Bầu cử Thượng viện Nhật Bản: Chiến thắng buồn của Thủ tướng Abe

Minh Quân
TGVN. Duy trì được đa số tại Thượng viện, song liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ gặp nhiều khó khăn trong triển khai nghị trình tham vọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe Mỹ khẳng định cam kết đồng minh, Nhật Bản muốn góp phần giảm căng thẳng Washington - Tehran
bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe Vụ cháy xưởng phim ở Nhật Bản: Nguyên nhân không thể mở cửa sân thượng được tiết lộ
bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện, song từng đó liệu có đủ để ông rảnh tay thực hiện nghị trình của mình? (Nguồn: Nikkei Asian Review)
bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe

Ông Donald Trump công du Nhật Bản: “Ngoại giao tranh thủ” kiểu Shinzo Abe

TGVN. Kiểu cách ngoại giao tranh thủ mà ông Shinzo Abe dành cho ông Donald Trump là Mỹ sẽ bớt gây khó và o ép ...

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản ngày 22/7 diễn ra trong bối cảnh vị thế của Nhật Bản đang có nhiều thay đổi.

Trong nước, nền kinh tế sau một thời gian dài ảm đạm đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại, song còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mới, đặc biệt là già hóa dân số độ tuổi lao động. Tình hình thế giới tiếp tục biến động khó lường: Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gay gắt, còn Nhật Bản thì vướng vào căng thẳng chính trị - thương mại với Hàn Quốc ngày một trầm trọng.

Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản là bài thử thách không hề dễ dàng dành cho Chính phủ đương nhiệm. Song một lần nữa, đương kim Thủ tướng Shinzo Abe là người chiến thắng – liên minh đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Komeito (Công Minh) giành được 71/120 ghế trống. Kết hợp với 70 ghế trước đó, hai đảng này hiện có tổng cộng 141/245 ghế tại Thượng viện, hơn 20 ghế so với quá bán, tiếp tục nắm đa số tại Hạ viện. Theo sau LDP là các đảng Dân chủ Hiến pháp Nhật Bản (32 ghế), đảng Duy tân (16 ghế) và đảng Dân chủ vì Nhân dân (21 ghế).

Con số biết nói

Nhìn từ bên ngoài, tưởng chừng nhà lãnh đạo Nhật Bản đã vượt ải thành công. Bản thân ông Shinzo Abe cũng hoan nghênh kết quả cuối cùng, cho rằng nó phản ánh sự ủng hộ của dân chúng dành cho Chính phủ. Tuy nhiên, thông số về cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản lần này lại phản ánh một thực tế khác.

Đầu tiên, theo Bộ Nội vụ Nhật Bản, tỷ lệ người tham gia bỏ phiếu đạt mức thấp thứ hai kể từ sau Chiến tranh Thế giới II (48.8%), chỉ cao hơn cuộc bầu cử tương tự năm 1995. Điều này cho thấy cả liên minh cầm quyền và đảng đối lập đã thất bại trong việc thu hút sự quan tâm của cử tri. Một bộ phận không nhỏ người dân không còn mặn mà với chính trị sau sự áp đảo của LDP trong các cuộc bầu cử gần day.

Thứ hai, mặc dù chiến thắng, song liên minh đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản và đảng Công Minh đã không giành đủ số ghế cần thiết để chiếm siêu đa số (2/3) trên Thượng viện. Thiếu vắng quyền làm chủ tuyệt đối tại cơ quan này, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, qua đó “cởi trói” cho Lực lượng Phòng vệ Nhật bản (JSDF), tự do hơn khi triển khai lực lượng tham chiến tại nước ngoài. Quan trọng hơn, ông sẽ không thể kêu gọi mở trưng cầu ý dân về thay đổi Hiến pháp, vốn được phe chủ nghĩa dân tộc coi là áp đặt “đáng xấu hổ” sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945.

bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe
(Tăng cường sự tự do trong các hoạt động quân sự của JSDF tại nước ngoài đang là mục tiêu hàng đầu trong nghị trình của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: EPA)

Nghiêm trọng hơn, tờ The Japan Times (Nhật Bản) còn cho rằng kết quả cuộc bầu cư có thể khiến Thủ tướng Shinzo Abe sẽ rơi vào vị thế “vịt què”, khi mất đi động lực để thực hiện mục tiêu chính trị then chốt, yếu tố đã lôi kéo sự ủng hộ của những cử tri bảo thủ và định hình sự nghiệp chính trị của ông.

Thứ ba, đề xuất thay đổi điều 9 Hiến pháp của LDP đang phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt đến từ đảng liên minh Công Minh. “Đánh rắn động cỏ”, thúc đẩy đề xuất này khi đó là vô cùng mạo hiểm và có thể phá vỡ liên minh cầm quyền, buộc Chính phủ phải tổ chức một cuộc bầu cử mới, ảnh hưởng tiêu cực với sự nghiệp chính trị của ông Shinzo Abe.

Trong bối cảnh đó, một số chuyên gia cho rằng “lối thoát” dành cho ông Abe có thể là bắt tay với đảng đối lập Dân chủ vì Nhân dân (DPP), khi đảng chính trị này tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong Thượng viện, có 21 ghế (so với 28 ghế của Công Minh) và lập trường tương đối linh hoạt về các chính sách của Chính phủ.

Bốn bề gặp khó

Ngoài ra, để tránh rơi vào vị thế “vịt què”, các chuyên gia cho rằng ông Shinzo Abe có thể tạm thời gác lại mục tiêu thay đổi Hiến pháp và tập trung vào các nhiệm vụ thiết thực hơn, mang lại kết quả dễ thấy hơn, tạo đà sớm cho các chiến dịch vận động tái cử vào tháng 9/2021.

Tuy nhiên, những mục tiêu then chốt còn lại của đương kim Thủ tướng cũng đều khó nhằn: Đàm phán giữa Nhật Bản và Nga về chủ quyền của quần đảo Kuril không có bước đột phá; Bình Nhưỡng chưa cho thấy thiện chí liên quan đến giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc những năm 1970, 1980.

Song vấn đề cấp bách mà ông Abe cần phải giải quyết trước mắt chính là căng thẳng trong quan hệ chính trị - thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Động thái của Nhật Bản, được triển khai ngày 1/7, qua đó hạn chế xuất khẩu nguyên liệu then chốt cho sản xuất bán dẫn và màn hình điện thoại thông minh sang Hàn Quốc, đã mang tới nhiều hệ lụy. Nó đã thổi bùng ngọn lửa bài Nhật của người Hàn, vốn chưa thôi âm ỉ kể từ sau Chiến tranh Thế giới II.

bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại G20 Osaka vào cuối tháng 6 vừa qua. (Nguồn: Getty Images)

Lời thanh minh của Tokyo, cho rằng đây là quyết định nhằm tránh công nghệ Nhật Bản rơi vào tay Triều Tiên chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa, bởi điều đó chẳng khác nào nói rằng Seoul đang “thông đồng” với Bình Nhưỡng. Mỹ, nhân tố đóng vai trò giảm căng thẳng Hàn – Nhật trong những năm vừa qua, lại đang chậm trễ trong việc can thiệp. Trong bối cảnh đó, căng thẳng Hàn – Nhật nhiều khả năng sẽ tiếp tục leo thang thời gian tới, ảnh hưởng tiêu cực tới việc đạt được các mục tiêu đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe, từ Trung Quốc, Hàn Quốc tới Triều Tiên.

Bởi vậy, hạ nhiệt quan hệ với Seoul cần phải là ưu tiên đối ngoại hàng đầu của Tokyo ở thời điểm hiện tại, bên cạnh những thay đổi Hiến pháp, chủ quyền quần đảo Kuril hay vấn đề Triều Tiên. Cuộc bầu cử Thượng viện ngày 22/7 khi ấy chỉ là bước đầu tiên trên con đường chông gai trước mắt của đương kim Thủ tướng. Vạn sự khởi đầu nan là vậy, song gian nan có bắt đầu nản hay không thì chỉ có thời gian mới có câu trả lời chính xác.

bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe Lượng khách Hàn Quốc đặt tour du lịch Nhật Bản giảm 50%

Kể từ sau ngày 8/7, số người đặt tour du lịch đến Xứ sở Hoa anh đào chỉ bằng một nửa so với trước đây ...

bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe Đảng của Thủ tướng Abe chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản

TGVN. Rạng sáng 22/7, cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản đã có kết quả cuối cùng với chiến thắng của liên minh Đảng Dân ...

bau cu thuong vien nhat ban chien thang buon cua thu tuong abe Hàn Quốc nỗ lực tránh Nhật Bản áp đặt những hạn chế thương mại bổ sung

TGVN. Ngày 21/7, phía Seoul cho biết, trong tuần này sẽ tăng cường các nỗ lực để tránh Nhật Bản có động thái áp đặt ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động