Bầu cử Mỹ 2020: Những di sản đáng giá có khiến ông Trump được lựa chọn?

Hiền Thu
TGVN. Trong nhiệm kỳ 4 năm, Tổng thống Trump đã có nhiều chính sách giải tỏa được tâm lý của người Mỹ, những 'di sản' này có thể giúp họ lựa chọn ông trong cuộc bầu cử Mỹ 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
chinh-thuc-tuyen-bo-rut-hon-13-quan-khoi-duc-tong-thong-trump-my-khong-con-kho-khao
Tổng thống Trump có nhiều chính sách giải tỏa được tâm lý của người Mỹ, khiến cử tri lựa chọn ông trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. (Nguồn: AP)

Điều chỉ ông Trump làm được

Đối với những người ủng hộ chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên”, những người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế và đồng tình với các quy định siết chặt nhập cư, việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử là điều hiển nhiên, dù rằng quá trình triển khai những thay đổi chính sách mà ông thúc đẩy đã trải qua quá nhiều gập ghềnh không đáng có.

Với những người vẫn còn hoài nghi và những người Mỹ chưa có quyết định cuối cùng, có thể có 3 lý do chính đáng để bỏ phiếu cho ông Trump.

Thứ nhất, với cuộc cải tổ thương mại và chính sách nhập cư, cùng các biện pháp cắt giảm thuế và nới lỏng quy định, có vẻ như nhà lãnh đạo đương nhiệm đã triển khai một loạt chính sách vừa để đảm bảo cải thiện sức cạnh tranh về kinh tế và công nghệ cho Mỹ, vừa xây dựng sự ủng hộ lưỡng đảng cần thiết cho những mục tiêu này.

Trong những năm dưới thời Tổng thống Trump, nhiều chính sách thực tế hơn đã cho thấy tiềm năng thúc đẩy các doanh nghiệp, nhất là những nhà sản xuất nội địa.

Lý do thứ hai vốn thường bị quên lãng khi người ta nói về việc vì sao nên bầu cho ông Trump nằm ở phía đảng Dân chủ và những người bài xích nhà lãnh đạo này.

Từ khi ông Trump tuyên bố ý định tranh cử vào năm 2015, nhiều người Mỹ đã phản đối ông trước tất cả đề xuất nhằm hóa giải các khúc mắc kinh tế và xã hội. Những điều trên thực tế đã giúp ông Trump xây dựng nền tảng và một lực lượng chính trị lớn mạnh.

Khi ông Trump đắc cử, những "kẻ thù" của ông đã nhận được những bài học đúng đắn.

Thứ ba, một thực tế đầy đau đớn từ cái chết của người đàn ông da màu George Floyd dưới sự trấn áp của các sỹ quan cảnh sát Minneapolis, sự kiêu ngạo, cứng rắn và quan trọng hơn là thiếu khoan dung đã trở thành một đặc tính mới của rất nhiều người thuộc lực lượng Dân chủ, tự do và tiến bộ.

Nếu ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử lần này, sẽ không còn lực lượng hay thể chế nào đủ sức chống lại xu hướng này.

Chắc chắn, nếu quay ngược về thời điểm năm 2015, hầu hết những người ủng hộ ông Trump bây giờ sẽ không chọn ông làm lựa chọn đầu tiên cho vị trí tổng thống.

Song rõ ràng rằng không một chính trị gia nào ở thời điểm đó có được nhận thức sâu sắc rằng điều mà nước Mỹ cần là một sự cải tổ chính sách trên rất nhiều khía cạnh, và cũng không ai có quyết tâm dấn thân vào những rắc rối đó hay có khả năng truyền cảm hứng và thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ như ông Trump.

Ở thời điểm hiện tại, và có lẽ là còn quan trọng hơn, ông Trump là nhà lãnh đạo quốc gia duy nhất sẵn sàng và có thể huy động lực lượng đủ để không chỉ chống lại “chủ nghĩa thức tỉnh”, một làn sóng bị kích động với tư tưởng cho rằng sự phân biệt chủng tộc tại Mỹ chưa bao giờ chấm dứt mà chỉ được ngụy trang dưới hình thức cảm thông và khoan dung, mà còn mang lại những thực tế nào đó của một nền chính trị mang tính đại diện và có trách nhiệm cho người Mỹ.

Một "di sản" được nối dài

Trong bối cảnh chính quyền Trump đang bước vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, sẽ có hàng loạt cuộc mổ xẻ về chính sách ngoại giao mà họ đã vạch ra và những điều đáng kể nhất trong số các bước đi này.

Một số người sẽ có lý khi nhắc đến việc Tổng thống Donald Trump đã không khởi động bất cứ cuộc chiến tranh mới nào, đó là một nỗ lực quan trọng. Tình trạng thù địch đã được kiểm soát tương đối. Các thỏa thuận hòa bình khó có thể tưởng tượng nổi trên khắp Trung Đông nhưng ông Trump đã góp phần tạo ra điều đó, mối quan hệ của Israel với các nhà nước Arab đã chứng tỏ những tiến triển chưa từng có này.

Thế nhưng "di sản" đáng kể nhất của ông Trump trong suốt nhiệm kỳ qua là chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Bên cạnh cuộc chiến thương mại, lệnh cấm nhập cư vô nghĩa..., Mỹ còn đang nuôi dưỡng một mối liên minh với Ấn Độ, hướng tới một chiến lược châu Á lớn trong tương lai.

Chiến lược châu Á quan trọng của Mỹ trong tương lai sẽ căn cứ vào hai giả định sau: Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy, và tương xứng với sự trỗi dậy đó sẽ là khát vọng với một vị thế bá chủ khu vực.

Thứ hai, sức mạnh tương đối của Mỹ sẽ tiếp tục suy giảm trong một thế giới có nguy cơ trở nên đa cực, theo đó đòi hỏi một chiến lược trao trả trách nhiệm cho các cường quốc khu vực.

Dù là ai hay đảng nào lên nắm quyền ở Mỹ, các lực lượng trong cơ cấu của Mỹ đều buộc phải thực hiện những động thái này. Bàn cờ cục diện quốc tế đã được bố trí cho một cuộc chơi lâu dài.

Trong tất cả những lời nói của ông Trump về một sự quay trở lại với tình trạng cạnh tranh siêu cường, việc ông ủng hộ một liên minh với Ấn Độ và nhiều quốc gia đồng minh khác, giống như một tuyên bố đầu tiên nhằm chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy, sẽ là "di sản" của ông.

Chiến lược này có thể sẽ được tiếp tục ngay cả khi ứng cử viên Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ.

Bầu cử Mỹ 2020: Doanh nhân Anh đặt cược kỷ lục chưa từng có cho ông Trump thắng cử

Bầu cử Mỹ 2020: Doanh nhân Anh đặt cược kỷ lục chưa từng có cho ông Trump thắng cử

TGVN. Một doanh nhân giấu tên ở Anh được cho đã bỏ ra khoản tiền kỷ lục lên tới 5 triệu USD để đặt cược ...

Bầu cử Mỹ 2020: Ông trùm sòng bạc 'chống lưng' cho Tổng thống Trump là ai?

Bầu cử Mỹ 2020: Ông trùm sòng bạc 'chống lưng' cho Tổng thống Trump là ai?

TGVN. Ông chủ sòng bạc Sheldon Adelson ước tính sẽ ủng hộ 250 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump. Đây ...

Bầu cử Mỹ 2020: 'Chiến trường' khốc liệt trước giờ G, Tổng thống Trump tự tin, ứng viên phó tướng 'xung trận'

Bầu cử Mỹ 2020: 'Chiến trường' khốc liệt trước giờ G, Tổng thống Trump tự tin, ứng viên phó tướng 'xung trận'

TGVN. Chưa đầy 1 ngày nữa sẽ diễn ra ngày bầu cử Mỹ 2020, tại các bang chiến địa, hai ứng viên Tổng thống Donald ...

(theo National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động