Biểu tình ở Kyrgyzstan: Đâu chỉ là can qua phút chốc !

Minh Vương
TGVN. Biểu tình ở Kyrgyzstan không chỉ là câu chuyện về bất ổn chính trị một sớm một chiều tại quốc gia Trung Á có nhiều đặc thù về địa chính trị - kinh tế này. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Israel-Lebanon: Bên lợi đơn, phía lợi kép

Israel-Lebanon: Bên lợi đơn, phía lợi kép

TGVN. Mối quan hệ Israel-Lebanon sắp có diễn biến với ý nghĩa và tác động của bước chuyển giai đoạn và bước ngoặt lịch sử. ...

Chỉ sau hai ngày đầu tuần với làn sóng biểu tình rầm rộ, Kyrgyzstan đã chìm sâu vào bất ổn.

Tối ngày 5/10, sau khi kết quả bầu cử sơ bộ Quốc hội được công bố, hàng nghìn người đã tràn xuống đường thủ đô Bishkek phản đối, chiếm tòa nhà Quốc hội, phóng hỏa Dinh Tổng thống, trả tự do cho cựu Tổng thống Almazbek Atambayev cùng cựu Thủ tướng Sapar Isakov và giành kiểm soát Bộ Nội vụ.

Đồng thời, lực lượng biểu tình và đại diện các đảng đối lập đã bổ nhiệm ông Jooshbek Koenaliev là “thị trưởng nhân dân của Bishkek” cho đến khi Thị trưởng mới được bầu.

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Đâu chỉ là can qua phút chốc !
Những người biểu tình đứng ngoài trụ sở chính phủ Kyrgyzstan ngày 6/10 sau cuộc đảo chính chớp nhoáng. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Ngày 6/10, Chủ tịch Quốc hội Dastan Jumabekov và Thủ tướng Kubatbek Boronov đồng loạt từ chức phản đối kết quả bầu cử. Bị đe dọa tấn công, tân Thủ tướng Sadyr Zhaparov đã phải chạy trốn khỏi khách sạn nơi Quốc hội nhóm họp bất thường.

Bất ổn không xa lạ

Tin liên quan
Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo lực leo thang, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội từ chức, Nga và LHQ lên tiếng Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo lực leo thang, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội từ chức, Nga và LHQ lên tiếng

Tổng thống đương nhiệm Sooronbay Jeenbekov kêu gọi các đối thủ ngăn chặn các cuộc biểu tình, cho biết đã ra lệnh cho lực lượng an ninh không nổ súng và tái khẳng định sẵn sàng hủy bỏ kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội gây tranh cãi. Song chừng ấy có lẽ là chưa đủ và quyền kiểm soát đất nước dường như đang tuột dần khỏi tay nhà lãnh đạo này.

Trước tình hình đó, Nga, quốc gia có mối quan hệ gần gũi với Kyrgyzstan và hiện có một căn cứ không quân tại đây, bày tỏ lo ngại và hy vọng các bên sớm tìm ra giải pháp ổn định tình hình. Người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres theo dõi sát tình hình ở Kyrgyzstan, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh bạo lực.

Tuy nhiên, bước đầu tiên trong tìm kiếm giải pháp chính trị là hiểu rõ ngọn nguồn vấn đề và với Kyrgyzstan, đó không đơn thuần là câu chuyện kết quả bầu cử, mà là kết quả của nhiều yếu tố địa chính trị-kinh tế đặc thù của quốc gia Trung Á.

Giữa hai ông lớn

Về vị trị địa lý, Kyrgyzstan có đường biên giới giáp Trung Quốc, song từng thuộc Liên Xô, khiến Bishkek thường xuyên trở thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng giữa Moscow, Bắc Kinh và cả Washington.

Hiện Kyrgyzstan duy trì quan hệ chính trị gần gũi với Nga khi có một căn cứ không quân của xứ bạch dương, mở rộng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, song lại tỏ ra cứng rắn với thiện chí đến từ phía Mỹ.

Về chính trị, chính trường Bishkek thường xuyên rời vào tình trạng kéo dài. Chỉ trong 15 năm, đã có hai Tổng thống bị lật đổ sau các cuộc nổi dậy và một người ngồi tù do bất đồng quan điểm với giới lãnh đạo cầm quyền.

Quan trọng hơn, hai đảng liên minh cầm quyền của Tổng thống Sooronbai Jeenbekov từ lâu đã trong tình trạng “bằng mặt không bằng lòng” khi có sự rạn nứt rõ nét về quan điểm chính trị khác biệt về sắc tộc, tôn giáo. Đáng ngại hơn, sự áp đảo của hai lực lượng này trong Quốc hội, cùng tình trạng mua phiếu bầu khiến cơ hội chiến thắng của các đảng phái chính trị khác là không nhiều.

BÌNH LUẬN CỦA TG&VN

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Nga-Belarus : Đỡ người, giúp mình
Quan hệ Đức-Nga: Thế khó xử của người Đức

Nền kinh tế dễ vỡ

Về kinh tế, tăng trưởng GDP của Kyrgyzstan phụ thuộc nhiều vào kiều hối và khai thác vàng. Dữ liệu của Chính phủ Nga năm 2017 cho thấy có tới 623.000 người Kyrgyzstan sinh sống và làm việc tại Nga.

Theo các thống kê không chính thức, con số này có thể lên tới 1 triệu người, tương đương với 1/6 dân số đất nước. Kiều hối của Kyrgyzstan ước tính chiếm từ 1/4 đến 1/3 GDP toàn quốc. Bên cạnh đó, mỏ vàng Kumtor với trữ lượng lớn, hiện do chính quyền Bishkek sở hữu và khai thác, đóng góp tới 10% GDP quốc gia những năm gần đây.

Tuy nhiên, cả hai thành tố chính này đang đều bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19. Ngân hàng châu Âu về Tái thiết và Phát triển ước tính GDP của Kyrgyzstan giảm 9,5% và dự kiến sẽ mất nhiều năm để phục hồi.

Cần giải pháp toàn diện

Có thể thấy, vị trí địa chính trị phức tạp, lịch sử bất ổn chính trị kéo dài, với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên và kiều hối khiến Kyrgyzstan dễ chịu tác động và bị tổn thương trước biến động của khu vực và thế giới, gần nhất là đại dịch Covid-19.

Do đó, giải pháp cho tình hình hiện nay tại Kyrgyzstan cần đảm bảo hai yếu tố sau:

Thứ nhất là đưa các bên, gồm đại diện Chính phủ, người biểu tình và phe đối lập ngồi lại với nhau, tìm kiếm đồng thuận để trước mắt hạ nhiệt căng thẳng hiện nay, cho dù đó có là tiến hành bầu cử lại với ủy ban giám sát độc lập có sự hiện diện của các bên và cộng đồng quốc tế, hay chuyển giao quyền lực trong hòa bình.

Thứ hai là tìm cách phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế từ những yếu tố địa chính trị-kinh tế đã nói ở trên, nhằm từng bước vun đắp, thiết lập ổn định chính trị để phát triển kinh tế, duy trì an ninh-trật tự xã hội.

Nước này cũng cần tìm kiếm một chính sách đối ngoại độc lập, hàn gắn các rạn nứt chính trị giữa đảng phái, minh bạch trong quá trình vận động, bầu cử hay đa dạng cơ cấu nền kinh tế…

Đây sẽ là bài toán không hề đơn giản mà Kyrgyzstan, dù là chính phủ của Tổng thống Sooronbay Jeenbekov, đoàn người biểu tình hay lực lượng chính trị đối lập, cần giải đáp.

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Căn cứ không quân Nga cảnh giác cao, Mỹ lần đầu lên tiếng

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Căn cứ không quân Nga cảnh giác cao, Mỹ lần đầu lên tiếng

TGVN. Ngày 6/10, Văn phòng Báo chí của Quân khu Trung ương Nga thông báo, căn cứ không quân Kant của nước này ở Kyrgyzstan ...

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo lực leo thang, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội từ chức, Nga và LHQ lên tiếng

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo lực leo thang, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội từ chức, Nga và LHQ lên tiếng

TGVN. Ngày 6/10, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời cơ quan báo chí của Quốc hội Kyrgyzstan cho biết, Chủ tịch Quốc hội ...

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo loạn ở thủ đô, người biểu tình chỉ định thị trưởng mới, phe đối lập tiếp quản Bộ Nội vụ

Biểu tình ở Kyrgyzstan: Bạo loạn ở thủ đô, người biểu tình chỉ định thị trưởng mới, phe đối lập tiếp quản Bộ Nội vụ

TGVN. Ngày 6/10, người biểu tình phản đối kết quả bầu cử Quốc hội ở Kyrgyzstan đã chỉ định thị trưởng mới của thủ đô ...

Đọc thêm

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Tổng giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một thập kỷ 'tăng trưởng ảm đạm' và 'mất lòng tin của người dân'.
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động