Bình luận của TG&VN: Thổ Nhĩ Kỳ - Đức cài đặt lại quan hệ

Từ ngày 28 – 29/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Đức kể từ năm 2014. Vậy là người mà một năm trước đây còn gọi các chính trị gia cầm quyền ở Đức là “kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ đặt chân đến Berlin.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
binh luan cua tgvn tho nhi ky duc cai dat lai quan he Xuất hiện căng thẳng mới trong quan hệ Đức-Thổ Nhĩ Kỳ
binh luan cua tgvn tho nhi ky duc cai dat lai quan he Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Đức sẽ cải thiện sau bầu cử Quốc hội Đức

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – phương Tây nói chung và Thổ Nhĩ Kỳ – Đức nói riêng đã gặp nhiều khúc mắc kể từ sau cuộc đảo chính bất thành năm 2016, khiến chính quyền của Tổng thống Erdogan đưa ra khỏi bộ máy khoảng 150.000 người.

Những vấn đề chung cần giải quyết

Trong khi phương Tây, chủ yếu là Đức và Liên minh châu Âu (EU), lên tiếng chỉ trích cách giải quyết của ông Erdogan đi ngược lại các chuẩn mực dân chủ của châu Âu, phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng phương Tây đã can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ nước này.

Bên cạnh đó, hai bên cũng cần đạt được tiếng nói chung vấn đề người nhập cư từ Trung Đông – Bắc Phi sang châu Âu với điểm đến cuối cùng thường là Đức. Thủ tướng Angela Merkel muốn có sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc hạn chế, sàng lọc và tiếp nhận người nhập cư do Thổ Nhĩ Kỳ vừa có ưu thế là một trong những cửa ngõ chính nối Trung Đông với châu Âu, vừa là nước trực tiếp tham chiến ở Syria với hệ thống trạm kiểm soát quân sự đủ sức giám sát luồng di cư. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, giải quyết vấn đề di cư vừa là con bài để mặc cả với EU với nhân tố chính là Đức nhưng cũng là cách để cải thiện hình ảnh quốc gia, mở đường cho nước này gia nhập EU.

binh luan cua tgvn tho nhi ky duc cai dat lai quan he
Tổng thống Erdogan gặp Thủ tướng Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh G7, 2017, Hamburg, Đức. (Nguồn: RTE)

Hiện tại, do những khúc mắc về chính trị cũng như vấn đề người di cư, quan hệ kinh tế giữa hai bên đang phải nhận những tác động không mong muốn. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mất giá khiến chính quyền Erdogan đang phải kêu gọi sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Dòng đầu tư của Đức và các nước EU khác sẽ như một cơn mưa mát lành giải toả cơn khát về vốn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Gần đây, chiến trường Syria được dự báo đang đi vào hồi kết bất chấp quân đội của Tổng thống Assad đã tạm hoãn chiến dịch tổng tấn công Idlib, thành trì cuối cùng của phe nổi dậy sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thoả thuận về khu phi quân sự. Mong muốn của Đức và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đạt được tiếng nói chung trong vấn đề Syria chắc chắn sẽ là trọng tâm của chương trình nghị sự song phương sắp tới. Thổ Nhĩ Kỳ có những lợi ích sát sườn trong việc giải quyết vấn đề người Kurd cũng như thiết lập một vùng đệm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ bên kia biên giới. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Israel, Iran, Saudi Arabia,… mong muốn thông qua vấn đề Syria để nâng cao vị thế trong khu vực. Đối với Đức, đại diện chính của EU bên cạnh Pháp trong vấn đề Syria, cũng mong muốn giải quyết vấn đề Syria theo hướng giảm người nhập cư, đặc biệt là ngăn chặn các đối tượng khủng bố xâm nhập châu Âu.

Tạo lập nền tảng, xây dựng định hướng

Do hai bên có rất nhiều mối quan tâm trong cả quan hệ song phương lẫn quan hệ đa phương trong khu vực nên chắc chắn chuyến thăm lần này không chỉ dừng lại ở những nghi lễ ngoại giao để tăng cường kết nối. Tạo lập nền tảng và xây dựng định hướng giải quyết trong tương lai đối với những vấn đề có chung sự quan tâm sẽ là mục đích chính của cả hai bên trong chuyến thăm lần này. Trước cuộc gặp, nhiều thông tin cho biết phía Berlin sẽ có những hỗ trợ kinh tế nhất định cho Ankara. Do đó, hoàn toàn có cơ sở khi nói không khí cuộc gặp sẽ mang tinh thần hợp tác và thân thiện.

Với vị trí địa chiến lược quan trọng ở Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu lớn trong việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn. Vấn đề Syria, hợp tác kinh tế và giải quyết tình trạng người nhập cư tiếp tục sẽ được chính quyền Ankara coi là "con bài chủ" được đưa ra để cài đặt lại quan hệ với châu Âu. Thỏa thuận về khu phi quân sự đã giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao vị thế đáng kể trước cuộc gặp song phương. Có thể thấy, vị thế chính trị và tình hình an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ đã được củng cố một phần đáng kể từ sự hỗ trợ của Nga nhưng chính quyền của Tổng thống Erdogan cũng cần có những con số kinh tế đẹp đẽ. Do đó, cải thiện quan hệ với Đức và châu Âu là điều mà Ankara cần.

Về phía Đức, chính quyền Thủ tướng Merkel chắc chắn sẽ đưa ra đề nghị hỗ trợ kiểm soát dòng người di cư đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều khả năng, một cam kết về giải quyết vấn đề di cư sẽ nằm trong Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo nhằm giúp Thủ tướng Merkel xoa dịu rạn nứt liên minh giữa CDU/CSU với SPD cầm quyền cũng như tạm thời đầy lùi chỉ trích của phái dân túy.

Đặc biệt, việc gây dựng lại mối quan hệ vốn dĩ rất nồng ấm giữa hai bên chắc chắn là điều có lợi cho cả hai bên bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Kurd ở trong và ngoài nước Đức. Rõ ràng, cả Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đều có chung lợi ích hoặc có những lợi ích tương hỗ nhau. Do đó, người ra chờ đợi những cam kết đầy hứa hẹn về chính trị hay những hỗ trợ và các khoản đầu tư của doanh nghiệp Đức sẽ xuất hiện trên mặt báo ngay sau chuyến công du.

binh luan cua tgvn tho nhi ky duc cai dat lai quan he Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phát triển ngành công nghiệp vũ khí

Việc Đức đình chỉ các hoạt động xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp Ankara phát triển ngành công nghiệp vũ khí ...

binh luan cua tgvn tho nhi ky duc cai dat lai quan he Công dân Đức đầu tiên bị đưa ra xét xử tại Thổ Nhĩ Kỳ

Các hãng truyền thông Đức ngày 7/9 đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành xét xử một phụ nữ quốc tịch Đức, 49 tuổi, ...

binh luan cua tgvn tho nhi ky duc cai dat lai quan he Khi đồng minh đối đầu

Quan hệ Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Ân Đặng

Đọc thêm

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10, người lạ mặt bà Thật nhắc tới có phải là ông Thắng? Duyên và Giang có liên hệ gì không?
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Trong Tử vi Đẩu số, sao Thái Âm được coi là chòm sao cát tinh, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vậy sao Thái Âm ...
Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động