Bầu cử Tổng thống Philippines: Cuộc cạnh tranh của những sắc màu

Nam Anh
Theo dõi TGVN trên
Baoquocte.vn. Cuộc chạy đua đến chiếc ghế Tổng thống Philippines đang dần nóng lên với hàng loạt các chiến dịch tranh cử “đầy màu sắc” theo đúng nghĩa đen.

Thủy triều hồng

Các ứng cử viên trong chiến dịch tranh cử tổng thống Philippines đã dựa vào một số màu nhất định như một phần trong việc khẳng định thương hiệu của mình trên vũ đài chính trị.

Bằng cách chọn một màu cụ thể, các ứng cử viên hướng đến việc thống nhất những người ủng hộ và vận động tiếp cận với nhiều cử tri hơn. Thành công hoặc sự nổi tiếng của ứng cử viên trong chiến dịch được hiển thị rõ ràng hơn thông qua màu sắc mà họ đã chọn.

Bầu cử Tổng thống Philippines: Cuộc cạnh tranh của các làn sóng màu
Phó Tổng thống Leni Robredo nhất quán trong việc sử dụng màu hồng để thúc đẩy cho chiến dịch tranh cử của mình. (Nguồn: OVP)

Theo đó, làn sóng hồng của Phó Tổng thống Leni Robredo đang cạnh tranh nảy lửa với làn sóng xanh - đỏ của phe đối thủ Marcos - Duterte.

Cho đến nay, Phó Tổng thống Leni Robredo dường như là người có sự nhất quán nhất trong việc sử dụng màu sắc để thúc đẩy cho chiến dịch tranh cử.

Bà đã sử dụng màu hồng làm biểu tượng của mình ngay từ lần đầu tiên công bố ý định tranh cử Tổng thống vào tháng 10 năm ngoái.

Việc chọn một màu sắc khác hẳn đã được những người ủng hộ bà vô cùng hoan nghênh vì trước đây bà thường được liên hệ với phe áo vàng, cũng chính là Đảng Tự do đã đứng đầu chính phủ từ năm 2010 đến năm 2016.

Sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đánh bại các đối thủ “vàng” vào năm 2016, ông thường dành những lời lẽ chế nhạo cho các thành viên của đảng đối lập này.

Bằng cách sử dụng màu hồng làm biểu tượng, bà Robredo có thể tập trung vào cuộc đua của riêng mình mà không bị ràng buộc phải bảo vệ những di sản mà đảng cầm quyền cũ để lại. Phó Tổng thống đương nhiệm có thể tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của phe áo vàng, đồng thời nhường chỗ cho các thành viên khác.

Quyết định này mang lại cho bà lợi thế rất lớn trong nhiều tháng trở lại đây vì đã giành được sự hỗ trợ từ các đảng chính trị, liên đoàn liên ngành và các nhà lãnh đạo địa phương, bắt đầu từ khi quá trình tranh cử được khởi động vào tháng Hai.

Mục tiêu của phong trào chính trị này đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi bà Robredo và các thành viên của bà đã thành công huy động hàng chục nghìn người ủng hộ từ các cuộc mít tinh trên khắp đất nước.

Sự xuất hiện của "thủy triều hồng" gây ấn tượng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, hơn nữa có thể mang lại cho Phó Tổng thống thêm rất nhiều phiếu bầu, thuyết phục các nhà lãnh đạo địa phương chưa đưa ra quyết định và truyền cảm hứng cho nhiều người hơn.

Những nỗ lực đó nhằm mục đích đánh bại đối thủ chính của bà Robredo là Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr, con trai của cố Tổng thống Ferdinand Marcos (1917-1989).

Làn sóng xanh và đỏ

Phe của ông Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr cũng nhất quán trong việc áp dụng màu đỏ và xanh lá cây ở chiến dịch lần này.

Ứng cử viên Marcos đã mặc đồ đỏ khi xuất hiện trước công chúng, trong khi đó, ứng cử viên phó tổng thống của ông là Sara Duterte lựa chọn mặc đồ màu xanh lá.

Bà Duterte là con gái của Tổng thống Philippines đương nhiệm, hiện nắm giữ chức Thị trưởng thành phố Davao nhưng đang tranh cử dưới tư cách thành viên của một đảng khác.

Ông Marcos chọn màu đỏ làm màu đại diện có lẽ vì đó là màu từng được cha mình sử dụng, trong khi việc sử dụng màu xanh lá cây của Duterte có thể là cách bà khẳng định thương hiệu chính trị của mình.

Bộ đôi Marcos-Duterte cũng đã thành công trong việc huy động số lượng người ủng hộ lớn khi màu đỏ và xanh lá luôn chiếm ưu thế trong các cuộc mít tinh tranh cử của cặp đôi này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, các chiến dịch xanh-đỏ có quy mô nhỏ hơn so với thủy triều hồng.

Bầu cử Tổng thống Philippines: Cuộc cạnh tranh của các làn sóng màu
Ứng viên tổng thống Philippines Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr. và ứng viên phó tổng thống Sara Duterte trong một chiến dịch tranh cử. (Nguồn: EPA)

Các ứng cử viên tổng thống khác cũng có cho mình những màu sắc riêng, nhưng không giống như Robredo và Marcos, họ đã chọn những cách khác để huy động sự ủng hộ của công chúng thay vì gắn liền chiến dịch của mình với một màu sắc cụ thể.

Ví dụ, Thị trưởng Manila Isko Moreno Domagoso với màu xanh lam làm đại diện, đã không khởi xướng phong trào vận động sử dụng màu sắc này.

Các màu sắc trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines không chỉ để nhận diện các ứng cử viên mà còn liên quan đến các vấn đề chính trị khác.

Hoạt động tuyên truyền hạ thấp uy tín đối thủ, hay còn gọi là “tuyên truyền đen”, đã được các cơ quan giám sát bầu cử tích cực xử lý. Trong khi đó các nhà hoạt động xã hội cảm thấy thất vọng trước sự thiếu vắng của các “chương trình xanh” hướng tới bảo vệ môi trường trong chiến dịch tranh cử của các ứng viên.

Mặt khác, ở những bài phát biểu gần đây, phe áo hồng đã bị đối thủ của mình là Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson, một cựu cảnh sát trưởng gọi với cái tên “đối tượng thẻ đỏ”, vốn chỉ được dùng cho các thành phần khủng bố và chống phá chính quyền bởi các lực lượng an ninh quốc gia.

Những cuộc cạnh tranh sắc màu sẽ tiếp tục cho đến cuộc bầu cử dự kiến ​​vào ngày 9/5.

Màu hồng, màu xanh-đỏ... rõ ràng mang lại hiệu quả cho chiến dịch vận động của các ứng cử viên và làm hoạt động tranh cử trở nên bắt mắt. Tuy nhiên, điều này có thể gây nhầm lẫn cho các cử tri khi nghĩ rằng các màu sắc này đại diện cho thiên hướng của các đảng phái chính trị.

Bầu cử tổng thống Philippines: Ông Ferdinand Marcos Jr. chiếm ưu thế

Bầu cử tổng thống Philippines: Ông Ferdinand Marcos Jr. chiếm ưu thế

Con trai cố lãnh đạo Ferdinand Marcos Sr. đang cho thấy khoảng cách lớn với các ứng cử viên còn lại trong cuộc bầu cử ...

Bầu cử Philippines 2022: Tổng thống Duterte nộp đơn tranh cử

Bầu cử Philippines 2022: Tổng thống Duterte nộp đơn tranh cử

Người phát ngôn Harry Roque cho biết, vào cuối ngày 15/11, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ nộp đơn ứng cử vào cuộc bầu cử ...

(theo The Diplomat)

Đọc thêm

Bộ phim Trịnh Công Sơn trở lại rạp chiếu trong vòng 1 tuần

Bộ phim Trịnh Công Sơn trở lại rạp chiếu trong vòng 1 tuần

Baoquocte.vn. Nhân dịp 22 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, phim 'Trịnh Công Sơn' của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh sẽ trở lại rạp chiếu trong vòng 7 ...
Mỹ: Nga cần ‘hành xử chuyên nghiệp’ trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ

Mỹ: Nga cần ‘hành xử chuyên nghiệp’ trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ

Baoquocte.vn. Trước đó, Ukraine đã bày tỏ thái độ phản đối với việc Nga làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong tháng Tư tới.
Bắc Kinh phản đối luận điệu về ‘mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc’

Bắc Kinh phản đối luận điệu về ‘mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc’

Baoquocte.vn. Bắc Kinh cực lực phản đối một số nước gia tăng ngân sách quốc phòng với lý do sai lầm về ‘mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc’ .
Huỳnh Như về nước cùng đội tuyển nữ Việt Nam đá vòng loại thứ nhất Olympic 2024

Huỳnh Như về nước cùng đội tuyển nữ Việt Nam đá vòng loại thứ nhất Olympic 2024

Baoquocte.vn. Lank FC đã đồng ý cho Huỳnh Như về nước cùng đội tuyển nữ Việt Nam dự 2 trận đấu tại vòng loại thứ nhất Olympic 2024, từ ngày 2-9/4.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố

Baoquocte.vn. Ngày 30/3, ông Donald Trump đã bị đại bồi thẩm đoàn quận Manhattan (New York) truy tố sau điều tra về khoản tiền trả cho ngôi sao phim khiêu dâm ...
Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào NATO

Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào NATO

Baoquocte.vn. Ngày 30/3, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước cuối cùng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào khối.
Mỹ: Nga cần ‘hành xử chuyên nghiệp’ trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ

Mỹ: Nga cần ‘hành xử chuyên nghiệp’ trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ

Baoquocte.vn. Trước đó, Ukraine đã bày tỏ thái độ phản đối với việc Nga làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong tháng Tư tới.
Bắc Kinh phản đối luận điệu về ‘mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc’

Bắc Kinh phản đối luận điệu về ‘mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc’

Baoquocte.vn. Bắc Kinh cực lực phản đối một số nước gia tăng ngân sách quốc phòng với lý do sai lầm về ‘mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc’ .
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố

Baoquocte.vn. Ngày 30/3, ông Donald Trump đã bị đại bồi thẩm đoàn quận Manhattan (New York) truy tố sau điều tra về khoản tiền trả cho ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels.
Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào NATO

Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào NATO

Baoquocte.vn. Ngày 30/3, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước cuối cùng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào khối.
Điểm tin thế giới sáng 31/3: Khả năng Tổng thống Nga thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ông Jair Bolsonaro trở về Brazil, New Zealand 'đánh tiếng' tham gia AUKUS

Điểm tin thế giới sáng 31/3: Khả năng Tổng thống Nga thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ông Jair Bolsonaro trở về Brazil, New Zealand 'đánh tiếng' tham gia AUKUS

Baoquocte.vn. Tổng thống Nga sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4? Lý do cựu Tổng thống Brazil trở về nước? New Zealand sẽ là thành viên mới của AUKUS?
Tin thế giới 30/3: Khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ‘nóng’ việc Nga bắt phóng viên báo Mỹ

Tin thế giới 30/3: Khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ‘nóng’ việc Nga bắt phóng viên báo Mỹ

Baoquocte.vn. Ukraine thừa nhận tình hình ở Bakhmut, New Zealand nói về AUKUS, cựu Tổng thống Jair Bolsonaro trở về Brazil…là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Pháp và Israel: Hai câu chuyện, một bài toán

Pháp và Israel: Hai câu chuyện, một bài toán

Baoquocte.vn. Cả Pháp và Israel đều đang phải đối mặt với bài toán về sự phản đối của công chúng trước những thay đổi chính sách gây tranh cãi.
Dấu ấn của đối ngoại Trung Quốc sau Đại hội XX

Dấu ấn của đối ngoại Trung Quốc sau Đại hội XX

Baoquocte.vn. Đại hội XX trở thành tiền đề thúc đẩy đối ngoại Trung Quốc thêm phần tự tin với vai trò của nước lớn trên trường quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ và Ukraine: Hai chuyến thăm đặc biệt

Thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ và Ukraine: Hai chuyến thăm đặc biệt

Baoquocte.vn. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ và Ukraine phản ánh mong muốn tăng cường vai trò của Nhật Bản trên cương vị Chủ tịch G7 và xa hơn nữa.
Nhìn lại 20 năm ngày Mỹ phát động chiến dịch tấn công Iraq

Nhìn lại 20 năm ngày Mỹ phát động chiến dịch tấn công Iraq

Baoquocte.vn. Đã 20 năm ngày Mỹ phát động chiến dịch tấn công Iraq - sự kiện tác động quan trọng, kéo dài tới Trung Đông và thế giới.
Thỏa thuận AUKUS: Dấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thỏa thuận AUKUS: Dấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Baoquocte.vn. Kế hoạch quy mô hiếm có này phản ánh nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự của ba nước AUKUS tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO: Bên đẩy, bên ghìm

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO: Bên đẩy, bên ghìm

Baoquocte.vn. Nỗ lực đưa Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO của Mỹ và châu Âu vẫn chưa thể vượt qua rào cản từ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ gửi vũ khí ‘hạ cấp’ tới Ukraine: Tín hiệu né tránh ‘lằn ranh đỏ' với Nga?

Mỹ gửi vũ khí ‘hạ cấp’ tới Ukraine: Tín hiệu né tránh ‘lằn ranh đỏ' với Nga?

Baoquocte.vn. Pháo không có GPS, bệ phóng tên lửa bị chỉ tầm ngắn... Mỹ đang gửi vũ khí 'hạ cấp' cho Ukraine. Theo giới quan sát, Mỹ đang tránh đối đầu với Nga.
Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Baoquocte.vn. Báo Arab News của Saudi Arabia mới đây đăng bài viết đánh giá về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran do Trung Quốc làm trung gian.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Baoquocte.vn. Những nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt Nga thực hiện để đón Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Moscow rất cần Bắc Kinh trong cục diện quốc tế.
Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Baoquocte.vn. Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc đánh giá chiến lược ngoại giao khéo léo của Ấn Độ cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ Seoul-New Delhi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Baoquocte.vn. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga đang trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế.
Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Baoquocte.vn. Theo một số chuyên gia, bước sang năm thứ 13, cuộc khủng hoảng Syria đang nhận được một số tín hiệu tích cực.
Phiên bản di động