Bầu cử Mỹ 2020: 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông Joe Biden

Nhã Anh
TGVN. Chưa công bố cụ thể nhưng 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông Joe Biden dường như đã được định hình qua chiến dịch tranh cử cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thậm chí còn nổi tiếng ở nước ngoài hơn cả tại Mỹ. (Nguồn: NYT)
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thậm chí còn nổi tiếng ở nước ngoài hơn cả tại Mỹ. (Nguồn: NYT)

Anne Hidalgo, nữ Thị trưởng đầu tiên của Paris, đã định hình ngắn gọn phản ứng của toàn thế giới đối với kết quả bầu cử Mỹ trên Twitter: “Chào mừng nước Mỹ trở lại”.

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden thậm chí còn nổi tiếng ở nước ngoài hơn cả tại Mỹ, một phần là do thâm niên làm chính trị, ngoại giao của ông. Từ lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện năm 1972 cho đến khi trở thành Phó Tổng thống vào năm 2009, ông Biden hai lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nhiều lần tới các điểm nóng xung đột, các khu vực thiên tai và gặp gỡ hàng trăm nhà lãnh đạo nước ngoài.

“Chắc chắn, nếu trở thành Tổng thống Mỹ, ông Biden sẽ là vị Tổng thống thông thạo nhất trong quá trình xây dựng chính sách đối ngoại. Không ai có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại như ông ấy”, theo ông Douglas Brinkley, nhà nghiên cứu lịch sử tổng thống Mỹ thuộc Đại học Rice.

Sử gia Brinkley cho rằng, với tình hình chính trị nước Mỹ hiện tại, đặc biệt là nếu đảng Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Thượng viện, ông Biden có thể có tác động đến đối ngoại nhiều hơn là đối nội.

“Ông Biden sẽ gặp nhiều hạn chế với những chính sách trong nước, nhưng ông ấy có cơ hội trở thành một trong những nhà lãnh đạo đối ngoại vĩ đại nhất trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang dang rộng tay chờ đón”, ông Brinkley dự báo. “Ông ấy sẽ được coi như một vị anh hùng ở châu Âu và châu Á”, chuyên gia thuộc Đại học Rice nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, mặc dù ông Biden chưa công bố cụ thể chính sách đối ngoại đầy đủ nhưng 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông đã được định hình thông qua chiến dịch tranh cử.

Trụ cột đầu tiên là mối quan hệ với phương Tây sẽ trở lại.

Nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Biden sẽ là tạo sức sống trở lại cho liên minh xuyên Đại Tây Dương. Đây cũng là điều mà châu Âu mong đợi, đặc biệt là trong bối cảnh Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Học thuyết “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đang vận hành đã làm suy yếu một liên minh mà trong nhiều thập kỷ là một công cụ toàn cầu mạnh mẽ nhất của Washington.

Bình luận về tương lai hợp tác Mỹ-EU, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tweet: "Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm để vượt qua những thách thức của ngày hôm nay”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ hy vọng: "Hãy làm việc cùng nhau! Chúng tôi muốn cùng hợp tác cho một khởi đầu xuyên Đại Tây Dương mới, một thỏa thuận mới”.

Trụ cột thứ hai là tập hợp lực lượng, đặc biệt trong việc san sẻ các mối nguy cơ.

Ông Biden được cho là sẽ sớm tích cực sửa chữa quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất thế giới, đại diện cho gần 1 tỷ người. Nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Biden chắc chắn sẽ thúc đẩy để thích ứng và mở rộng sứ mệnh của NATO đối với những thách thức của thế kỷ XXI như công nghệ quân sự và an ninh mạng.

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhiệt liệt hoan nghênh kết quả bầu cử Mỹ và bày tỏ hy vọng: “Chúng ta cần sức mạnh tập thể này để đối phó với nhiều thách thức đang phải đối mặt, bao gồm một nước Nga quyết đoán hơn, khủng bố quốc tế, các mối đe dọa an ninh mạng, tên lửa và sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Trụ cột thứ ba bắt nguồn từ niềm tin của ông Biden vào các hiệp ước và thể chế quốc tế.

Ông Biden có thể sẽ gia nhập lại các hiệp định mà Tổng thống Trump đã từ bỏ.

Theo một cố vấn về chính sách đối ngoại của ông Biden, nằm trong những kế hoạch đầu tiên của ông Biden là việc trở lại Thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu và hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để định hình phản ứng toàn cầu mạnh mẽ hơn đối với đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, ông Biden có thể gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New Start) với Nga, vốn sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.

Ngoài ra, dự kiến ông Biden sẽ cùng làm việc với Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc để củng cố thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết vào năm 2015 và Mỹ đã rút lui vào năm 2018.

Ông Biden là một người theo chủ nghĩa toàn cầu muốn nước Mỹ là trung tâm trong mọi vấn đề. (Nguồn: Getty Images)
Ông Biden là một người theo chủ nghĩa toàn cầu muốn nước Mỹ là trung tâm trong mọi vấn đề. (Nguồn: Getty Images)

Trụ cột thứ tư được xây dựng liên quan đến vấn đề nhân quyền.

Ông Biden từng cam kết khôi phục vai trò của Mỹ với tư cách là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới, đánh giá các quốc gia dựa trên hồ sơ về các vấn đề nhân quyền của họ.

Tuy nhiên, ông Biden sẽ phải cân nhắc giữa việc đấu tranh cho các vấn đề nhân quyền ở các nước và đối trọng với sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền của ông sẽ phải đạt được tiến bộ trong nước về các vấn đề chủng tộc để đạt được uy tín trong việc thúc đẩy nhân quyền ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Trụ cột thứ năm là cứng rắn đối với các chế độ độc tài.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Biden đã công khai cảnh báo những lãnh đạo chuyên quyền rằng ông sẽ có một thái độ khác so với ông Trump trước đây.

Ông Biden từng công khai phê phán Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi vì đã bắt giữ, tra tấn và lưu đày những người bất đồng chính kiến. “Sẽ không còn chỗ cho nhà độc tài yêu thích của ông Trump”, ông Biden đã tweet hồi tháng 7.

Với Nga, ông Biden tuy có lời lẽ cứng rắn nhưng người Nga nhận ra rằng chính quyền của ông Biden sẽ sẵn sàng khôi phục các kênh ngoại giao truyền thống đã bị gián đoạn dưới thời ông Trump.

Angela Stent, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu, Nga và Đông Âu tại Đại học Georgetown, nhận định: "Ông Biden sẽ dễ đoán định hơn, ngay cả khi ông ấy áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt và nhấn mạnh nhiều hơn đến nhân quyền và dân chủ”.

Trụ cột thứ sáu là sự đề cao vai trò của các quốc gia vừa và nhỏ.

Nhiều quốc gia vừa và nhỏ trên khắp năm châu đang mong chờ ông Biden sẽ thể hiện sự quan tâm tới họ. Ông Biden sẽ không coi châu Phi là lục địa của “những quốc gia đáng sợ” như Tổng thống Trump từng nói. Đại diện đảng Dân chủ đã đến châu Phi nhiều lần, điều mà ông Trump chưa từng làm với tư cách là Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ của mình.

Trụ cột cuối cùng, ông Biden là một người theo chủ nghĩa toàn cầu muốn nước Mỹ là trung tâm trong mọi vấn đề từ đại dịch đến phục hồi kinh tế trên toàn thế giới và chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, ông Biden sẽ phải đối mặt với một thách thức đang đặt ra là thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng nước Mỹ vẫn xứng đáng với sức mạnh mà nó từng mang lại.

“Trong các diễn đàn quốc tế, một câu hỏi chưa có lời đáp đang đặt ra là liệu Mỹ có đang trượt dài trong cuộc đua toàn cầu hay không”, Kurt Campbell, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch Asia Group, cho biết trong một sự kiện trực tiếp về an ninh Mỹ trong tuần này.

Theo Robin Niblett, Giám đốc Viện nghiên cứu Chatham House tại London, chính quyền của ông Biden trong tương lai cần triệu tập ý chí, sức mạnh, sự lanh lẹ của mình để khẳng định rằng Mỹ vẫn có thể, đang và sẽ đóng một vai trò hàng đầu.

Chính sách lâu dài của Mỹ đòi hỏi sự ủng hộ của Quốc hội, các hiệp ước nước ngoài cần sự phê chuẩn của Thượng viện để các Tổng thống Mỹ tương lai không thể từ bỏ chúng như ông Trump làm từng với thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Các đồng minh của Mỹ hy vọng rằng kinh nghiệm lập pháp tốt hơn của ông Biden sẽ giúp ông xây dựng các chính sách đối ngoại cũng như đối nội lâu dài hơn”, ông Niblett nói.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Thành công tốt đẹp với số lượng kỷ lục các diễn giả

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Thành công tốt đẹp với số lượng kỷ lục các diễn giả

TGVN. Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề "Duy trì hòa bình và hợp tác trong bối ...

Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle: EU ủng hộ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông

Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle: EU ủng hộ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông

TGVN. Tham dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12, Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle, Cố vấn Quân sự Chính trị Cao ...

Truyền thông - 'Nét bút' định hình dư luận ở Biển Đông

Truyền thông - 'Nét bút' định hình dư luận ở Biển Đông

TGVN. Tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12, lần đầu tiên các nhà báo được mời tham gia với tư cách ...

(theo The New Yorker)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

XSHCM 11/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 11/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 11/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 11/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 11/5/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 11/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 11/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 11/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 11/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 11/5 - Vietlott Power 11/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 11/5/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 11/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 11/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 11/5/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 11 ...
XSLA 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 11/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 11/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 11/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 11/5/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 11/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 11/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 11/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 11/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 11/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 11 ...
Trao Huân chương Hữu nghị  tặng Hạ nghị sĩ Grzegorz Bernard Napieralski, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam

Trao Huân chương Hữu nghị tặng Hạ nghị sĩ Grzegorz Bernard Napieralski, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam

Phần thưởng cao quý là sự ghi nhận của Nhà nước Việt Nam đối với những đóng góp của cá nhân Chủ tịch Grzegorz Napieralski và Nhóm Nghị sĩ hữu ...
Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Philippines kêu gọi trục xuất nhà ngoại giao Trung Quốc, LHQ cảnh báo hoạt động viện trợ phải dừng lại tại Dải Gaza, Cuba tố Mỹ bảo vệ khủng bố trên lãnh thổ...
Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Bộ Quốc phòng Malaysia đã ký tổng cộng 40 thỏa thuận và 4 ý định thư, với tổng số tiền lên tới hơn 1,89 tỷ USD tại các Triển lãm vừa diễn ra.
Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Duma quốc gia (Hạ viện Nga) sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các ứng cử viên thủ tướng, phó thủ tướng và đa số bộ trưởng.
Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ coi ngoại giao và đối thoại với Triều Tiên là phương thức khả thi duy nhất đạt được hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel tại Nga khẳng định việc đối thoại giữa hai nước rất quan trọng, bao gồm cả những vấn đề mà các bên 'hoàn toàn không nhất trí'.
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động