Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua song mã

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp dường như chỉ là trận chung kết sớm giữa bà Marine Le Pen và ông Emmanuel Macron.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu tong thong phap cuoc dua song ma Bầu cử Pháp: 5 ứng cử viên tranh luận trực tiếp trên truyền hình
bau cu tong thong phap cuoc dua song ma Bầu cử Pháp: Ứng cử viên Fillon chính thức bị truy tố

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 là cuộc bầu cử đáng chú ý nhất trong lịch sử gần đây của nền Cộng hòa thứ 5. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1965, không ứng cử viên nào của các đảng lớn lọt vào vòng bầu cử cuối cùng. Hai ứng cử viên dẫn đầu các cuộc thăm dò là lãnh đạo của các đảng phái chính trị mà trước đó chưa bao giờ tham gia chính phủ ở cấp độ quốc gia. 

Bơi ra biển lớn

Bà Marine Le Pen đã lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận quốc gia kể từ năm 2015. Kể từ đó, bà tập trung vào 2 vấn đề: phản đối nhập cư và Liên minh châu Âu (EU).

Luận điệu này đã thu hút sự ủng hộ trung thành và gia tăng từ cử tri, nhưng lập trường cực đoan của đảng này cũng hạn chế khả năng thu hút cử tri từ các đảng chính trị khác. Hơn nữa, đảng Mặt trận quốc gia vốn có ít thành công trong việc hình thành các liên minh lãnh đạo với các đảng truyền thống hơn thuộc phe trung hữu. Vì vậy, trước đây đảng Mặt trận quốc gia mới chỉ giành chiến thắng trong một số ít cuộc bầu cử địa phương, tham gia một vài chính quyền khu vực và chưa bao giờ được xem xét mời tham gia bất cứ chính phủ quốc gia nào.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử lần này lại khác biệt. Hiện bà Marine Le Pen đang dẫn trước đối thủ gần nhất của bà với tỷ lệ ổn định là 5% tới 6%. François Fillon, ứng cử viên chính thức của đảng Những người Cộng hòa, đang vướng vào các cáo buộc lạm dụng quỹ công và đánh mất sự ủng hộ từ chính đảng của ông. Trong khi đó, ứng cử viên chính thức của đảng Xã hội cầm quyền, Benoit Hamon, dường như không còn được coi là một đối thủ cạnh tranh.

bau cu tong thong phap cuoc dua song ma
Bà Marine Le Pen trong một bài phát biểu tại Paris, ngày 2/3. (Nguồn: Reuters)

Hiệp sĩ đơn độc

Người còn lại, ứng cử viên của đảng trung tả Emmanuel Macron nhiều khả năng sẽ đối đầu với bà Le Pen ở vòng hai. Với tỷ lệ ủng hộ ngang ngửa so với bà Le Pen, ông Macron hiện đang hưởng lợi từ một sự chia rẽ trong đảng Xã hội cầm quyền mà ông từng phục vụ với tư cách là Bộ trưởng Kinh tế. Cuộc đua vẫn có thể thay đổi nếu đảng Những người Cộng hòa thành công trong việc tìm được người thay thế ông Fillon (người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này), nhưng điều này dường như khó có thể xảy ra, do ông Fillon có vẻ đã quyết định tranh cử chống lại “giới tinh hoa” trong đảng của mình.

Khi đối mặt với Marine Le Pen của đảng Mặt trận quốc gia, người hiện được cử tri ủng hộ mạnh mẽ hơn nhiều so với cha bà 15 năm trước, nhiều khả năng các chính trị gia của cả đảng Xã hội lẫn Những người cộng hòa sẽ bắt đầu đi theo hướng cởi mở hơn với ông Macron. Tuy vậy, trong số các thành viên bình thường của cả 2 đảng lớn, cựu Bộ trưởng Kinh tế của đảng Xã hội đối mặt với một sự ngờ vực lớn. Hiện niềm tin của công chúng Pháp vào các đảng phái chính trị đang ở mức thấp nhất là 8%; không ứng cử viên nào kể từ thời de Gaulle có thể giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử Tổng thống mà không có sự ủng hộ của một đảng lớn. Hơn nữa, cử tri Pháp có xu hướng trung thành với đảng của họ. 

bau cu tong thong phap cuoc dua song ma
Ứng cử viên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Hai con đường, một giấc mơ

Về quan điểm chính trị, bà Le Pen cho rằng toàn cầu hóa là gốc rễ các vấn đề của Pháp. Bà ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Pháp trong EU, liên minh mà bà muốn rút khỏi và rút khỏi bộ chỉ huy quân sự hợp nhất NATO.

Ông Macron thì lại cho rằng các rắc rối của đất nước như là một triệu chứng của sự bất ổn chính trị và thể hiện một sự thiếu kiên nhẫn với giới cầm quyền. Ông Macron coi việc hợp tác với EU là một lợi thế quan trọng và là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ Pháp, cả về chính trị lẫn kinh tế. Ông mong muốn xây dựng một châu Âu hùng mạnh hơn về kinh tế, tạo ra việc làm và bảo vệ các khu vực kinh tế chiến lược.

Khác với bà Le Pen khai thác mạnh mẽ chủ đề nhập cư, ông không đả động gì đến vấn đề này, cho dù ông kêu gọi có quyết định nhanh chóng hơn về các yêu cầu xin tị nạn và những người bị từ chối tị nạn sẽ nhanh chóng bị trục xuất.

bau cu tong thong phap cuoc dua song ma
Hai ứng cử viên Macron và Le Pen trong cuộc tranh luận trên đài truyền hình Pháp ngày 21/3. (Nguồn: WSJ)

Điều đáng ngạc nhiên là có nhiều điểm trùng khớp trong chương trình nghị sự của hai ứng cử viên này. Họ đều thống nhất về việc có hành động mạnh mẽ hơn của chính phủ để thúc đẩy đoàn kết quốc gia và hội nhập. Cả hai ứng cử viên đều gắn chủ nghĩa thế tục Pháp, hay laïcité, với an ninh và sự khôi phục quyền lực nhà nước. Ông Macron và bà Le Pen đều kêu gọi có một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giảm thuế, củng cố nhà nước phúc lợi, ủng hộ thúc đẩy các giá trị văn hóa cốt lõi thông qua hệ thống giáo dục, cũng như việc quảng bá tiếng Pháp. Họ cũng ủng hộ việc tăng số lượng nhân viên cảnh sát và quân nhân. 

Mỗi ứng cử viên đều đã giải quyết vấn đề quyền phụ nữ nhưng với quan điểm khác nhau, với ông Macron thiên về bảo vệ bình đẳng tiền lương lẫn đấu tranh chống lại mọi hình thức quấy rối. Le Pen lại hứa hẹn sẽ bảo vệ phụ nữ trước chủ nghĩa Hồi giáo chính thống.

Cả hai chương trình đều không giải quyết vấn đề cân bằng ngân sách quốc gia, và chỉ có Macron đề cập một cách mơ hồ tới “trách nhiệm ngân sách”. 

Ngoài ra, cả hai ứng cử viên đều chuẩn bị rất kĩ cho cuộc bầu cử lần này, thông qua việc xây dựng bộ máy tranh cử mạnh mẽ. Trong nhiều năm qua, đảng Mặt trận quốc gia đã mở rộng mạng lưới quan chức địa phương khu vực của mình. Phong trào của Macron hiện khẳng định họ có hơn 200.000 thành viên đã đăng ký, được tuyển mộ trong chưa tới 1 năm, nhiều hơn so với đảng Xã hội đang mất tinh thần. Cả hai, dù có những tư tưởng chính trị khác biệt, đều đã chuẩn bị rất kĩ càng cho cuộc đua này.

bau cu tong thong phap cuoc dua song ma
Khả năng chiến thắng của các ứng cử viên Tổng thống Pháp. (Nguồn: ZeroHedge)

Chiến thắng không là tất cả

Dù ông Macron hay bà Le Pen chiến thắng đi chăng nữa, họ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thành lập chính quyền. Do cả hai đều không đại diện cho một đảng phái lãnh đạo lớn, các đảng của họ sẽ khó có thể đạt được một đa số trong Quốc hội sau cuộc bầu cử nhánh lập pháp vào tháng 6/2017.

Nếu các cuộc thăm dò là chính xác và ông Macron giành chiến thắng, đảng của ông có thể sẽ phải liên minh với đảng Xã hội, với Thủ tướng là người của đảng liên minh.

Tuy nhiên, nếu đảng Mặt trận quốc gia đạt được thành công đáng kể trong cuộc bầu cử Quốc hội và đảng Những người cộng hòa giành được một số lượng lớn ghế ở vòng 2, liên minh của ông Macron có thể cần tới sự ủng hộ của đảng cánh hữu Những người cộng hòa để có thể lãnh đạo đất nước. Dưới sự dàn xếp này, quyền lực lãnh đạo có thể vẫn sẽ nằm trong tay Tổng thống, nhưng ông sẽ bị suy yếu do thiếu một đa số ổn định thuộc phe mình. Trong một trường hợp như vậy, người ta chưa rõ Macron có thể thực sự đưa nước Pháp “tiến lên” như thế nào.

bau cu tong thong phap cuoc dua song ma Bầu cử Pháp: Các ứng viên chỉ trích Chính phủ về tình trạng bạo lực

Hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống Pháp đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ Pháp "thiếu hành động" sau khi xảy ra vụ ...

bau cu tong thong phap cuoc dua song ma Bầu cử Pháp: Bà Le Pen từ chối lệnh triệu tập của các thẩm phán

Ngày 3/3, ứng cử viên của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), bà Marine Le Pen đã từ chối tham dự buổi thẩm ...

bau cu tong thong phap cuoc dua song ma Bầu cử Pháp: Bà Le Pen cáo buộc truyền thông vận động cho ông Macron

Ứng cử viên tổng thống cực hữu của Pháp đã cáo buộc giới truyền thông "đang vận động" cho ứng cử viên Emmanuel Macron, đối ...

Minh Quân (theo Foreign Affairs)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động