Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng vị trí lắp đặt hệ thống phòng không S-400 | |
Tổng thống Trump chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ không phải là bạn của Mỹ |
Báo chí đã tích cực khai thác thông tin về vụ sát hại nhà báo người Saudi Jamal Khashoggi ở Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng Mười, đẩy quan hệ giữa Ankara và Riyadh rơi vào bế tắc. Cho dù là cái chết kinh hoàng của nhà báo này xâm phạm chủ quyền Thổ Nhĩ Kỳ và có thể khơi mào cạnh tranh chiến lược lâu dài với Riyadh thì chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề này.
Trong bối cảnh quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia ngày càng căng thẳng, nhân tố được hưởng lợi từ sự rạn nứt này chính là quan hệ Ankara - Washington, vốn “chạm đáy” vài tuần trước cái chết của nhà báo Khashoggi. Cuối tháng 9, hai bên đã bất đồng quan điểm về việc Ankara mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Moscow, tăng cường hợp tác với Tehran để chống lại lệnh trừng phạt của Washington và quyết định số phận của mục sư người Mỹ Andrew Brunson. Mỹ đã nâng thuế đối với hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu vào Mỹ, khiến Ankara một phen khốn khó. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ cần cải thiện quan hệ với Mỹ để giải quyết khó khăn kinh tế trong nước và duy trì thế cân bằng chiến lược tại Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc gặp tháng 5/2017 tại Nhà Trắng. (Nguồn: Getty Images) |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã nhanh chóng tận dụng căng thẳng với Saudi Arabia để làm hài lòng Mỹ thông qua việc làm rõ nguyên nhân cái chết của nhà báo Khashoggi và trả tự do cho mục sư Andrew Brunson. Điều này phù hợp với chính sách đối ngoại nhất quán của Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời ông Erdogan: bất đồng, căng thẳng, thậm chí là thái độ thù địch có thể nhanh chóng được điều chỉnh phù hợp với tính toán chính trị chiến lược.
Đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng chính sách ngoại giao linh hoạt này. Quan hệ giữa Moscow và Ankara mới chớm nở đã nhanh chóng trở thành thù địch sau sự kiện rơi máy bay chiến đấu SU-24 của Nga do phi công người Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển năm 2015. Nhưng không lâu sau đó, sau nỗ lực hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ Nga – Thổ đã nồng ấm trở lại.
Bên cạnh khía cạnh chính trị, nỗ lực hòa giải của Ankara với Washington có thể cứu vãn những rạn nứt kinh tế. Thổ Nhĩ Kỳ có tham vọng lãnh đạo thế giới Hồi giáo dòng Sunni, Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh của nước này là những đối thủ chính của Ankara. Ankara đã xây dựng chiến lược cạnh tranh trong khu vực sau vụ việc ám sát nhà báo người Saudi Jamal Khashoggi và nội chiến tại Yemen.
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào chính sách linh hoạt của Ankara ở khu vực. Hai nước có chung lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cả về khía cạnh kinh tế lẫn an ninh, song quan hệ giữa hai đồng minh NATO này rất mong manh và dễ đổ vỡ. Do vậy, để đưa quan hệ song phương trở lại trạng thái bình thường, cả Washington và Ankara cần đưa ra những quyết định khó khăn và cả sự thỏa hiệp. Vụ ám sát nhà báo Khashoggi là cơ hội để cả Mỹ cùng Thổ Nhĩ Kỳ “cài đặt lại” quan hệ, mở rộng hợp tác chiến lược vốn bị gián đoạn sau thời gian căng thẳng.
Bình luận của TG&VN: Thổ Nhĩ Kỳ - Đức cài đặt lại quan hệ Từ ngày 28 – 29/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Đức kể từ ... |
Bình luận của TG&VN - Một khi “bộ ba” tụ hội Nếu thành hiện thực, đây sẽ là lần gặp gỡ thứ ba giữa các nhà lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhằm vãn ... |
Bình luận của TG&VN: Thổ Nhĩ Kỳ - Thân với Nga, xa rời Mỹ Tiếp đón thịnh tình Ngoại trưởng Sergey Lavrov và gay gắt trả đũa trừng phạt thương mại của Washington chỉ trong vòng chưa đầy một ... |