Biến chủng Covid-19: Delta chưa qua, 'bóng ma' lambda đã tới - sự thật nên biết về chủng virus đột biến mới

Minh Anh
Một biến thể mới khác của virus corona được gọi là lambda đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức y tế khi khả năng lây lan rộng khắp thế giới và độc lực của nó được đánh giá không thua kém, thậm chí có phần nguy hiểm hơn người họ hàng - biến chủng Delta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19: Delta chưa qua, lambda đã tới - sự thật nên biết về biến thể bất thường mới
Số lượng người chết do Covid-19 ở Peru được cho là cao hơn nhiều so với con số báo cáo. (Nguồn: DW)

Lambda là một "biến thể đáng quan tâm"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể này, còn được gọi là C.37, được phát hiện lần đầu tiên ở Peru vào tháng 8/2020. Vào ngày 14/6, cơ quan này đã phân loại C.37 là một "biến thể đáng quan tâm" trên toàn cầu, hay VOI và đặt tên cho nó là lambda, sau khi nó xuất hiện đồng thời ở một số quốc gia trong khu vực.

VOI có nghĩa là biến thể ngày càng xuất hiện rộng rãi trong các cộng đồng và có các đột biến được dự đoán là có một số ảnh hưởng đến các đặc tính của virus, chẳng hạn như làm tăng khả năng lây truyền.

Trong khi đó, các quan chức Y tế thường sử dụng thuật ngữ "biến thể đáng lo ngại" hoặc VOC - khi các dữ liệu đáng tin cậy cho thấy, biến thể đó đã tăng khả năng lây truyền - chẳng hạn như những gì được thấy với biến thể delta - hoặc các đặc điểm đáng lo ngại khác.

Cho đến nay, lambda đã được phát hiện ở 29 quốc gia, với mức độ lây lan cao ở các nước Nam Mỹ, đang lây lan nhanh khắp châu Mỹ Latinh. Trong những tháng gần đây, theo kết quả giải trình tự gen của WHO, biến thể lambda đã được phát hiện trong 82% trường hợp Covid-19 ở Peru.

Ở Chile, biến thể này đã được phát hiện trong khoảng một phần ba số trường hợp và nó cũng đang lây lan nhanh chóng ở Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador và Mexico, theo thông tin từ WHO.

Gần đây nhất, biến thể này đã được thấy xuất hiện lần đầu ở Vương quốc Anh. Vào 25/6, Tổ chức Y tế Công cộng Anh (Public Health England – PHE) đã báo cáo 6 trường hợp mắc biến chủng lambda, tất cả đều liên quan đến việc đi du lịch nước ngoài.

Báo cáo của PHE gần đây cũng đã công nhận, lambda có “khả năng tăng khả năng lây truyền hoặc có thể tăng khả năng chống lại các kháng thể trung hòa”. Tuy nhiên, Tổ chức này cũng cho biết, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Như vậy, lambda đã tìm được đường đến châu Âu - nơi trận chiến chống lại biến thể Delta vẫn đang rất căng thẳng, chưa thấy điểm kết thúc. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về biến thể bất thường mới này, nên vẫn chưa rõ yếu tố chính gây lo ngại hiện nay có thể như thế nào.

Sự thật về biến chủng lambda?

Các quan chức Y tế đang theo dõi chặt chẽ biến thể lambda vì nó mang một số đột biến có thể khiến sự lây lan mạnh mẽ, không kém biến chủng Delta. Lambda còn được các nhà khoa học chú ý bởi đột biến trên biến thể này có thể kháng vaccine.

Biến thể này có tới 7 đột biến trong "protein đột biến" của virus, so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Theo WHO, một số đột biến này có khả năng làm tăng khả năng lây truyền của virus hoặc làm giảm khả năng trung hòa hoặc bất hoạt của một số kháng thể nhất định đối với virus.

Ví dụ, lambda có một đột biến được gọi là F490S nằm trong vùng liên kết thụ thể của protein đột biến (RBD), nơi virus đầu tiên bám vào tế bào người. Một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Genomics số tháng 7 đã xác định, F490S có khả năng là một "đột biến kháng vaccine", có thể khiến khả năng lây nhiễm của virus dễ dàng hơn và phá vỡ khả năng nhận ra biến thể của các kháng thể do vaccine tạo ra.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, những mối nguy hại này vẫn mang tình lý thuyết nhiều hơn. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây ra bệnh nặng hơn, hoặc làm cho các loại vaccine hiện đang được triển khai kém hiệu quả hơn", theo thông tin ban đầu của PHE. Bởi vậy sẽ cần có nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu những đột biến này có thực sự ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của virus hay không.

Theo quan điểm của nhà virus học Jairo Mendez-Rico, một chuyên gia thuộc WHO, biến thể lambda có thể có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn, nhưng “đây là một hiện tượng chưa được nghiên cứu và ghi chép đầy đủ và chúng tôi chưa thể so sánh với các biến thể khác như Gamma và Delta". Cũng theo chuyên gia này, khi virus SARS-CoV-2 tiến hóa, nó có thể trở nên dễ lây lan hơn, nhưng độc lực sẽ không mạnh hơn.

Chuyên gia Jeff Barrett, Giám đốc Sáng kiến gen Covid-19 tại Viện Wellcome Sanger (Anh) cũng cho biết, lambda có những đột biến bất thường so với các biến thể khác. Đó là lý do khiến việc tìm hiểu mối đe dọa từ lambda thông qua các dữ liệu máy tính và phòng thí nghiệm trở nên vô cùng khó khăn”.

Một nghiên cứu công bố ngày 3/7 của trường Y khoa NYU Grossman, hiện chưa đánh giá được các loại vaccine đã đề xuất hiện nay có hiệu quả chống lại biến thể lambda trên thực tế hay không. Các nhà nghiên cứu cũng chưa có câu trả lời chính xác liệu biến thể này có khiến người bệnh nặng hơn hay không. Bởi các nghiên cứu về nguy cơ này chỉ mới đang được tiến hành.

Các nhà khoa học tin rằng, đại dịch do các biến chủng của virus corona sẽ không kết thúc cho đến khi ít nhất 80% dân số thế giới được tiêm phòng. Các biến thể như lambda có thể còn tiếp tục xuất hiện cho đến khi thế giới đạt được tỷ lệ an toàn.

Chuyên gia Mendez-Rico cho biết, việc tiêm chủng là biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất: "Tất cả các loại vaccine mà chúng tôi đã phê duyệt trên toàn thế giới nói chung đều có hiệu quả chống lại các biến thể của virus corona đang lưu hành và không có lý do gì để nghi ngờ chúng ít khả năng chống lại lambda."

Sự hoành hành của biến chủng Delta cho thấy, không có nhiều thời gian để nghi ngờ về mối nguy hiểm từ các biến chủng Covid-19 mới. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 6, khoảng 10,4% dân số thế giới đã được tiêm chủng, nhưng tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp chỉ chiếm 0,9%. Ở một số quốc gia đang phát triển, ngay cả nhân viên y tế hoặc nhân viên chăm sóc, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng chưa được tiêm phòng.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (2-8/7): Trung Quốc dùng 9/71 vaccine Covid-19 nội địa; Myanmar tổ chức đấu thầu dự án điện mặt trời

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (2-8/7): Trung Quốc dùng 9/71 vaccine Covid-19 nội địa; Myanmar tổ chức đấu thầu dự án điện mặt trời

Fed có thể tăng lãi suất; Trung Quốc dùng 9/71 vaccine sản xuất trong nước; Myanmartổ chức đấu thầu quốc tế các dự án điện ...

Cập nhật Covid-19 ngày 8/7: Thái Lan nhận kỷ lục buồn; biến chứng nặng của người trẻ khi gặp biến thể Delta; Đức nhường vaccine AstraZeneca

Cập nhật Covid-19 ngày 8/7: Thái Lan nhận kỷ lục buồn; biến chứng nặng của người trẻ khi gặp biến thể Delta; Đức nhường vaccine AstraZeneca

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 185,8 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có gần 4,02 triệu ca tử ...

Covid-19 ở Việt Nam tối 7/7: Thêm 330 ca mắc mới; TP. Hồ Chí Minh giãn cách xã hội 15 ngày; Hà Nội yêu cầu không tụ tập quá 10 người

Covid-19 ở Việt Nam tối 7/7: Thêm 330 ca mắc mới; TP. Hồ Chí Minh giãn cách xã hội 15 ngày; Hà Nội yêu cầu không tụ tập quá 10 người

Bản tin dịch Covid-19 tối 7/7 của Bộ Y tế cho biết, có thêm 330 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca trong ngày ...

(theo Livescience, Euronews)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống... qua bàn tay của nghệ nhân Lương Minh Hòa đã mang một sắc ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang ...
Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt đang diễn ta tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Mưa lớn gây gián đoạn dịch vụ tàu cao tốc ở Nhật Bản. Đảo Jeju (Hàn Quốc) ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động