Bình luận của báo TG&VN về Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Vladivostok

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) diễn ra từ ngày 11 – 13/9 tại Vladivostok với sự tham dự của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... sẽ là cơ hội thuận lợi cho chủ nhà Nga mở rộng hợp tác kinh tế và củng cố quan hệ chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dien dan kinh te phuong dong noi anh tai tu hoi Nga hy vọng đạt được quan điểm chung với Mỹ về vấn đề Syria
dien dan kinh te phuong dong noi anh tai tu hoi Diễn đàn Kinh tế phương Đông: Việt Nam tham luận về không gian kinh doanh

​Được khởi xướng từ năm 2015 và tổ chức vào tháng Chín hàng năm tại Vladivostok (Nga), đây là mô hình hữu hiệu để Moscow không chỉ thu hút đầu tư vào vùng Viễn Đông hẻo lánh mà còn là cơ hội mở rộng và củng cố quan hệ chính trị với những nước tham dự. 

Với chủ đề “Viễn Đông – Mở rộng biên giới của cơ hội”, EEF sẽ có sự tham dự của đại diện đến từ 60 quốc gia, nổi bật là Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon. Theo đó, các bên sẽ thảo luận kế hoạch đẩy mạnh việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông. Diễn đàn cũng có sự góp mặt của đại diện hơn 6.000 doanh nghiệp Nga và quốc tế, nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư tại khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên này. 

Quan trọng hơn, đây là cơ hội để Nga mở rộng kết nối với các quốc gia khác trong châu Á, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản, hai đối tác kinh tế chính trị lớn tại khu vực Đông Bắc Á. 

Gác lại quá khứ

Ngày 10/9, Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo đó, vấn đề quần đảo Kuril/lãnh thổ phương Bắc tiếp tục là chủ đề trọng tâm trong cuộc gặp gỡ. Tranh chấp quyền chủ quyền khu vực này sau Chiến tranh Thế giới thứ hai từng và tiếp tục là “hòn đã tảng” cản trở sự phát triển quan hệ hai nước một thời gian dài. 

dien dan kinh te phuong dong noi anh tai tu hoi
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ngày 12/9. (Ảnh: Reuters)

Vài năm trở lại đây, vấn đề này đã có nhiều tiến triển tích cực và tại cuộc hội đàm hôm 10/9, hai bên đã thảo luận về xây dựng Hiệp ước hoà bình để tiến hành các hoạt động kinh tế chung trên các đảo tranh chấp, đồng thời mở rộng hợp tác kinh tế song phương. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu Moscow và Tokyo có thể thành lập một khuôn khổ đặc biệt để hợp tác mà không ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền tại khu vực này hay không. 

Hai nhà lãnh đạo cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ trong vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, ngay trước thềm thượng đỉnh Hàn – Triều dự kiến diễn ra từ ngày 18 – 20/9.

Theo kết quả được công bố sau hội đàm, hai bên đã phê chuẩn lộ trình thực hiện dự án trong năm lĩnh vực, trong đó có đánh bắt hải sản, du lịch, năng lượng nhẹ và gió, cùng xử lý rác. Nhật Bản và Nga cũng đã ký kết 10 văn kiện hợp tác quan trọng về kinh tế, tài chính và công nghệ.

Vì tương lai chung

Sau đó một ngày, Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hồi tháng Sáu, ông Putin cũng đã có chuyến công du Bắc Kinh và đây là lúc ông thể hiện lòng mến khách của mình. Hai bên nhất trí sẽ duy trì cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy quan hệ song phương, bảo đảm hoà bình và ổn định trên thế giới.

Tháp tùng ông Tập tới EEF lần thứ Tư là 600 đại diện gồm quan chức cấp cao, lãnh đạo các tỉnh, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân lớn tại Trung Quốc. Đây là đoàn đại biểu đông đảo nhất được cử tới diễn đàn lần này. Hai bên sẽ tổ chức đối thoại doanh nghiệp vào ngày 12/9, thảo luận về phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới hai nước. Một trong những ưu tiên của phía Trung Quốc là mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, cụ thể là xây dựng đường ống dẫn khí đốt để cung cấp khí tự nhiên, cũng như các lĩnh vực khai thác khoáng sản và chế biến gỗ. 

Bắc Kinh đánh giá cao tiềm năng về tài nguyên của khu vực vùng Viễn Đông, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng từ Nga hay Saudi Arabia sẽ khiến Trung Quốc bớt phụ thuộc hơn vào nguồn dầu thô từ Mỹ, trong bối cảnh xung đột thương mại giữa hai bên chỉ tăng mà không có giảm. Nếu điều này thành hiện thực, nó sẽ tiếp tục đóng góp vào mức tăng trưởng “thần kỳ” của kim ngạch thương mại song phương: Năm 2017, con số đã tăng 31,5% lên 87 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm nay, tiếp tục củng cố vị thế của Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi Nga tiếp tục đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, cụ thể là tham gia vào chiến lược Vành đai Con đường, kết nối với Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU). Ông đề cao vai trò của EEF như một diễn đàn tham khảo ý kiến và thảo luận về hợp tác khu vực. 

Về phần mình, ông Putin cho biết ông và Chủ tịch Tập có một mối quan hệ thân tình, đồng thời khẳng định với vị thế hiện nay, hai bên cần mở rộng hợp tác kinh tế và chính trị, tìm kiếm đồng thuận trong những vấn đề cùng quan tâm. Ông cũng cam kết sẽ tiếp tục cùng Chủ tịch Tập thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng bình thường hóa “mối quan hệ phức tạp.” Cam kết về hợp tác quân sự cũng được hai bên củng cố và duy trì thông qua cuộc tập trận chung Vostok 2018, với sự tham dự của 300.000 lính, 1.000 máy bay chiến đấu và tàu chiến Nga, cùng 3.000 binh sĩ Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) với nhiều trang thiết bị, khí tài hiện đại.

Bên cạnh đó, hình ảnh hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới sóng vai trên Phố Viễn Đông tại Vladivostok, cùng nhau nấu, thưởng thức món blini, bánh pancake truyền thống của Nga với trứng cá muối và rượu Vodka là minh chứng rõ nét nhất cho quan hệ thân thiết của Moscow và Bắc Kinh. Theo ông Alexander Gabuev, Chủ tịch Nga của chương trình châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm Nghiên cứu Carnegie Moscow, đây là cách mà Nga và Trung Quốc đánh tiếng với Mỹ rằng những áp lực kinh tế và chính trị của Washington chỉ làm họ xích lại gần nhau hơn. 

Cải thiện quan hệ với Nhật Bản, thúc đẩy bang giao với Trung Quốc, thu hút đầu tư tại vùng Viễn Đông và Siberia, khu vực giàu tài nguyên nhưng chưa phát triển, EEF chứng kiến thành công của Nga trong việc mở rộng hợp tác kinh tế, duy trì ảnh hưởng chính trị trong tại châu Á nói chung và thế giới nói riêng.

Cơ hội kinh tế cho nhiều nước

Việt Nam cũng cử đoàn tham dự EEF do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu. Ngày 11/9, trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của Diễn đàn, Bộ trưởng đã có bài tham luận phát biểu tại phiên thảo luận “Nga-ASEAN”.

Mở đầu bài phát biểu, Bộ trưởng đã tóm tắt những nét chính trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, với nền kinh tế phát triển năng động, tăng trưởng nhanh và ổn định, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khoảng 10 năm trở lại đây luôn đạt khoảng 6 - 7%. Với tốc độ tăng trưởng đó, trong những năm gần đây, Việt Nam đang tích cực đầu tư ra nước ngoài, tập trung chủ yếu ở khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Nga chiếm 13% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài, đứng thứ 3/75 quốc gia có dự án đầu tư của Việt Nam. Trong khi đó, tại Nga, đã có 23 dự án của Việt Nam đăng ký hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 2,9 tỷ USD, tập trung trong các lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn thông, trung tâm thương mại, nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa... Tập đoàn Viettel cũng lựa chọn Nga là nơi sản xuất thiết bị viễn thông, quốc phòng và tiến hành nghiên cứu về công nghệ. Đặc biệt, tại tỉnh Primorye, thuộc vùng Viễn Đông, Tập đoàn TH True Milk cho biết sẽ triển khai dự án chế biến sữa, với tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD.

Viễn Đông có tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản vô cùng phong phú: 20% tổng trữ lượng dầu mỏ và khí đốt, 70% lượng hải sản, 75% tài nguyên rừng, 75% trữ lượng kim cương và 30% trữ lượng vàng của toàn nước Nga. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định sự phát triển của khu vực Viễn Đông không chỉ đem lại động lực cho kinh tế Nga, mà còn đem lại cơ hội cho các nước khác trong khu vực – Việt Nam là một trong số đó. Do đó, thời gian tới, ông kỳ vọng vào một làn sóng đầu tư của Việt Nam sang Nga nói chung và vùng Viễn Đông nói riêng.

dien dan kinh te phuong dong noi anh tai tu hoi Tổng thống Nga: Triều Tiên cần được đảm bảo an ninh để đổi lấy phi hạt nhân hóa

​Ngày 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Triều Tiên cần được cung cấp những đảm bảo an ninh để đổi lấy việc nước ...

dien dan kinh te phuong dong noi anh tai tu hoi Tổng thống Hàn Quốc đề xuất mở rộng hợp tác kinh tế với Nga

Ngày 7/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đề nghị mở rộng hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Nga trong một loạt ...

dien dan kinh te phuong dong noi anh tai tu hoi Nga kỳ vọng thay đổi bộ mặt vùng Viễn Đông

Nhiều dự án được Nga gửi gắm tại  Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 2, sẽ diễn ra vào ngày 2 - 3/9 ...

 

Minh Quân

Đọc thêm

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động