Bị ông Joe Biden chọc giận, Trung Quốc sẽ sớm đáp trả?

Minh Vương
Bắc Kinh cho rằng đã đến lúc đáp trả các hành động gây tổn hại của Washington dưới thời Tổng thống Joe Biden bằng thái độ và hành động tương xứng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Liên tiếp những động thái cứng rắn đã được chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden triển khai từ đầu nhiệm kỳ, với phần lớn trong số đó nhằm vào Trung Quốc. Washington đã áp cấm vận và kiểm soát xuất khẩu do vấn đề ở Tân Cương (Trung Quốc), cảnh cáo các doanh nghiệp nước ngoài về tình hình ở Hong Kong (Trung Quốc), hay từ chối visa của học sinh và nghiên cứu sinh tình nghi có quan hệ với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Mới đây nhất, Mỹ đã kêu gọi các quốc gia lên tiếng chỉ trích, cáo buộc Bộ Công an Trung Quốc hoạt động gián điệp và tấn công mạng vì lợi ích và động cơ chính trị.

Bị ông Joe Biden chọc giận, Trung Quốc sẽ sớm đáp trả?
Ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình trong một cuộc gặp năm 2012 tại Los Angeles. (Nguồn: Reuters)

Cho tới thời gian gần đây, Trung Quốc vẫn chủ yếu đáp trả bằng các hành động đơn lẻ, tận dụng truyền thông để đả kích và châm biếm Mỹ.

Tuy nhiên, dường như những đòn tấn công dồn dập của Washington đã khiến Bắc Kinh nổi giận. Chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình nhận thức rằng ông Joe Biden đang áp dụng chính sách chống Trung Quốc chiến lược, bài bản hơn so với người tiền nhiệm. Giờ đây, đã đến lúc Bắc Kinh đáp trả Washington với thái độ, hành động tương xứng.

Vạn lý Trường thành bằng thép

Đầu tiên, Trung Quốc đã “ăn miếng trả miếng” với trừng phạt của Mỹ và châu Âu về Tân Cương và Hong Kong. Chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã thắt chặt kiểm soát với các công ty phát hành công khai lần đầu (IPO) tại Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động quân sự trên Biển Đông và Eo biển Đài Loan sau khi Washington thúc đẩy chính sách ủng hộ nhà lãnh đạo Thái Anh Văn.

Việc tăng cường hoạt động quân sự có thể dẫn đến đối đầu, ngay cả khi đây chỉ là tai nạn. Ngôn ngữ của một số quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc có thể khơi gợi chủ nghĩa dân tộc trong nước, song cũng khiến quá trình hạ nhiệt căng thẳng song phương trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình, dù đã nhiều lần gặp gỡ trong quá khứ trên các cương vị khác nhau, lại chưa một lần giáp mặt sau cuộc điện đàm dài hai tiếng đồng hồ tháng 2.

Phát biểu ngày 1/7 dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh cáo rằng bất cứ ai thách thức chủ quyền nước này sẽ sứt đầu mẻ trán bởi “Vạn lý Trường thành bằng thép vun đắp bằng xương máu của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”.

Trong quan hệ song phương, trả lời phỏng vấn trang Guancha.cn, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã nhắc Mỹ tự vấn trước khi cố gắng thay đổi thế giới. Ít lâu sau người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã gọi việc Washington tố Bắc Kinh tấn công mạng là “vô căn cứ”, cáo buộc chính Mỹ mới là quốc gia khởi xướng những hành động này.

Giới chức Trung Quốc thường xuyên hạ thấp, thể hiện sự nghi ngờ về vai trò, đóng góp của Mỹ với hệ thống và giá trị quốc tế. Thậm chí, ngay cả chuyến thăm của tân Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy R. Sherman tới Trung Quốc cũng trở thành đề tài khơi mào đối đầu, khi quan chức hai bên tranh cãi về từng chi tiết nhỏ, từ lịch trình các cuộc họp tới thành phần tham dự.

Cuối cùng, Bắc Kinh không ngần ngại chỉ trích chính sách đối nội của Washington khi thấy cơ hội. Khi một tòa nhà chung cư bị sập tại Surfside, Florida (Mỹ), truyền thông Trung Quốc nhanh chóng chỉ trích phản ứng “chậm chạp” của xứ cờ hoa so với vụ việc tương tự ở quê nhà. Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên thậm chí gọi vụ thảm sát có yếu tố sắc tộc tại Tulsa, bang Oklahoma (Mỹ) năm 1921 là ví dụ về “diệt chủng” của chính quyền Mỹ.

Thừa căng thẳng, thiếu niềm tin

Trong bối cảnh đó, ông Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh nhận định: “Chính phủ Trung Quốc hiểu rõ áp lực và thách thức chưa từng có của nước này trên thế giới”. Tuy nhiên, nhằm tháo gỡ tình thế này, Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh lại nhiều chính sách căn bản, điều Bắc Kinh cho là không khả thi hoặc chưa đáng để đánh đổi ở hiện tại.

Nhà phân tích độc lập Ngô Cường lại cho rằng sự nghi kỵ lẫn nhau đang ngăn cản Mỹ và Trung Quốc đưa quan hệ song phương trở lại trạng thái ổn định. Với Bắc Kinh, mọi hành động của Washington cùng đồng minh nhằm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế và quân sự của nước này.

Bị ông Joe Biden chọc giận, Trung Quốc sẽ sớm đáp trả?
Truyền thông Trung Quốc đã nhân cơ hội đả kích phản ứng chậm chạp của chính quyền địa phương tại Mỹ sau vụ sập chung cư tại Surfside, bang Florida. (Nguồn: Newsweek)

Tại hội thảo tuần trước do Trung tâm về Trung Quốc và Toàn cầu hóa có trụ sở tại Bắc Kinh tổ chức, một số học giả đã quan ngại về hình ảnh quốc tế của Bắc Kinh. Khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Pew cho thấy phần lớn người dân tại 15 nước lớn có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Giáo sư Trữ Ân tại Đại học Quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh đã kêu gọi các nhà ngoại giao Trung Quốc mềm mỏng và sáng tạo hơn trong việc truyền tải thông điệp với thế giới: “Tôi từng nói rằng các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã có tiến bộ vượt bậc trong cách sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, song khả năng truyền tải thông điệp, tìm kiếm sự đồng cảm của họ lại chưa được như vậy. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế”.

Tuy nhiên, chưa có gì cho thấy Bắc Kinh sẽ sớm thay đổi cách tiếp cận cứng rắn ấy. Chính giới và quan chức ngoại giao Trung Quốc đều hiểu rằng quan điểm này đến từ tầng lớp lãnh đạo. Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định lập trường của ông sẽ không đổi. Từ trước khi ông Joe Biden thắng cử, ông Tập đã đề cập tới chủ đề “phương Tây suy tàn, phương Đông trỗi dậy”, cụm từ xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn công khai tại Trung Quốc.

Theo ông Đặng Duật Văn, cựu phó tổng biên tập Thời báo Nghiên cứu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc tin 5 năm tới sẽ là quãng thời gian căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ-Trung, bởi “Bắc Kinh nghĩ mình đã đủ mạnh và sẵn sàng đối đầu Washington khi cần thiết”.

Tổng thống Mỹ: Chúng ta đang trong một cuộc cạnh tranh rõ ràng với Trung Quốc và nhiều quốc gia

Tổng thống Mỹ: Chúng ta đang trong một cuộc cạnh tranh rõ ràng với Trung Quốc và nhiều quốc gia

Ngày 20/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đánh dấu 6 tháng cầm quyền bằng việc tiếp tục khẳng định quyết tâm tập hợp các ...

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung kiểu mới: Thứ gì còn mạnh hơn cả vũ khí?

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung kiểu mới: Thứ gì còn mạnh hơn cả vũ khí?

Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng không liên quan đến vũ khí. Hai bên đang tìm ...

(theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp, làm việc với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động