Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV: Cuộc bầu cử lịch sử

GS.TSKH.NGND VŨ MINH GIANG
Chúng ta đang bước vào một thời khắc hết sức quan trọng của năm 2021, một sự kiện có ý nghĩa lớn đối với cả giai đoạn lịch sử 5 năm sắp tới, đó là cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, chọn ra những người đại diện cho tiếng nói của nhân dân vào cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Một vấn đề lớn được nhiều người quan tâm là ngoài ý nghĩa chung như tất cả các kỳ bầu cử quốc hội đã diễn ra trong quá trình lịch sử thì cuộc bầu cử quốc hội lần này có gì đặc biệt?

Cuộc bầu cử lịch sử
Các pano, khẩu hiệu tuyên truyền, chào mừng về bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên các tuyến đường tại Đà Nẵng. (Nguồn: TTXVN)

Nhìn từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Bất kỳ cuộc bầu cử quốc hội nào cũng đều có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là lúc toàn dân thông qua lá phiếu thể hiện ý chí của mình lựa chọn ra những người đại diện cho nhân dân đảm nhận những trọng trách hệ trọng trong hệ thống chính trị, là nơi thông qua các chỉ tiêu quan trọng nhất của quốc gia trong quá trình phát triển, chỉnh đốn những khung pháp lý, định chế bảo đảm cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, trong toàn bộ tiến trình lịch sử từ khi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được hình thành sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 đến nay, những kỳ bầu cử Quốc hội đi vào lịch sử như một dấu mốc đặc biệt thì không có nhiều.

Trước hết phải kể đến cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam đầu tiên vào ngày 6/1/1946. Đó là một sự kiện lịch sử đã khiến cho nhiều người trong và ngoài nước bất ngờ và ngỡ ngàng trước thắng lợi rực rỡ của nó. Không mấy người tin rằng chính phủ lâm thời non trẻ khi ấy có thể tổ chức thành công một cuộc tổng tuyển cử trên quy mô cả nước trong những điều kiện hết sức khó khăn và tình thế hiểm nghèo.

Có nhiều người cho rằng chính quyền khi ấy đã nằm gọn trong tay Việt Minh, uy tín của chính phủ lâm thời đang rất cao, gần như không có sự bảo đảm nào khác, nhân dân đang hướng vào chính phủ gần như tuyệt đối thì cần gì phải tổ chức tổng tuyển cử.

Cũng có ý kiến nghi ngại lo lắng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong lúc dầu sôi lửa bỏng, âm mưu phá hoại của thù trong giặc ngoài, liệu có an toàn cả về mặt con người cũng như kết quả. Và như chúng ta đã biết, cuộc tổng tuyển cử đã thành công ngoài sức tưởng tượng.

Vì sao? Trước hết phải nói với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cách mạng lúc đó, đã nhận thức sâu sắc rằng chính quyền vừa giành được về tay cách mạng mới chỉ là quyền lực chính trị. Để có được tính chính danh, địa vị pháp lý trước toàn dân và thế giới cần phải nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử.

Chính nhờ cuộc bầu cử này mà quyền lực chính trị mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải phải bỏ bao nhiêu xương máu, công sức mới giành được từ tay đế quốc Nhật, thành quả của cả một dân tộc trong sự nghiệp giành lại độc lập mới được thế giới thừa nhận. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều học giả cho rằng không có chính quyền nào trên thế giới do Đảng Cộng sản cầm quyền có thể so với chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ về tính hợp hiến, hợp pháp.

Quốc hội do cuộc Tổng tuyển cử bầu ra không chỉ thông qua tên nước với thể chế Dân chủ cộng hòa, khẳng định tính chất của nhà nước là của dân, do dân, vì dân thay cho thể chế quân chủ thống trị các thần dân kéo dài hàng nghìn năm, mà còn xác định ba tiêu ngữ thể hiện mục tiêu hướng tới, đồng thời là cam kết của nhà nước với nhân dân đó là Độc lập, Tự do và Hạnh phúc.

Như vậy là, ngay từ đầu năm 1946, chính quyền cách mạng đã có lời hứa long trọng với dân là chính quyền này cùng với nhân dân sẽ xây dựng một đất nước trong độc lập, tự do và mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia.

Cuộc bầu cử lịch sử thứ hai chính là cuộc bầu cư Quốc hội sau khi đất nước thống nhất. Tròn 30 năm sau ngày giành được chính quyền về tay nhân dân hai chữ Độc lập mới được thực hiện trọn vẹn.

Trong những năm qua nhân dân ta cũng từng bước được hưởng tự do với ý nghĩa là quyền được sống trong thanh bình, mọi người người được đảm bảo cuộc sống bình an, được hưởng đầy đủ các quyền theo Hiến pháp và pháp luật, chứ không phải tự do cá nhân lên trên cộng đồng, lên trên tập thể.

Sau khi giành độc lập, chúng ta phải giải quyết bao nhiêu khó khăn thời hậu chiến, rồi những âm mưu phá hoại, cấm vận… thì phải đến khi bắt đầu công cuộc đổi mới, thì lúc đó Quốc hội sau đổi mới là một kỳ bầu cử quốc hội lịch sử thứ 3 sau bầu cử quốc hội thống nhất đất nước.

Vậy là chúng ta có cuộc bầu cử đầu tiên sau độc lập, bầu cử sau khi đất nước thống nhất và cuộc bầu cử sau thời kỳ chúng ta quyết định đổi mới.

Mỗi người được người dân bầu vào Quốc hội khóa này có trách nhiệm rất lớn khi được Quốc hội bầu vào các cương vị quan trọng, vị trí cực kỳ then chốt trong hệ thống chính trị. Chắc chắn phải ý thức sâu sắc rằng mình có đầy đủ khát vọng hơn người thường, có trách nhiệm hơn người thường và luôn luôn phải ý thức sâu sắc rằng đây là một thời kỳ lịch sử phát triển hết sức quan trọng đối với toàn bộ diễn trình lịch sử của dân tộc.

Thời khắc lịch sử, vận hội mới của đất nước

Có thể nói cuộc bầu cử quốc hội khóa XV, theo cách nhìn nhận của giới nghiên cứu lịch sử, có ý nghĩa lịch sử có thể sánh với ba cuộc bầu cử nói trên. Đây là giai đoạn chúng ta đã chuẩn bị hành trang bước vào thời kỳ xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc. Sứ mệnh lịch sử trọng đại này đã được xác định là mục tiêu chính trị của Đại hội XIII.

Trọng trách của Quốc hội lần này là phải chọn ra những người xứng đáng để thực hiện những nhiệm vụ đó, phải thông qua những quyết sách lớn và đồng thời phải bổ sung, phát triển những định chế, khung pháp lý cho hoạt động của đất nước trong thời kỳ đưa đất nước đi tới phồn vinh, nhân dân tới cuộc sống hạnh phúc.

Do đó, mỗi người được người dân bầu vào Quốc hội khóa này có trách nhiệm rất lớn khi được Quốc hội bầu vào các cương vị quan trọng, vị trí cực kỳ then chốt trong hệ thống chính trị. Chắc chắn phải ý thức sâu sắc rằng mình có đầy đủ khát vọng hơn người thường, có trách nhiệm hơn người thường và luôn luôn phải ý thức sâu sắc rằng đây là một thời kỳ lịch sử phát triển hết sức quan trọng đối với toàn bộ diễn trình lịch sử của dân tộc.

Một đất nước gần 100 triệu dân, đã trải qua những thời kỳ lịch sử được rất nhiều người biết đến, được thế giới nể trọng. Chúng ta hoàn toàn có quyền và có căn cứ để ước nguyện Việt Nam phải trở thành một quốc gia sánh vai với các nước phát triển, sánh vai với các cường quốc và mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Đây chính là thời khắc có tính lịch sử vì chúng ta đã qua thời kỳ phát triển để bước sang thời kỳ cất cánh. Tức là chúng ta đã thay đổi về chất trong sự phát triển. Nhìn vào cơn đại nạn của thế giới - dịch Covid-19, nhiều nước lâm vào cảnh bấn loạn, thế giới đã nhìn Việt Nam với con mắt rất khác, với sự khâm phục.

Đấy không chỉ thể hiện năng lực điều hành của Chính phủ mà còn phản ánh bản lĩnh của văn hóa Việt. Khi Thủ tướng Chính phủ lên đài kêu gọi nhân dân phải “chống dịch như chống giặc” thì dường như truyền thống hàng nghìn năm đã sống dậy. Điều mà đối với nước có trình độ văn minh cao tưởng chừng rất khó thì với người Việt Nam lại làm rất dễ.

Đó là sức mạnh truyền thống. Sức mạnh đó củng cố lòng tin của chúng ta đối với thành công của đất nước trong thời gian tới. Quốc hội khóa XV sẽ có một sứ mệnh lịch sử là cùng với cả hệ thống chính trị đưa đất nước Việt Nam đã trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ tới đài vinh quang mới. Đó chính là lúc chúng ta gặt hái niềm vui, lòng tự hào vì không chỉ được sống trong một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc mà còn là một nước phát triển, có ảnh hưởng lớn trên đời sống quốc tế.

Đối với người lãnh đạo phải biết dùng người tài, hơn là thế hiện là mình tài. Đây là tiêu chí quan trọng. Người có cương vị lãnh đạo không được hẹp hòi, không ai có thể nói mình là người tài nhất mà luôn luôn nhìn thấy cái tài ở người khác để trọng dụng nhân tài. Đấy chính là phát huy tài năng vô giá của con người Việt Nam. Khả năng hiếu học, trọng học cũng là tài nguyên lớn. Khi mình có vị trí mà mình chỉ cho mình là người tài, không dùng người tài khác thì rất nguy hiểm.

Lựa chọn những người trong sạch, có khát vọng và quyết tâm cao

Với ý nghĩa lịch sử như vậy, Quốc hội lần này đương nhiên phải chọn được những người có tài, có đức, nhưng ngoài năng lực trên nhiều phương diện và những phẩm chất đạo đức nhất thiết phải có của cán bộ, nhất định phải là những người trong sạch, có khát vọng và quyết tâm rất cao. Một đội ngũ lãnh đạo mà có những người chưa đủ khát vọng thì rất khó có thể khơi dậy khát vọng từ nhân dân. Khát vọng ở đây là khát vọng cống hiến, khát vọng đưa đất nước đi lên.

Cũng rất mừng là trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội XIII, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức một số lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn học rất nhiều nội dung cần thiết, trong đó có chuyên đề “tinh hoa cầm quyền trị quốc của dân tộc”. Khi tôi trình bày, tôi nhận được sự hào hứng, ủng hộ cao của học viên và qua thảo luận, trao đổi, tôi thấy học viên của tất cả các lớp đều tràn trề khát vọng muốn làm và khao khát cống hiến, đổi mới.

Tiêu chuẩn quan trọng đó phải là những tấm gương trong sáng. Mỗi một người gánh nhận sứ mệnh lịch sử phải có ý thức dân tộc rất cao, phải hiểu mình đang thực hiện sứ mệnh vinh quang của dân tộc - ngọn cờ dân tộc luôn phải cháy rực trong lòng và cùng với đó phải giữ gìn hình ảnh của Đảng, của những người lãnh đạo trước dân vì sức mạnh của Đảng, của hệ thống chính trị nằm ở lòng tin của người dân.

Vì vậy, tinh thần vì nước, vì dân tộc và sự trong sáng, không vụ lợi, không cá nhân là tiêu chuẩn cực kỳ cao đối với những người tham gia bộ máy lãnh đạo. Do đó, phải chọn ra những người trong sạch, có quyết tâm. Am hiểu về tình hình thế giới, nắm vững công nghệ cũng cần coi là 1 tiêu chuẩn đối với lãnh đạo hiện nay.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với người lãnh đạo phải biết dùng người tài, hơn là thế hiện là mình tài. Đây là tiêu chí quan trọng. Người có cương vị lãnh đạo không được hẹp hòi, không ai có thể nói mình là người tài nhất mà luôn luôn nhìn thấy cái tài ở người khác để trọng dụng nhân tài.

Đấy chính là phát huy tài năng vô giá của con người Việt Nam. Khả năng hiếu học, trọng học cũng là tài nguyên lớn. Khi mình có vị trí mà mình chỉ cho mình là người tài, không dùng người tài khác thì rất nguy hiểm.

Những điều này có thể không quy định ở đâu nhưng kì vọng của giới trí thức thì người lãnh đạo phải có những tiêu chuẩn như vậy. Trong muôn vàn tài nguyên thì tài năng là tài nguyên số một. Cái tài năng quý nhất trong tất cả các tài năng là tài dùng người tài. Tôi hy vọng những đại biểu được lựa chọn trong kỳ bầu cử này sẽ là những người có phẩm chất như thế.

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV: Sẵn sàng cho Ngày hội non sông
Nét mới tại kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam
Cử tri huyện Vĩnh Tường và TP Vĩnh Yên ủng hộ các biện pháp chống dịch Covid-19 quyết liệt của tỉnh Vĩnh Phúc
Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia: Đã chuẩn bị sẵn sàng cho Ngày Bầu cử 23/5/2021
Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp: Một số nội dung lưu ý về quyền bầu cử của cử tri

GS.TSKH.NGND VŨ MINH GIANG

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng được nâng cao.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động