Bầu cử Mỹ: Nước Mỹ hỗn loạn nhưng ông Trump vẫn sẽ chiến thắng?

Thái Bình
TGVN. Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ là sự kiện thu hút nhiều tờ báo tuần qua. Đi cùng với đó là rất nhiều nhận định về cơ hội tái đắc cử của đương kim Tổng thống Donald Trump, người được cho là đang bị nhiều cử tri quay lưng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Nước Mỹ hậu Covid-19: Chính sách đối ngoại 'quá tải', có thể đạt đến 'điểm cháy'
Bầu cử Mỹ: Tổng thống Trump tăng tốc, định hình chiến lược tái tranh cử 5 điểm
bau cu my nuoc my hon loan nhung ong trump van se chien thang
Dù tỷ lệ ủng hộ ông Trump đang xuống dưới mức 40% nhưng giới truyền thông vẫn dự đoán ông sẽ vẫn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. (Nguồn: SCMP)

Là người châm mồi lửa…

Trang bìa của The Economist chạy hàng tít lớn “Sức mạnh của phản kháng” trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, tờ Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, dưới dòng tít “Nước Mỹ nổi dậy”.

Báo L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. Tờ New York Times nói về “Một đất nước đang trên thùng thuốc súng”, với nhận định thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, làn cực hữu không bị ngăn cản trong khi và Tổng thống sẵn sàng đổ dầu vào lửa.

Theo New York Times, “tất cả khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa” bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, Financial Times cho rằng “bị ám ảnh với việc tái đắc cử, ông Trump đang châm mồi lửa”. Còn The Atlantic lại nhận định phong trào phản kháng sẽ không dừng lại, và có thể tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 sắp tới.

Tờ Los Angeles Times kêu gọi một sự thay đổi triệt để trong xã hội Mỹ với bài “Chúng ta sẽ không đi thụt lùi”. Còn thời báo Wall Street Journal đặt câu hỏi rằng hàng nghìn tỷ USD đầu tư cho phúc lợi xã hội đã thay đổi được gì?

Theo tờ báo này, hầu như không có chuyển biến nào từ 50 năm qua, nghèo khổ, tội phạm… vẫn phổ biến tại các khu phố từng nổ ra các vụ nổi dậy hồi năm 1968, nơi vẫn do phe Dân chủ lãnh đạo.

Thất bại của mô hình cánh tả khiến họ quay sang tố cáo sự thiếu vắng “công lý”. Wall Street Journal bình luận: “Không đơn giản là việc chọn lựa giữa Joe Biden và Donald Trump, mà tầm vóc vấn đề đã vượt quá hai nhân vật này”.

Viện Gallup cho rằng bối cảnh hiện nay không có lợi cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào đang tìm kiếm cơ hội tái đắc cử. Trong lịch sử, hai tổng thống thời hiện đại có tỷ lệ ủng hộ dưới 40% vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên là Jimmy Carter và George H.W. Bush đã thất bại thảm hại trước đối thủ.

Trong khi đó, theo các cuộc thăm dò của RealClearPolitics, ứng cử viên được cho là sẽ đại diện đảng Dân chủ trong cuộc đua ngày 3/11 tới - Joe Biden - hiện dẫn trước Trump tới hơn 8%.

Tuy nhiên, tờ Boston Globe nhấn mạnh: “Như những gì người Mỹ từng nhận ra vào năm 2016, các cuộc thăm dò dư luận không thường xuyên đúng và Trump cũng chẳng phải một chính trị gia thông thường”.

…nhưng chiến thắng vẫn về tay ông Trump?

Trong bài viết “Donald Trump, Tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn”, L’Express đặt câu hỏi rằng “liệu có phải Trump đang mất kiểm soát tại đất nước đầy loạn lạc hiện nay?”, song nhanh chóng cảnh báo rằng nhà lãnh đạo đương nhiệm của nước Mỹ rất thích xung đột.

Tờ này cho rằng, sau cái chết của George Floyd, Tổng thống Mỹ lẽ ra đã phải đóng vai người tập hợp toàn dân, nhưng ông lại thổi bùng ngọn lửa phản kháng. Tuy vậy, hình ảnh các quân nhân canh gác quanh Nhà Trắng đã gây sốc cho không ít người Mỹ.

Ngay cả Franklin Roosevelt sau vụ tấn công bất ngờ của Nhật Bản ở Trân Châu Cảng tháng 12/1941 cũng đã từ chối cho xe tăng trấn giữ vì không muốn mang lại ấn tượng một nền dân chủ bị bao vây.

Nhưng Tổng thống Mỹ đương nhiệm không ngại điều này, vì ông thích hình ảnh một “Tổng thống thời chiến”. Đối tượng mà Trump hướng đến là những người ủng hộ trung thành, cộng đồng da trắng và bảo thủ, ông nhấn mạnh đến “luật pháp và trật tự” và không ngừng chỉ trích sự yếu kém của các thống đốc đảng Dân chủ.

Tờ L’Express dự báo: “Và rốt cuộc người thắng là ông Trump” bởi lẽ trong lịch sử Mỹ, cử tri không bao giờ thay đổi tổng thống khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Abraham Lincoln tái đắc cử trong cuộc nội chiến Mỹ, Franklin Roosevelt vẫn tại vị khi khởi đầu Thế chiến II và George W.Bush đã đánh bại John Kerry khi nước Mỹ dấn thân vào chiến tranh Iraq.

Ông Trump hiểu điều này, và lời tuyên bố rằng người Mỹ “phải tự coi là những chiến binh” của ông hôm 5/5 đã làm cho những người ủng hộ rất hài lòng. Nhà sử học Nicole Bacharan cho rằng “Donald Trump đưa chúng ta ra khỏi lĩnh vực chính trị để bước vào tâm lý học”, bởi ông sống với sự đối đầu thường trực.

Sau vài phát biểu xoa dịu về George Floyd, ông Trump liền đả kích người biểu tình là nổi dậy, tội phạm, vô chính phủ, chống phát-xít và khủng bố. Giáo sư tâm lý Dan P.McAdams (Đại học Northwertern) giải thích rằng Tổng thống Mỹ đương nhiệm thích sự hỗn loạn.

Môi trường bất ổn tạo nên sức mạnh của ông, cụ thể ông chỉ ngủ có 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và lao vào cuộc chiến trước các đối thủ, mở các mặt trận mới trên Twitter… trước khi địch thủ có thời gian phân tích tình hình và tìm cách trả đũa.

Dan P.McAdams nói: “Sống bản năng và hời hợt, nên Trump rất khó đoán và gây bối rối cho kẻ thù”. Giáo sư Steven Levitsky (Đại học Havard) ghi nhận: “Chỉ có những quân nhân về hưu mới dám phản đối Tổng thống Trump”.

Những ý kiến cho rằng Trump sẽ thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11 là thiếu thận trọng bởi những người ủng hộ Donald Trump nhiệt tình nhất, chiếm đến 43% số lượng cử tri, không hề suy chuyển. Khác với những người tiền nhiệm, Donald Trump chưa bao giờ có tỷ lệ tín nhiệm cao hơn, nhưng cũng chưa bao giờ con số này xuống thấp hơn.

Theo Giáo sư Levitsky, số này vẫn sẽ bầu cho ông Trump dù từ nay cho đến tháng 11, số người chết của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Mỹ có thể vượt quá 200.000 người và nền kinh tế vẫn chưa thể vực dậy nổi.

Nhà nghiên cứu chính trị Roger Smith (Đại học Pennsylvania) thừa nhận ông Trump thất bại trong ba lĩnh vực là y tế, kinh tế và trật tự xã hội, song “vị tổng thống không hề biết đến mệt mỏi này luôn sẵn sàng thượng đài trở lại và cuộc tỉ thí còn lâu mới kết thúc”.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump đối mặt với 'cuộc thử nghiệm axít'

Bầu cử Mỹ: Ông Trump đối mặt với 'cuộc thử nghiệm axít'

TGVN. Trải qua hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang trong tình cảnh nguy ...

Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ

Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ

TGVN. Nhân tố Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Tổng thống Trump trước thềm bầu cử Mỹ.

Biểu tình ở Mỹ : Bệnh cũ tái phát

Biểu tình ở Mỹ : Bệnh cũ tái phát

TGVN. Biểu tình ở Mỹ và tình trạng bạo loạn sau đó lại bộc lộ một căn bệnh nội sinh của nước Mỹ. Sau dịch ...

(theo The Boston Globe)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động