Nhỏ Bình thường Lớn

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?

TGVN. Nếu đắc cử, ứng viên Joe Biden có khả năng 'xoay trục' sang Đông Nam Á với các chính sách bình tĩnh và nhất quán hơn so với thời ông Trump.

Đông Nam Á được coi là một trong những khu vực trọng điểm mà Mỹ đang muốn đẩy mạnh ảnh hưởng trong tương lai. Chính vì vậy, dù ông Trump hay ông Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 tới đây, họ cũng sẽ có những thay đổi nhất định về cách tiếp cận tại khu vực này.

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden được nhận định sẽ có những chính sách ôn hoà hơn tại Đông Nam Á. (Nguồn: Getty Images)

Các chính sách về đối ngoại mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thực hiện tại Đông Nam Á - khu vực trọng yếu trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đắc cử, liệu chính quyền của ông sẽ thực hiện những chính sách khu vực khác biệt so với những gì ông Trump từng làm?

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2020: Nga Bầu cử Mỹ 2020: Nga 'nghiêng' về ứng cử viên Trump hay Biden?

Những nhà phân tích và quan sát tin rằng, chiến thắng của ông Biden sẽ báo hiệu sự chuyển biến đáng kể dành cho Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả sự tương đồng và khác biệt so với thời ông còn là Phó tổng thống dưới quyền cựu Tổng thống Obama.

Dấu ấn của ông Trump tại Đông Nam Á

Thương mại tổng thể của Mỹ với Đông Nam Á hiện đang cao hơn so với thời điểm Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1/2017. Thế nhưng, thặng dư thương mại giữa Mỹ và một số quốc gia trong khu vực cũng đang tăng dần.

Kể từ năm ngoái, chính quyền của ông Trump đã đưa ra 2 sáng kiến mới có thể "bơm" hàng trăm triệu USD đầu tư vào Đông Nam Á nhằm giúp khu vực này có một sự lựa chọn khác ngoài Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc và giúp các quốc gia tránh khỏi nguy cơ dính "bẫy nợ".

Năm 2017, các chuyên gia từng dự đoán, các quan chức cấp cao dưới quyền ông Trump sẽ không có nhiều chuyến thăm thường xuyên đến khu vực như thời ông Obama. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence từng có chuyến thăm Đông Nam Á nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2017 và đích thân Tổng thống Trump cũng xuất hiện vào năm 2018.

Ông Trump cũng đã dành sự tin tưởng cho khu vực khi chọn Singapore và Việt Nam để tổ chức cuộc đàm phán hòa bình giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 27/2/2019. (Nguồn: AFP)

Năm 2019, Mỹ thành lập Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ - một tổ chức tài chính phát triển với số vốn là 60 tỷ USD. Điều này có thể thay đổi đáng kể động lực “địa kinh tế” của khu vực Đông Nam Á nếu Mỹ triển khai chiến lược này để cạnh tranh với các khoản đầu tư và viện trợ của Trung Quốc trong khu vực.

Mặc dù Trung Quốc thường công bố các khoản viện trợ lớn và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả khoản đầu tư 26 tỷ USD cho Philippines nhưng nước này thường không theo kịp với mức giải ngân thực tế.

Ông Trump đã tìm cách khai thác các "lỗ hổng" khác của Trung Quốc trong khu vực này. Vào tháng 9, Washington đã khởi động Sáng kiến ​​hạ lưu sông Mekong mới, nhằm cạnh tranh với Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương do Trung Quốc khởi xướng tại khu vực Đông Nam Á.

Các nỗ lực ngoại giao song song của Mỹ được cho là đã hạ thấp vai trò của Trung Quốc trong việc xây dựng đập sông Mekong và các tác động tiêu cực đến hạ lưu của con sông này.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ông Trump cũng nhận được những phản ứng tích cực tại khu vực Đông Nam Á, nhất là khi Mỹ rút khỏi TPP vào tháng 1/2017. Đây là hiệp ước thương mại được thiết lập dưới thời ông Obama với sự tham gia của Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam cùng các quốc gia châu Á khác trong đó có cả Nhật Bản. Hiệp ước đã được ông Obama "thiết kế" nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.

Dù rút khỏi TPP nhưng ông Trump đã “ghi điểm” với khu vực bằng cách riêng của mình. Đó là đưa ra Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thay thế Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của ông Obama vào tháng 11/2017.

Về bản chất, chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương do ông Trump và ông Obama khởi xướng đều dựa trên những cân nhắc chiến lược địa chính trị của các nước ở châu Á và Đông Nam Á.

Nhưng trên thực tế, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ông Trump thiên về cạnh tranh chiến lược toàn diện để kiềm chế Trung Quốc, thay vì triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước châu Á.

Kỳ vọng ở ông Biden

Vẫn chưa rõ, nếu giành chiến thắng, liệu cựu Phó Tổng thống Joe Biden có dự định đảo ngược các chính sách và sáng kiến của chính quyền Trump tại Đông Nam Á hay không?

Hiện nay, lưỡng đảng tại Washington vẫn giữ vững quan điểm và lập trường chống Trung Quốc mạnh mẽ. Tuy vậy, ông Biden được dự đoán sẽ có một cách tiếp cận vấn đề tinh tế hơn và xoa dịu những chính sách có phần thô ráp của ông Trump.

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?
Liệu ông Biden có vượt qua được 'cái bóng' của cựu Tổng thống Barack Obama?. (Nguồn: Asia Times)

Jake Sullivan, một trong những cố vấn đối ngoại hàng đầu của ông Biden, gần đây nhận định: "Ông Trump đã làm xáo trộn mọi thứ ở một mức độ nhất định. Việc ông ấy mô tả và đóng khung các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ khiến chúng ta phải suy tính nghiêm túc hơn".

Việc ông Biden tiếp tục các chính sách của ông Trump có thể phù hợp với một số nước ở Đông Nam Á. Các nhà quan sát khu vực cho rằng, một nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden ít nhất sẽ đem lại tình hình ôn hòa và nhất quán hơn từ Nhà Trắng.

Đổi lại, điều đó sẽ giúp các quốc gia ở Đông Nam Á có khoảng thời gian yên bình để tiếp tục hoạch định chính sách dài hạn, bao gồm cả việc định vị bản thân trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh về ảnh hưởng trong khu vực.

Với tuổi đời và kinh nghiệm ngoại giao của mình, ông Biden có thể sẽ điều hành chính quyền một cách tận tâm hơn, giúp các nhà ngoại giao Mỹ chuyên về khu vực Đông Nam Á có nhiều quyền lợi và phần nào đó là tự do hơn trong việc nghiên cứu và thực hiện các chính sách đối ngoại.

Nhóm nghiên cứu châu Á hiện tại của ông Biden đã phát đi tín hiệu rằng, ông sẽ xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ chú trọng hơn đến Đông Nam Á trong tương lai.

"Nếu là tổng thống, ông Biden sẽ xuất hiện và tham gia với ASEAN trong các vấn đề quan trọng", ông Anthony Blinken, cố vấn cấp cao của ông Biden cho hay.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, ông Biden có thể gợi lại những ký ức “không mấy thoải mái” về những động thái mềm mỏng đối với Bắc Kinh của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama.

Vì vậy, dù ai có đắc cử, Mỹ vẫn sẽ cần phải có những thay đổi chính sách đối ngoại phù hợp với lợi ích của quốc gia, trong đó vẫn tập trung nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương và lấy Đông Nam Á làm chủ đạo.

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden tăng tốc đua nước rút

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden tăng tốc đua nước rút

TGVN. Với việc chỉ còn 3 ngày nữa là đến ngày bầu cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dồn toàn bộ sự tập trung ...

Trắc nghiệm Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Bạn biết gì về nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump?

Trắc nghiệm Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Bạn biết gì về nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump?

TGVN. Bạn biết gì về nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm để hiểu hơn những ...

Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump hay Biden sẽ 'sửa chữa' chính sách đối ngoại của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump hay Biden sẽ 'sửa chữa' chính sách đối ngoại của nước Mỹ?

TGVN. Theo Tạp chí Mỹ National Interest, chính sách đối ngoại của Mỹ trong hơn 2 thập kỷ qua là một sự thất bại không ...

(theo Asia Times)

Tin cũ hơn

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị... Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ? Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng? Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?