TIN LIÊN QUAN | |
Bầu cử Pháp: Ứng cử viên E.Macron giành thêm nhiều sự ủng hộ | |
Bầu cử Pháp: 5 ứng cử viên tranh luận trực tiếp trên truyền hình |
Tháng 3 vừa qua, Chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (FN) Marine Le Pen đã có chuyến thăm tới Điện Kremlin, Nga. Những người ủng hộ bà tỏ ra phấn khích về cuộc gặp gỡ này giữa hai nhà lãnh đạo quyền lực. Bà khẳng định thế giới giờ đây thuộc về những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy dân tộc như Vladimir Putin, Donald Trump, Narendra Modi, và cả bản thân bà.
Bà Le Pen gặp Tổng thống Nga Putin tại Moscow, tháng 3/2017. (Nguồn: Time) |
Trong các chiến dịch tranh cử tại Pháp, những ứng cử viên có ít kinh nghiệm lãnh đạo thường tiến hành các chuyến đi nước ngoài nhằm tăng thêm sự ủng hộ. Năm nay, bà Le Pen đã ghé thăm Mỹ, Đức, Lebanon và Cộng hoà Chad. Trong khi đó, ông Emmanuel Macron – ứng cử viên phe ôn hoà hiện đang cùng bà Le Pen giữ vị trí dẫn đầu về tỷ lệ ủng hộ, đã đến Algeria, Anh, Đức, Jordan và Lebanon, một phần để tiếp cận với các cử tri và nhà tài trợ ở nước ngoài.
Trên thực tế, chuyến đi của bà Le Pen tới Điện Kremlin khá mạo hiểm. Bởi lẽ, bà cần thêm sự ủng hộ của các cử tri trung lập và hy vọng có thể kêu gọi thêm một số người ủng hộ của ông François Fillon, ứng cử viên đảng Cộng hòa hiện đang dính phải những cáo buộc tham nhũng. Trong khi đó, mối quan hệ thân thiết với Nga của ông Fillon dường như không phải là điều những người ủng hộ trông đợi. Trong một cuộc điều tra năm 2015, 70% người dân Pháp cho biết họ không thích Nga và 85% không tin tưởng ông Putin.
Tuy nhiên, bà Le Pen lại tin rằng, việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với nhà cầm quyền của Nga và ủng hộ Brexit sẽ giúp bà chứng tỏ với các cử tri rằng, mình là đại diện phù hợp nhất của nước Pháp trong bối cảnh trào lưu chủ nghĩa dân tuý hiện đang trỗi dậy trên khắp thế giới.
Bà từng phát biểu rằng, là "một quốc gia lớn", Pháp không cần các nước khác để phát triển. Do đó, bà muốn hạn chế các hoạt động thương mại và nhập cư, khôi phục mối quan hệ với các thuộc địa trước đây của Pháp ở châu Phi và đồng thời, rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Bà Le Pen chủ trương đưa Pháp ra khỏi EU. (Nguồn: Le Figaro) |
Ông François Heisbourg, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của ứng cử viên phe ôn hoà Emmanuel Macron, lo ngại chiến lược của bà Le Pen có thể sẽ phát huy hiệu quả, đặc biệt trong vòng hai của cuộc đua nước rút vào chiếc ghế Tổng thống Pháp, bởi công chúng "không mấy hào hứng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay”.
Trong khi đó, vào tuần qua, ông Macron đã phát biểu với các nhà kinh doanh tại Paris rằng, công chúng sẽ sớm nhận ra Brexit là một sai lầm đáng tiếc và tốn kém. Theo ông Macron, toàn cầu hoá mới chính là thực tại duy nhất. Quan điểm này nhận được phần lớn sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo ở Pháp, trong đó có cựu Thủ tướng Manuel Valls và một số thượng nghị sĩ phe trung hữu.
Pháp – khi "gà trống Gaul" không còn gáy Tháng 4 và tháng 5 này, cuộc bầu cử Tổng thống Pháp được cho là sẽ đưa ra định nghĩa mới về bản sắc tập ... |
Cuộc bầu cử bất thường của Pháp Đó là nhận định của ông Dominique Moisi, đồng sáng lập Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), trong một bài viết mới đây trên Project Syndicate. TG&VN ... |
Ứng cử viên Tổng thống Pháp Le Pen thăm Nga Ngày 24/3, chưa đầy một tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, ứng cử viên của Đảng Mặt trận Quốc gia ... |