Bầu cử Mỹ: Khoảng lặng cần thiết cho Tổng thống Donald Trump

Phan Quân
TGVN. Tranh luận Tổng thống lần hai bị hủy bỏ tạo khoảng lặng cần thiết để ông Donald Trump nghiên cứu đối thủ, đẩy mạnh vận động, chuẩn bị cho bầu cử tháng 11 tới. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 10/10, Ủy ban Tranh luận Tổng thống đã hủy bỏ tranh luận lần hai giữa ông Donald Trump và Joe Biden, sau khi họ đánh tiếng về kế hoạch tham dự các sự kiện khác vào ngày 15/10, trong bối cảnh có tranh cãi về điều kiện tham luận.

Tuy nhiên, theo Ủy ban, cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ lần ba ngày 22/10 tại Đại học Belmont, thành phố Nashville, bang Tennessee vẫn diễn ra như dự kiến. Khi đó, rào cản lớn nhất là sức khỏe của Tổng thống Donald Trump sẽ bị loại bỏ. May mắn thay, quãng thời gian nghỉ này có thể là khoảng lặng cần thiết để ông thu hẹp khoảng cách với ông Joe Biden khi cuộc đua dần khép lại.

Bầu cử Mỹ: Khoảng lặng cần thiết cho Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi vận động tranh cử tại thành phố Johnstown, bang Pennsylvania ngày 12/10. (Nguồn: Reuters)

Nghiên cứu đối thủ

Đầu tiên, một tuần này là không dài, xong đủ để ông Trump có thêm thời gian nghiên cứu sách lược, tìm kiếm để khai thác điểm yếu của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong tranh luận ngày 22/10 tới.

Điều này là đặc biệt quan trọng sau khi cử tri Mỹ phản ứng tiêu cực đối với cuộc tranh luận Tổng thống lần đầu, song lại ít nhiều hưởng ứng màn thảo luận văn minh giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống là đương kim Phó Tổng thống Mike Pence và Thượng Nghị sỹ California Kamala Harris.

Nhiều người cho rằng cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên sa đà vào công kích cá nhân và không giúp cử tri nắm bắt quan điểm của hai ứng cử viên trong các vấn đề quan tâm. Điều này khiến cuộc tranh luận Phó Tổng thống bất ngờ nhận sự quan tâm đặc biệt và may mắn thay, nó đã đáp ứng kỳ vọng của cử tri khi diễn ra một cách trật tự, với hai ứng cử viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong bối cảnh đó, ông Trump có thể xem xét điều chỉnh phù hợp để thực sự khiến cử tri thỏa mãn với phần trình bày, nhất là trong bối cảnh ông đang tỏ ra thua kém về mặt số liệu so với ổng Biden.

Cao thủ không bằng tranh thủ

Quan trọng hơn, đây là khoảng thời gian “vàng” để ông Trump tranh thủ tiến hành các cuộc vận độn tranh cử nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri, thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ ủng hộ với ông Biden.

Đó là lý do tại sao trong phát biểu với truyền thông, ông Trump liên tục khẳng định rằng sức khỏe của mình đã ổn, bản thân đã miễn dịch và sẵn sàng nối lại các hoạt động tranh cử. Ngay khi trở lại Nhà Trắng từ Trung tâm Y tế Quân sự Quốc gia Walter Reed ngày 5/10, ông Trump đã tranh thủ tận dụng khoảnh khắc đó để quay video clip phục vụ chiến dịch tranh cử. Những ngày qua, ông Trump liên tục tới bang Pennsylvania (ngày 12/10) và Michigan (ngày 13/10) vận động tranh cử.

Đây là hai bang dao động có số phiếu đại cử tri lớn (Pennsylvania 26 phiếu, Michigan 16 phiếu), với ảnh hưởng chính trị đặc biệt quan trọng và đều chứng kiến ưu thế về tỷ lệ ủng hộ của ông Biden. Theo khảo sát của The Guardian, ông Biden hiện dẫn ông Trump 6,4% số phiếu ở Pennsylvania; con số này ở Michigan là 7,9%. Tương tự, ông Biden vẫn đang chiếm ưu thế tại các bang dao động có số phiếu đại cử tri lớn như Florida, North Carolina, Arizona và Wisconsin. Tuy nhiên, chênh lệch về tỷ lệ ủng hộ tại các bang này là không nhiều và hoàn toàn có thể thay đổi phút chót nếu có sách lược tranh thủ phù hợp. Đây là điều ông Trump và đội ngũ tranh cử đang cố gắng thực hiện.

Nín thở chờ đợi

Cuối cùng, việc ông Trump và đội ngũ tranh cử cần làm là chờ đợi kết quả cuộc điều trần của ứng cử viên có lập trường bảo thủ Amy Coney Barrett cho vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao, thay cho cố Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Baders Ginsburg qua đời 1 tháng trước. Song việc ông Trump để cử và đẩy nhanh tiến trình bổ nhiệm Thầm phán Tòa án Tối cao đã gặp phải sự phản đối của đảng Dân chủ và ứng cử viên Tổng thống Joe Biden, cho rằng ông đang lạm dụng quyền lực.

Chênh lệch về tỷ lệ ủng hộ tại các bang này là không nhiều và hoàn toàn có thể thay đổi phút chót nếu có sách lược tranh thủ phù hợp. Đây là điều ông Trump và đội ngũ tranh cử đang cố gắng thực hiện.

Tuy nhiên, bà Amy Coney Barrett đã gây ấn tượng tốt sau cuộc điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ tối 13/10 qua. Bà đã khéo né tránh đòn tấn công của ứng cử viên Phó Tổng thống, Thượng Nghị sỹ bang California Kamala Harris, song không ngại bảo vệ quan điểm, thể hiện kiến thức về luật pháp xung quanh vấn đề quan tâm như nạo phá thai hay hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Nếu bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tòa án Tối cao, đây sẽ là chiến thắng cho ông Trump khi bổ nhiệm thành công hai Thẩm phán Tòa án Tối cao trong cùng nhiệm kỳ bất chấp lực cản của đảng Dân chủ, với người trước đó là Thẩm phán Brett Kavanaugh. Quan trọng hơn, điều này sẽ nâng số Thẩm phán Tòa án Tối cao có quan điểm bảo thủ lên 6/9 người, giúp đảng Cộng hòa chiếm lợi thế khi tranh cãi về tính hợp hiến của chính sách, thậm chí là kết quả bầu cử sắp tới.

Chính vì lẽ đó, quảng thời gian này là khoảng lặng cần thiết để Tổng thống Donald Trump có thể thu hẹp cách biệt, tăng tốc để vượt qua cựu Phó Tổng thống Joe Biden, giành lấy chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra trong chưa đầy 3 tuần tới.

PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước đầy bất định

PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước đầy bất định

TGVN. Ba tuần trước cuộc bầu cử Mỹ 2020 vào ngày 3/11. Ai đang có lợi thế dẫn trước? Hai nhân tố quyết định kết ...

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump muốn tăng cường hiện diện khi vừa khỏi bệnh

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump muốn tăng cường hiện diện khi vừa khỏi bệnh

TGVN. Nhà Trắng và ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump chủ trương nối lại cuộc tranh luận giữa ông Trump ...

Ông Biden sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên nếu trở thành Tổng thống Mỹ

Ông Biden sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên nếu trở thành Tổng thống Mỹ

TGVN. Cố vấn chính sách đối ngoại Brian McKeon cho rằng ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden, trong trường hợp ...

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động