Nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích cho người dân trong nước mà còn mang đến cơ hội sinh lợi cho các nhà đầu tư. (Nguồn: Getty Images) |
Thông tin trên được đăng tải tển trang bnnbreaking.com (Hong Kong) ngày 22/2.
Theo trang này, sự trỗi dậy của Việt Nam với tư cách là công xưởng toàn cầu được các nhà đầu tư trên toàn thế giới quan tâm. Đất nước chuyển hướng chiến lược chú trọng vào sản xuất, cộng với nhân khẩu học và vị trí địa lý thuận lợi - những yếu tố tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững.
Theo sàn giao dịch chứng khoán Mỹ Nasdaq, nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích cho người dân trong nước mà còn mang đến cơ hội sinh lợi cho các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực mà tiêu biểu là công nghệ và dệt may.
Tin liên quan |
Việt Nam sẽ tăng mức độ thịnh vượng 125% trong 10 năm tới |
Đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn được thúc đẩy nhờ khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đất nước hình chữ S ghi nhận vốn FDI tăng 32%, lên 36,6 tỷ USD trong năm 2023, khẳng định sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến thân thiện cho doanh nghiệp.
Theo trang bnnbreaking.com, Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ để viết nên kỳ tích làm giàu. Từ chỗ có 19.400 triệu phú và 5 tỷ phú với tổng tài sản ròng là 11,8 tỷ USD, Việt Nam đang trên đà tăng mạnh số lượng cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, dự kiến sẽ có 112.000 triệu phú vào năm 2027.
Mức độ giàu có tăng theo cấp số nhân không chỉ đơn thuần là một con số mà còn biểu thị sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam, báo trước một kỷ nguyên thịnh vượng và cơ hội mới.
Ngoài ra, không thể phủ nhận vai trò của thương mại trong việc gia tăng mức độ thịnh vượng. Bằng cách khai thác tiềm năng thương mại trị giá 55 tỷ USD/năm, Việt Nam sẵn sàng vươn đến những nấc thang mới trên lộ trình kinh tế, thiết lập chuẩn mực cho các nền kinh tế đang phát triển trên toàn thế giới.
Bất chấp triển vọng lạc quan, hành trình của Việt Nam không tránh khỏi những trở ngại.
"Bóng ma" về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang cận kề, với những ảnh hưởng tiềm tàng đối với nhu cầu tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, vẫn le lói tia hy vọng khi nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện được khả năng chống chịu, đặc biệt trong việc vượt qua những nghịch cảnh do đại dịch Covid-19. Khả năng chống chịu này là minh chứng cho thấy sự vững chắc của các chính sách kinh tế của Việt Nam và sự tập trung kiên định vào tăng trưởng dài hạn.
Tuy nhiên, để duy trì quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam phải vượt qua những thách thức kinh tế toàn cầu này một cách thận trọng và có tầm nhìn chiến lược.
Trang bnnbreaking.com viết: "Câu chuyện trỗi dậy về kinh tế của Việt Nam là câu chuyện về sức chống chịu, tầm nhìn chiến lược và tham vọng bền bỉ. Con đường phía trước còn nhiều thách thức, nhưng đối với Việt Nam, tương lai chưa bao giờ tươi sáng hơn thế!"
| Lạc quan về triển vọng của Việt Nam trong năm 2024 Việt Nam rất may mắn vì nằm ở khu vực được xác định là trung tâm địa chính trị, địa kinh tế mới của thế ... |
| Việt Nam sẽ tăng mức độ thịnh vượng 125% trong 10 năm tới Việt Nam sẽ có mức tăng mạnh nhất về sự thịnh vượng trong thập niên tới, khi củng cố được vị thế là trung tâm ... |
| Việt Nam trong danh sách những 'con rồng nhỏ đang chuẩn bị cất cánh' Ngày 21/2, trang tiếng Anh của tờ South China Morning Post đăng tải bài của Janet Pau, Giám đốc điều hành của Hội đồng doanh ... |
| Báo Argentina lý giải sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các tập đoàn, thương hiệu quốc tế Infobae, một trong những tờ báo nổi tiếng ở Argentina, ngày 23/2 đăng tải bài viết dự báo Việt Nam sẽ dẫn đầu thế giới ... |
| Triển vọng lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam Năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam được The Banker dự báo sẽ tăng 6-6,5%, đưa nền kinh tế Đông Nam Á trở thành ... |