Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?

Ngọc Trâm
TGVN. Nếu đắc cử, ứng viên Joe Biden có khả năng 'xoay trục' sang Đông Nam Á với các chính sách bình tĩnh và nhất quán hơn so với thời ông Trump.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đông Nam Á được coi là một trong những khu vực trọng điểm mà Mỹ đang muốn đẩy mạnh ảnh hưởng trong tương lai. Chính vì vậy, dù ông Trump hay ông Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 tới đây, họ cũng sẽ có những thay đổi nhất định về cách tiếp cận tại khu vực này.

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden được nhận định sẽ có những chính sách ôn hoà hơn tại Đông Nam Á. (Nguồn: Getty Images)

Các chính sách về đối ngoại mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thực hiện tại Đông Nam Á - khu vực trọng yếu trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đắc cử, liệu chính quyền của ông sẽ thực hiện những chính sách khu vực khác biệt so với những gì ông Trump từng làm?

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2020: Nga Bầu cử Mỹ 2020: Nga 'nghiêng' về ứng cử viên Trump hay Biden?

Những nhà phân tích và quan sát tin rằng, chiến thắng của ông Biden sẽ báo hiệu sự chuyển biến đáng kể dành cho Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả sự tương đồng và khác biệt so với thời ông còn là Phó tổng thống dưới quyền cựu Tổng thống Obama.

Dấu ấn của ông Trump tại Đông Nam Á

Thương mại tổng thể của Mỹ với Đông Nam Á hiện đang cao hơn so với thời điểm Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1/2017. Thế nhưng, thặng dư thương mại giữa Mỹ và một số quốc gia trong khu vực cũng đang tăng dần.

Kể từ năm ngoái, chính quyền của ông Trump đã đưa ra 2 sáng kiến mới có thể "bơm" hàng trăm triệu USD đầu tư vào Đông Nam Á nhằm giúp khu vực này có một sự lựa chọn khác ngoài Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc và giúp các quốc gia tránh khỏi nguy cơ dính "bẫy nợ".

Năm 2017, các chuyên gia từng dự đoán, các quan chức cấp cao dưới quyền ông Trump sẽ không có nhiều chuyến thăm thường xuyên đến khu vực như thời ông Obama. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence từng có chuyến thăm Đông Nam Á nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2017 và đích thân Tổng thống Trump cũng xuất hiện vào năm 2018.

Ông Trump cũng đã dành sự tin tưởng cho khu vực khi chọn Singapore và Việt Nam để tổ chức cuộc đàm phán hòa bình giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 27/2/2019. (Nguồn: AFP)

Năm 2019, Mỹ thành lập Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ - một tổ chức tài chính phát triển với số vốn là 60 tỷ USD. Điều này có thể thay đổi đáng kể động lực “địa kinh tế” của khu vực Đông Nam Á nếu Mỹ triển khai chiến lược này để cạnh tranh với các khoản đầu tư và viện trợ của Trung Quốc trong khu vực.

Mặc dù Trung Quốc thường công bố các khoản viện trợ lớn và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả khoản đầu tư 26 tỷ USD cho Philippines nhưng nước này thường không theo kịp với mức giải ngân thực tế.

Ông Trump đã tìm cách khai thác các "lỗ hổng" khác của Trung Quốc trong khu vực này. Vào tháng 9, Washington đã khởi động Sáng kiến ​​hạ lưu sông Mekong mới, nhằm cạnh tranh với Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương do Trung Quốc khởi xướng tại khu vực Đông Nam Á.

Các nỗ lực ngoại giao song song của Mỹ được cho là đã hạ thấp vai trò của Trung Quốc trong việc xây dựng đập sông Mekong và các tác động tiêu cực đến hạ lưu của con sông này.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ông Trump cũng nhận được những phản ứng tích cực tại khu vực Đông Nam Á, nhất là khi Mỹ rút khỏi TPP vào tháng 1/2017. Đây là hiệp ước thương mại được thiết lập dưới thời ông Obama với sự tham gia của Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam cùng các quốc gia châu Á khác trong đó có cả Nhật Bản. Hiệp ước đã được ông Obama "thiết kế" nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.

Dù rút khỏi TPP nhưng ông Trump đã “ghi điểm” với khu vực bằng cách riêng của mình. Đó là đưa ra Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thay thế Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của ông Obama vào tháng 11/2017.

Về bản chất, chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương do ông Trump và ông Obama khởi xướng đều dựa trên những cân nhắc chiến lược địa chính trị của các nước ở châu Á và Đông Nam Á.

Nhưng trên thực tế, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ông Trump thiên về cạnh tranh chiến lược toàn diện để kiềm chế Trung Quốc, thay vì triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước châu Á.

Kỳ vọng ở ông Biden

Vẫn chưa rõ, nếu giành chiến thắng, liệu cựu Phó Tổng thống Joe Biden có dự định đảo ngược các chính sách và sáng kiến của chính quyền Trump tại Đông Nam Á hay không?

Hiện nay, lưỡng đảng tại Washington vẫn giữ vững quan điểm và lập trường chống Trung Quốc mạnh mẽ. Tuy vậy, ông Biden được dự đoán sẽ có một cách tiếp cận vấn đề tinh tế hơn và xoa dịu những chính sách có phần thô ráp của ông Trump.

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?
Liệu ông Biden có vượt qua được 'cái bóng' của cựu Tổng thống Barack Obama?. (Nguồn: Asia Times)

Jake Sullivan, một trong những cố vấn đối ngoại hàng đầu của ông Biden, gần đây nhận định: "Ông Trump đã làm xáo trộn mọi thứ ở một mức độ nhất định. Việc ông ấy mô tả và đóng khung các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ khiến chúng ta phải suy tính nghiêm túc hơn".

Việc ông Biden tiếp tục các chính sách của ông Trump có thể phù hợp với một số nước ở Đông Nam Á. Các nhà quan sát khu vực cho rằng, một nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden ít nhất sẽ đem lại tình hình ôn hòa và nhất quán hơn từ Nhà Trắng.

Đổi lại, điều đó sẽ giúp các quốc gia ở Đông Nam Á có khoảng thời gian yên bình để tiếp tục hoạch định chính sách dài hạn, bao gồm cả việc định vị bản thân trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh về ảnh hưởng trong khu vực.

Với tuổi đời và kinh nghiệm ngoại giao của mình, ông Biden có thể sẽ điều hành chính quyền một cách tận tâm hơn, giúp các nhà ngoại giao Mỹ chuyên về khu vực Đông Nam Á có nhiều quyền lợi và phần nào đó là tự do hơn trong việc nghiên cứu và thực hiện các chính sách đối ngoại.

Nhóm nghiên cứu châu Á hiện tại của ông Biden đã phát đi tín hiệu rằng, ông sẽ xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ chú trọng hơn đến Đông Nam Á trong tương lai.

"Nếu là tổng thống, ông Biden sẽ xuất hiện và tham gia với ASEAN trong các vấn đề quan trọng", ông Anthony Blinken, cố vấn cấp cao của ông Biden cho hay.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, ông Biden có thể gợi lại những ký ức “không mấy thoải mái” về những động thái mềm mỏng đối với Bắc Kinh của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama.

Vì vậy, dù ai có đắc cử, Mỹ vẫn sẽ cần phải có những thay đổi chính sách đối ngoại phù hợp với lợi ích của quốc gia, trong đó vẫn tập trung nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương và lấy Đông Nam Á làm chủ đạo.

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden tăng tốc đua nước rút

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden tăng tốc đua nước rút

TGVN. Với việc chỉ còn 3 ngày nữa là đến ngày bầu cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dồn toàn bộ sự tập trung ...

Trắc nghiệm Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Bạn biết gì về nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump?

Trắc nghiệm Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Bạn biết gì về nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump?

TGVN. Bạn biết gì về nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm để hiểu hơn những ...

Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump hay Biden sẽ 'sửa chữa' chính sách đối ngoại của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump hay Biden sẽ 'sửa chữa' chính sách đối ngoại của nước Mỹ?

TGVN. Theo Tạp chí Mỹ National Interest, chính sách đối ngoại của Mỹ trong hơn 2 thập kỷ qua là một sự thất bại không ...

(theo Asia Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Mách bạn cách phóng to chủ thể trong ảnh trên Samsung

Mách bạn cách phóng to chủ thể trong ảnh trên Samsung

Giờ đây, người dùng Samsung có thể thoải mái chỉnh sửa kích thước của một chủ thể trong ảnh cực nhanh mà không cần dùng đến Photoshop. Cùng khám phá ...
Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Lịch thi đấu V-League vòng 16 mùa giải 2023/24: CAHN vs Nam Định, SLNA vs Hà Nội, Thanh Hóa vs Bình Định

Lịch thi đấu V-League vòng 16 mùa giải 2023/24: CAHN vs Nam Định, SLNA vs Hà Nội, Thanh Hóa vs Bình Định

Lịch thi đấu V-League - Lịch thi đấu vòng 16 V-League mùa giải 2023/24, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động