Bí ẩn hiện tượng xác chết không nát

Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại "incorruptible body". Thánh Bernadette "Lourder, Pháp" là một ví dụ điển hình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thánh Bernadette trong quan tài pha lê

Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài.

Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được “Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú uế.

Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu của bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo”. Gia đình của Thánh Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.

Vào năm 1913, Giáo hoàng Pius 10 phong Thánh cho Bernadette. Điều này đồng nghĩa với việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn.

Năm 1925, một lần nữa, Bernadette được Giáo hoàng Pius 11 phong Thánh. Lần thứ ba, mộ bà được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến bây giờ.

Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh “nhục thân bất hoại”. Thánh Jean Marie Baptiste Vieanney (1786-1859) được khai quật năm 1904, xác cũng còn nguyên vẹn. Thánh Francis Xavier (1506-1552) được chôn cất tại một đảo ở Trung Quốc trong quan tài bằng gỗ. Khoảng 2 tháng rưỡi sau, người ta khai quật mộ ông để di chuyển, thấy thánh thể vẫn như lúc sống. Hiện nay di hài 400 năm tuổi của ông vẫn còn nguyên và được lưu giữ tại Goa (Ấn Độ).

Hiện tượng nhục thân bất hoại không chỉ được ghi nhận trong Thiên chúa giáo, mà còn xuất hiện nhiều đạo khác như Phật giáo, Hindu. Mộ đại sư Itigelove (1852-1927, Siberia, Liên bang Nga) được khai quật năm 2002 đã gây kinh ngạc. Nhục thân của ông liệm trong lớp vải lụa, quàn trong một quan tài bằng gỗ tuyết tùng, chôn dưới huyệt mộ.

Khi khai quật, thi thể của ông vẫn còn nguyên, da dẻ mịn màng, các khớp xương vẫn mềm mại có thể co duỗi được. Hiện nay, xác của ông đang được lưu giữ tại Ivogisky Datsan.

Phương pháp tự biến thành xác ướp mà không hề sử dụng bất cứ kỹ thuật nào được ghi nhận tại Nhật Bản với cái tên Sokushibutsu. Các nhà tu hành sẽ luyện chế độ ăn uống, tu hành đặc biệt. Họ chọn ngày giờ để viên tịch và chỉ dẫn cách, nơi tống táng bản thân. Ở vùng Yamagata (Bắc Nhật Bản) có khoảng 16-24 xác “tự ướp” được tìm thấy.

Khoa học đang tìm lời giải

Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng các vị thánh, cao tăng đạt tới nhục thân bất hoại là do sức mạnh siêu nhiên, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình đến mức cơ thể không thể bị phân hủy.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện.

Bằng chứng mà các nhà khoa học đưa ra là xác ướp tự nhiên 5.000 năm tuổi của một người đàn ông Celt tìm thấy trên dãy Apls (Áo). Xác ướp nguyên vẹn do vô tình được bảo quản bởi lớp băng giá trên đỉnh núi cao. Hoặc những xác ướp của người và động vật có độ tuổi 5.500 năm, được tìm thấy trong các vùng đầm lầy tại Bắc Âu, Anh Quốc, Ireland, còn nguyên do môi trường đầm lầy có tính acid, yếm khí, vô hình trung đã tiêu diệt vi khuẩn.

Giới khoa học Nga đang sử dụng các phương tiện phân tích hiện đại nhất để tìm hiểu hiện tượng bất hoại của đại sư Itigelov. Họ giả thiết rằng, có thể trong quá trình tu hành, khổ luyện, ông đã sử dụng những loại hóa chất có sẵn trong tự nhiên, theo một trình tự bí mật nào đó trong ăn uống hằng ngày để “gột rửa” sạch cơ thể.

 Và vì thế xác của ông không bị phân hủy dù trong điều kiện bình thường. Để chứng minh được giả thiết này, các nhà khoa học cần rất nhiều tài liệu liên quan đến quá trình tu luyện của các đại sư, nhưng điều này luôn được giữ tuyệt mật và gần như người thường không thể tiếp cận.

Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại. Hiện tượng này đang bị bao phủ bởi một bức màn kỳ ảo, và tất cả vẫn đang là giả thiết.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động