Ông Trump phát biểu tại phòng họp báo ở Nhà Trắng ngày 5/11. (Nguồn: AFP) |
Bên trong trụ sở chiến dịch tranh cử của ông Trump vào sáng thứ Sáu (6/11), một thực tế đau đớn bao trùm khắp các gian phòng.
Trong khi các quan chức cấp cao của chiến dịch tranh cử thảo luận với luật sư về các lựa chọn pháp lý mà Tổng thống Donald Trump có thể dùng đến khi đối thủ của ông đang tiến gần sát con số 270 phiếu đại cử tri cần thiết, nhiều người tại văn phòng ở Virginia lại tự hỏi, đến khi nào và liệu rằng ứng cử viên của mình có thể nhượng bộ.
Đương kim Tổng thống - người hiện đang có 214 phiếu đại cử tri, đã từ chối chấp nhận khả năng thua cuộc trong cuộc bầu cử và dự định tiến hành một cuộc chiến pháp lý chưa từng có trong một kỳ tranh cử Tổng thống kể từ năm 2000.
Nhưng bên trong khán phòng, sự chấp nhận dường như đã chiếm ưu thế.
Tin liên quan |
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Năm điểm nhấn trong cuộc chạy đua lịch sử |
Nỗ lực tuyệt vọng
“Trừ khi phát hiện một trường hợp gian lận cử tri rất lớn hoặc một điều gì đó nghiêm trọng, nhưng nó đã qua một ngày. Hầu hết mọi người đều nhận thức được điều đó. Một số người mất nhiều thời gian hơn để chấp nhận thực tế này. Rất nhiều người chỉ ngồi và nhìn chằm chằm vào bàn của mình”, một quan chức cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống cay đắng thừa nhận.
“Cảm giác là chúng tôi đã thua”, một cựu trợ lý của ông Trump nói thêm, người vào đêm bầu cử và những ngày sau đó, từng nghĩ rằng đương kim Tổng thống sẽ chiến thắng.
Ông này cũng cho rằng chính sự thay đổi quy tắc bỏ phiếu do tác động của đại dịch Covid-19 đã “ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực tái cử của Tổng thống”, nhưng cho biết “đương kim Tổng thống không còn con đường khả thi để chiến thắng”.
“Đó là một trận chiến khó khăn”, cựu trợ lý này cho hay.
Số lượng những người tin tưởng vào Tổng thống Trump đang giảm dần, đặc biệt là trong giờ phút quan trọng đối với di sản 4 năm cầm quyền của ông. Đây cũng là điều mà các đồng minh lo ngại sẽ bị “hoen mờ” nếu Tổng thống gây sức ép quá lâu với một cuộc chiến tại tòa án khiến nước Mỹ rơi vào một khủng hoảng chính trị và không mang lại kết quả mong muốn.
Chỉ một số nhỏ trong số những người ủng hộ thân cận - cụ thể là cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani và các cố vấn Corey Lewandowski hay David Bossie, kiên quyết khuyến khích ông Trump không nhượng bộ.
Bầu không khí ảm đạm bao trùm hoạt động tranh cử của ông Trump đã đạt đến một cấp độ mới sau khi Tổng thống triệu tập một cuộc họp báo vào phút cuối từ phòng họp của Nhà Trắng để tuyên bố rằng ông đã thắng cuộc bầu cử năm 2020 và tiếp tục khuếch đại những cáo buộc cuộc bầu cử năm nay có "gian lận" mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.
Động thái này xuất hiện ngay sau khi ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden liên tục dẫn đầu ở 2 bang Pennsylvania và Georgia, mở rộng cửa cho ông trên con đường trở thành tổng thống cũng như sự thôi thúc từ phía các đồng minh hàng đầu yêu cầu cung cấp các bằng chứng hợp pháp về hành vi gian lận bầu cử.
“Nếu ông ấy định nói những điều đó từ phía sau bục phát biểu tại Nhà Trắng thì đó là quyền của ông ấy, ông ấy có quyền theo đuổi hành động pháp lý. Nhưng hãy cho chúng tôi xem bằng chứng”, cựu Thống đốc bang New Jersey Chris Christie – một đồng minh của ông Trump cho biết hôm 5/11 trên kênh ABC News.
Ông Christie cho rằng, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã thiếu đi một chiến lược pháp lý rõ ràng, sự chỉ đạo từ những người đại diện hàng đầu và các luật sư đảng Cộng hòa đưa ra trong các lần xuất hiện trên truyền hình hay các cuộc họp báo, là lộn xộn và vô tổ chức.
“Một trong những điều mà mọi người đều thấy rõ ở đây là sự thiếu vắng ông Don McGahn (cựu Cố vấn Nhà Trắng và từng là Cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016). Cuộc đua tranh cử kết thúc vào năm 2016 và chưa bao giờ xảy ra bất kỳ tình huống lộn xộn nào vì đã có một chiến lược pháp lý được đặt ra”, ông Chris Christie nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tung mũ lưỡi trai "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" (MAGA) trong một cuộc vận động tranh cử ở Aoca, Pennsylvania, ngày 2/11. (Nguồn: Reuters) |
Ông Trump vẫn khó lòng nhượng bộ
Chiều 6/11, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump Bill Stepien và Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Jared Kushner đã để ông Bossie, một cựu trợ lý của ông Trump và là một đặc vụ kỳ cựu của đảng Cộng hòa đảm nhiệm các nhiệm vụ pháp lý của Tổng thống để xem xét số phiếu bầu ở một số bang chiến trường quan trọng, nơi ông Trump từng thua, thua sít sao hoặc có thể thua.
Trong khi ông Bossie và các trợ lý khác của Tổng thống đã đi khắp các bang Nevada, Georgia, Pennsylvania và Arizona để tìm hiểu về những thách thức pháp lý thì một số đồng minh thân cận nhất của Tổng thống lại mô tả “cuộc chiến pháp lý kéo dài giống như một cuộc tập trận trong vô vọng”.
“Rõ ràng với các bang Georgia và Pennsylvania, có rất nhiều sóng gió đang chờ đợi chúng tôi, nhưng tại thời điểm này, đó là một hoạt động hợp pháp và chúng tôi đang vắt kiệt mọi thứ mà chúng tôi sẵn có”, một cố vấn chiến dịch của ông Trump cho hay.
Tin liên quan |
Kết quả bầu cử Mỹ 2020: 'Đặt cược' vào ông Joe Biden, người dân Mỹ đang mong đợi gì? |
Còn theo một cố vấn khác của chiến dịch, cuộc chiến pháp lý tại tòa án sẽ không có khả năng “xoay chuyển mọi thứ” có lợi cho ông Trump nhưng có thể tạo cơ sở cho sự nhượng bộ cuối cùng của Tổng thống.
Việc miễn cưỡng thừa nhận thất bại - đối với ông Trump có thể là dấu hiệu của sự yếu kém, khiến một số trợ lý của Tổng thống lo ngại về việc chuyển giao quyền lực - quá trình buộc phải tiến hành trước lễ nhậm chức Tổng thống vào tháng 1/2021 và tiến trình này sẽ khó thu được kết quả nếu ông Trump vẫn chú ý đến kết quả bầu cử và số phận các vụ kiện trong chiến dịch của mình.
Một trong những cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ông Trump gợi ý rằng tổng thống có thể từ chối gặp ông Biden và tránh lễ nhậm chức, nhưng điều này sẽ khó có khả năng tác động vào quá trình chuyển giao chính quyền.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã nhiều lần báo hiệu rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài tại tòa án, ngay cả khi ông Biden dẫn đầu hoặc vượt qua ngưỡng 270 phiếu bầu để trở thành tổng thống.
Trong một chiến dịch kêu gọi các nhà tài trợ hàng đầu - chiến dịch được cho là lớn nhất từ trước đến nay - các quan chức cho biết họ cần phải huy động “hàng chục triệu” USD để chi trả cho các khoản chi phí pháp lý sắp tới.
| TGVN. Đảng Cộng hòa cáo buộc, một lỗi phần mềm tại một địa phương của bang Michigan có thể đã khiến ít nhất 6.000 phiếu ... |
| Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Ứng viên Joe Biden tin có thể chiến thắng với hơn 300 phiếu đại cử tri TGVN. Trong bài phát biểu tại bang Delaware, ứng viên Joe Biden nhận định rằng, mình đang trên đà giành chiến thắng cuộc bầu cử ... |
| Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump khuyên đối thủ Biden không 'tuyên bố một cách sai lầm' về chiến thắng TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã khuyên đối thủ Joe Biden không “tuyên bố một cách sai lầm” về chiến thắng trong ... |