Bầu cử tổng thống Pháp: Ứng viên cực hữu Marine Le Pen và màn 'lột xác' ngoạn mục

Trà My
Ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen đang cố gắng định hình lại hình ảnh và được đánh giá là sẽ mang tới kết quả khả quan. Nhưng liệu như vậy là có đủ để ứng viên cực hữu này giành chiến thắng?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 14/4 vừa qua, ứng cử viên tổng thống Pháp thuộc đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN), bà Marine Le Pen, đã có buổi gặp gỡ cử tri tại thành phố Avignon, nơi đa số cử tri lại bỏ phiếu cho đảng đối lập cực tả trong vòng đầu tiên.

Theo Washington Post, mục tiêu của buổi gặp gỡ này, bà Le Pen muốn thể hiện mình là một chính trị gia ôn hòa hơn và có sức hấp dẫn hơn trước các cử tri.

Ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen trong buổi gặp gỡ cử tri tại thành phố Avignon. (Nguồn: AP)
Ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen trong buổi gặp gỡ cử tri tại thành phố Avignon. (Nguồn: AP)

Bà Marine Le Pen, 53 tuổi, hiện là đại biểu Quốc hội Pháp đại diện cho Calais, thành phố nằm trên bờ biển gần Vương quốc Anh, nơi phải vật lộn để đối phó với tình trạng người di cư đến Anh.

Bà được biết đến nhiều nhất với tư cách là một thành viên trong gia đình cánh hữu đầu tiên ở Pháp. Cha bà là ông Jean-Marie Le Pen, người đã thành lập đảng Mặt trận quốc gia (FN) vào năm 1972, một đảng chính trị mang nặng tư tưởng dân túy cánh hữu và chủ nghĩa dân tộc.

Vào năm 2011, bà Marine Le Pen lên thay thế cha mình làm lãnh đạo đảng, cùng với đó tiến hành điều chỉnh nội bộ để hình ảnh của đảng FN trở nên chính thống và bớt cực đoan hơn, trong đó có việc đổi tên đảng Mặt trận quốc gia (FN) thành đảng Tập hợp quốc gia (RN) vào năm 2018.

Thay đổi về chính sách

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp năm 2017, bà Le Pen cố gắng định vị mình như một Donald Trump của Pháp. Bà tuyên bố đại diện cho các tầng lớp lao động Pháp bị lãng quên, những người đã phải gánh chịu hậu quả của toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ.

Bà cũng có những lập trường theo lối chủ nghĩa dân tộc về kinh tế, cùng chủ nghĩa hoài nghi châu Âu, quan điểm riêng về người nhập cư và người Hồi giáo ở Pháp... đã làm mất lòng các cử tri nước này. Kết quả là, bà Le Pen đã thua trong cuộc đua trước Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron.

Trái ngược lần bầu cử trước, năm nay, bà Marine Le Pen đã bước qua giới hạn của bản thân và thể hiện mình là một chính trị gia ôn hòa hơn, nhấn mạnh các vấn đề kinh tế và gợi ý rằng, bà muốn thay đổi hệ thống chính trị Pháp từ bên trong và không mong muốn thổi bùng những bất ổn.

Thay vì kêu gọi giảm mạnh lượng người nhập cư vào Pháp như 5 năm trước, giờ đây bà muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này. Điều này giúp đề xuất của bà ít bị công kích hơn, trước làn sóng thách thức pháp lý.

Bà Le Pen cũng ngừng nói về việc từ bỏ đồng Euro hoặc đưa Pháp rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Nhưng vị ứng cử viên cánh hữu vẫn muốn chấm dứt sự ưu việt của EU. Chẳng hạn như luật ưu tiên về việc làm đối với các công dân Pháp, mặc cho yêu cầu của liên minh rằng, tất cả công dân EU phải được đối xử bình đẳng.

Tại cuộc gặp gỡ cử tri ở thành phố Avignon, ngày 14/4, bà Le Pen đã hứa với các cử tri rằng, Pháp sẽ trở thành một “cường quốc hòa bình” toàn cầu. Đồng thời, nếu trở thành Tổng thống Pháp, ứng viên cực hữu này sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mở rộng số lượng thành viên thường trực, bao gồm Ấn Độ và một nước châu Phi.

Đây khó có thể là bài phát biểu mà người ta mong đợi từ một trong những nhà lãnh đạo cực hữu nổi tiếng nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, động thái của bà Le Pen được coi là cần thiết để thu hút đáng kể lượng người ủng hộ.

Trong những tuần trước khi diễn ra vòng đầu tiên của cuộc bầu cử, bà Marine Le Pen đã tập trung vận động và đưa ra những chính sách để đối phó với lạm phát và giá nhiên liệu tăng. Đây đều những vấn đề quan tâm hàng đầu của công chúng Pháp lúc này.

Bà Marine Le Pen nhận được nhiều sự ủng hộ  của những người có thu nhập thấp. (Nguồn: AP)
Bà Marine Le Pen nhận được nhiều ủng hộ của những người có thu nhập thấp. (Nguồn: AP)

Những tín hiệu tích cực

Theo đài CNN, tỷ lệ phiếu bầu dành cho bà Marine Le Pen trong vòng 1 vừa qua tốt hơn 5 năm trước. Số người Pháp nói rằng, họ sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho bà Le Pen đã giảm 10% so với hồi năm 2017.

Ông Bruno Décoret, một cử tri 74 tuổi, không ủng hộ ông Macron mà cho rằng: “Hiện tại, bà Marine Le Pen là phương thuốc duy nhất của chúng tôi.”

Phát biểu trên tờ Le Parisien hôm 11/4, ông Jean-Marie Le Pen tin con gái ông sẽ là "tổng thống tương lai của nước Cộng hòa", mặc dù các cuộc thăm dò đều cho thấy, kết quả nghiêng về ông Macron - tái cử với tỷ lệ ủng hộ ở vòng 2 là 54% so với 46% của bà Le Pen.

Phía bà Le Pen thì muốn tranh thủ phiếu bầu của những người có thu nhập thấp. Khi tranh cử, bà Le Pen tuyên bố muốn ngăn chặn việc tăng giá bằng cách bãi bỏ thuế VAT đối với thực phẩm và xăng dầu, hạ tuổi nghỉ hưu xuống 60 tuổi. Các vấn đề kinh tế-xã hội tồn tại dai dẳng đã khiến nhiều cử tri bỏ phiếu cho bà Le Pen dù không tán thành đường lối cực hữu.

Tuy nhiên, bà Le Pen rất có thể gặp phải một số rào cản liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Từ lâu, nữ lãnh đạo cực hữu của đảng RN được biết là có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Bà cũng đã đến Nga thăm ông Putin trong chiến dịch tranh cử năm 2017 và mối quan hệ này có thể bị chiến dịch của Tổng thống Macron khai thác.

Một số chuyên gia lại cho rằng, nếu bà Marine Le Pen đắc cử, đây có thể là mối lo ngại với Mỹ và châu Âu, phá vỡ thế trận liên minh phương Tây trong tình hình căng thẳng Nga-Ukraine, bởi bà có tư tưởng bài châu Âu và cũng không có hảo cảm với NATO.

Theo các cuộc thăm dò, ông Macron vẫn là người dẫn đầu và có khả năng cao sẽ tiếp tục nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Nhưng lợi thế của ông đã giảm xuống chỉ còn khoảng 6 điểm.

Theo Reuters, trong vòng 2, ông Macron có khả năng nhận được phiếu của 22% cử tri đã bầu cho ông Jean-Luc Melenchon, ứng cử viên cánh tả cực đoan, do ông này đã kêu gọi họ không bỏ phiếu cho bà Le Pen. Trong khi đó, bà Le Pen có thể hy vọng vào số cử tri đã ủng hộ các ứng cử viên cánh hữu hay trung dung ở vòng 1 và tranh thủ thêm ở 26% cử tri đã không đi bỏ phiếu trong vòng 1.

Câu hỏi quan trọng khi các cử tri đi bỏ phiếu vào ngày 24/4 tới, đó là liệu có bao nhiêu người thấy những thay đổi trong quan điểm của bà Le Pen là tích cực và thực sự thấy ứng viên này đã thay đổi so với cuộc bầu cử năm 2017.

Bầu cử tổng thống Pháp: Thành tích kinh tế có thể 'giữ chân' Tổng thống Macron ở lại Điện Elysée?

Bầu cử tổng thống Pháp: Thành tích kinh tế có thể 'giữ chân' Tổng thống Macron ở lại Điện Elysée?

Liệu thành tích kinh tế của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vượt trội hơn hai người tiền nhiệm có phải là yếu tố giúp ông ...

Bầu cử tổng thống Pháp: Năm điểm nhấn sau vòng đầu

Bầu cử tổng thống Pháp: Năm điểm nhấn sau vòng đầu

Ông Macron thắng dễ, bối cảnh chính trị mới, xung đột Nga-Ukraine và viễn cảnh vòng hai là một số điểm nhấn sau vòng đầu ...

(theo Washington Post/CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 26/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động