế giới, vì vậy chúng tôi sẽ thúc đẩy việc tăng lương để điều hòa vấn đề này. Chúng tôi có thể quản lý nền kinh tế vì lợi ích của người lao động và tầng lớp trung lưu”, Shorten nói.

Theo The Guardian, kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy ưu thế đang nghiêng về Công đảng (chiếm hơn 50% tỷ lệ ủng hộ), trong khi đảng Tự do đối mặt với tình trạng chia rẽ sau khi phải 3 lần thay đổi lãnh đạo trong 4 năm. Cuộc vận động tranh cử ngày 12/5 của ông Morrison cũng không có sự góp mặt của hai người tiền nhiệm là Malcolm Turnbull và John Howard.

Khi cuộc đua bầu cử bước vào chặng nước rút, giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng Australia sẽ có chính phủ liên minh dù đảng nào chiến thắng. Vì vậy, hai lực lượng chính trị là đảng Xanh và đảng mới nổi Đoàn kết Australia được cho sẽ là yếu tố then chốt quyết định kết quả chung cuộc.

Giải quyết vấn đề khu vực

Trong bối cảnh các nội dung “nóng bỏng” hiện nay là thuế, tiền lương và ngân sách nhà nước, những vấn đề đối ngoại không nhận được nhiều chú ý của cử tri Australia. Dù vậy, theo Peter Jennings – Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI) nhận định trên The Australian, sau ngày 18/5, chính phủ mới Australia phải giải quyết một số thách thức liên quan đến tình hình khu vực.

Trong những ngày vận động tranh cử cuối cùng, cả Thủ tướng Morrison và nghị sĩ Shorten đều sử dụng lá bài “gia đình”, mà trong đó nòng cốt là hai phu nhân, để cử tri Australia thấy rõ hơn hình ảnh của hai nhà lãnh đạo dưới góc độ mà mọi người ít được thấy: hình ảnh một người chồng, người cha.

Đầu tiên, Australia cần xét lại quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Thời gian qua, Canberra đã phần nào thể hiện quan điểm trong vấn đề này, với việc siết chặt luật chống can thiệp của nước ngoài và hạn chế quyền sở hữu của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng quan trọng như mạng 5G. Chính phủ liên bang cũng khá dè dặt trong việc tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Nhiều ý kiến cho rằng, Australia vẫn cần thúc đẩy thương mại - đầu tư với Trung Quốc, nhưng nên đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của mình.

Cùng với đó, một nhiệm vụ quan trọng với chính phủ Australia tiếp theo là tăng cường liên minh với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ tại châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời xây dựng lực lượng phòng thủ mạnh hơn để có thể hành động một mình khi cần thiết. Việc này không dễ, nhưng Australia cần phải làm để khẳng định vai trò đi đầu trong an ninh khu vực.

Thách thức lớn thứ ba đối với chính phủ mới là nâng quan hệ với các nước Đông Nam Á lên cấp độ mới. Theo Sách Trắng Quốc phòng Australia 2016, ưu tiên chính thúc đẩy việc Australia mua sắm tàu ngầm, tàu sân bay trực thăng và tàu khu trục là để đóng góp cho an ninh của vùng biển Đông Nam Á. Bởi lẽ, Sách Trắng này xác định rõ, an ninh của Australia phụ thuộc vào một khu vực Đông Nam Á an toàn, có khả năng bảo vệ lợi ích quốc phòng của chính khu vực, có thể chống lại áp lực từ các cường quốc trong khu vực, đồng thời lựa chọn Australia và các đồng minh làm đối tác.

Từ những phân tích kể trên, có thể nói, hàng loạt vấn đề đối nội - đối ngoại đang đón chờ Chính phủ mới cũng như tân Thủ tướng Australia, dù người đó là ông Morrison hay ông Shorten. Nhưng trước hết, phải chờ xem họ có thể thuyết phục được người dân Australia đứng về phía mình trong cuộc bầu cử sắp tới hay không.

bau cu australia cuoc dua ngang suc ngang tai giua lanh dao hai dang Kinh tế Australia phát đi tín hiệu kém lạc quan trước thềm bầu cử

Trong khi chính phủ đương nhiệm của Thủ tướng Australia Scott Morrison không ngừng nhắc tới một “nền kinh tế mạnh” trong chiến dịch vận ...

bau cu australia cuoc dua ngang suc ngang tai giua lanh dao hai dang Australia triển khai chuyến bay "không rác thải" đầu tiên trên thế giới

Ngày 8/5, hãng hàng không Qantas của Australia đã đưa vào khai thác chuyến bay thương mại "không rác thải" đầu tiên trên thế giới ...

bau cu australia cuoc dua ngang suc ngang tai giua lanh dao hai dang Phi đội máy bay chiến đấu F-35 đắt đỏ của Australia có nguy cơ bị....rỉ sét

Phi đội máy bay chiến đấu F-35 mới trị giá hàng tỷ USD của lực lượng quốc phòng Australia có nguy cơ bị "rỉ sét" ...