TIN LIÊN QUAN | |
Giáo dục sẽ là giải pháp cho những thách thức của ASEAN | |
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải bảo đảm chất lượng |
Hội nghị trực tuyến có sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm với sự tham gia của hơn 1200 đại biểu ở cả ba đầu cầu Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận, mặc dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn song các trường đã nỗ lực để có một năm học với nhiều chuyển biến tích cực.
Điểm 9-10 chiếm 3% trong phổ điểm cả nước
Về hiện tượng “mưa điểm 10”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thông tin đưa như vậy liệu có thực sự chính xác? Theo ông, "Nếu như năm ngoái, điểm 10 thường rơi vào trường hợp rất giỏi hoặc học tủ thì năm nay có thay đổi một chút. Bởi lẽ, đề thi trắc nghiệm khách quan kiểm tra kiến thức trải rộng, tạo cơ hội cho nhiều học sinh có cơ hội được điểm cao. Hơn nữa năm nay nội dung thi chỉ tập trung trong chương trình lớp 12, trong quá trình học tập học sinh có 3 lần được làm quen với dạng thức đề thi, tạo thuận lợi cho thí sinh ôn tập. Tuy kết quả có nhiều điểm tuyệt đối hơn nhưng theo số liệu thống kê, điểm 9-10 cũng chỉ chiếm 3% trong phổ điểm cả nước."
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại) |
Nhắc đến hiện tượng “30 điểm vẫn trượt”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, kỳ thi năm nay áp dụng minh bạch, công khai thông tin trong tuyển sinh. Do tính ưu việt của công nghệ thông tin, Bộ cho các em đăng ký nhiều nguyện vọng, có thể thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm là rất nhân văn. Vì sự minh bạch do công nghệ thông tin hỗ trợ rất tốt nên nhiều thí sinh cùng đăng ký vào một số trường tốt, ngành hot như Y, Dược, Công an, Quân đội... trong khi chỉ tiêu các trường này không tăng, thậm chí là giảm tới 50%, nên điểm chuẩn các trường/ngành này cao là điều dễ hiểu.
Tuy vậy, ngành Giáo dục sẽ khắc phục bằng việc rút kinh nghiệm ra đề thi phân hóa rõ nét hơn nữa. “Năm đầu tiên chúng ta triển khai đề thi trắc nghiệm chuẩn hóa, kết quả như vậy đã là một sự cố gắng lớn, tuy nhiên cần phải hoàn thiện về mặt kỹ thuật để năm sau đề thi có sự phân hóa tốt hơn nữa”, ông nói.
Xem xét điều chỉnh điểm ưu tiên cho phù hợp
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường nào chất lượng tốt sẽ được nhiều người học quan tâm, lượng thí sinh trúng tuyển đăng ký nhập học cao hơn. Ông lưu ý, các trường đại học phải nhìn vào cung - cầu của thị trường để cải thiện, nâng cao chất lượng cũng như định hướng phát triển. Đặc biệt, trong điều kiện thế giới thay đổi nhanh và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ thì xu hướng ngành học càng thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, giáo dục đại học hiện đại phải nghĩ đến tiếp cận theo hướng nhu cầu thị trường.
Xoay quanh vấn đề cộng điểm, Bộ trưởng khẳng định đó là chủ trương tốt và đầy nhân văn, không chỉ ở nước ta mà nước khác cũng áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay tình hình thay đổi, khu vực 1-2-3 sự chênh lệch điều kiện đã khác xưa thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Và Bộ sẵn sàng lắng nghe để có điều chỉnh phù hợp.
Quyết tâm xây dựng chuẩn trường sư phạm
Một vấn đề nóng khác được dư luận “mổ xẻ” những ngày qua là ngành Sư phạm có điểm đầu vào ở mức thấp. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, dư luận nên nhìn nhận toàn diện và thấu đáo, bởi không phải ngành Sư phạm nào năm nay cũng có đầu vào quá thấp. Có những phân ngành điểm trúng tuyển vẫn khá cao hoặc ở mức tương đối nhưng cũng có phân ngành điểm thấp, nhất là ở các trường cao đẳng có đào tạo ngành Sư phạm.
Bộ trưởng cho biết, sắp tới Bộ quyết tâm xây dựng chuẩn trường Sư phạm và quy hoạch theo hướng tập trung vào các trường đại học sư phạm lớn, dần dần có chính sách để đầu ra - đầu vào hợp lý. “Khởi đầu cải cách, động vào cái gì cũng tạo nhiều nhận thức khác nhau. Chắc chắn ban đầu sẽ sóng sánh một chút nhưng sau đó, mọi vấn đề sẽ đi vào ổn định, tốt đẹp với sự quyết tâm của toàn ngành”, ông khẳng định.
Chung tay khắc phục hạn chế
Khẳng định những hạn chế của giáo dục đại học đều là những vấn đề có thật, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, chính sự minh bạch thông tin thời gian qua đã làm cho những hạn chế này trở nên rõ ràng hơn và trách nhiệm của Bộ là phải nỗ lực để khắc phục những hạn chế này.
Tân sinh viên nhập học. (Nguồn: Đại học Bách khoa Tp. HCM) |
Ông nhấn mạnh: “Muốn cải thiện chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải bắt đầu từ thể chế. Vì vậy, tới đây, trên cơ sở kề thừa những kết quả đã đạt được, ngành Giáo dục sẽ kiến nghị sửa đổi, bổ sung hai luật quan trọng là Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học. Đây sẽ là cơ sở pháp lý nhằm kiến tạo, hỗ trợ cho đổi mới giáo dục đại học.”
Chia sẻ với những khó khăn của các trường hiện nay, Bộ trưởng nói rằng: “Chủ trương đã có rồi, đến năm 2020 tất cả các trường sẽ phải tự chủ. Nhưng từ nay đến đó, Bộ sẽ phối hợp để cùng triển khai, gỡ khó cho các trường. Vướng mắc nào thuộc thẩm quyền của Bộ, Bộ sẽ gỡ ngay, những vấn đề vượt thẩm quyền, Bộ sẽ có ý kiến với các Bộ, ngành và báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, trách nhiệm của các trường đại học là không ngồi chờ mà phải chủ động để có những bước đi tự chủ hợp lý và bền vững”.
Tuyển nhân tài hay theo vùng miền? Đó là câu hỏi của Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội) sau những tranh cãi xung quanh ... |
Hơn 4.000 điểm 10 có đúng thực trạng? GS. NGND Nguyễn Lân Dũng thấy đáng lo trước “cơn mưa” điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua. |
Tổ chức một kỳ thi trung thực, an toàn, thuận tiện nhất Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần chung của Chính phủ là tổ chức một kỳ thi trung thực, an toàn, thuận ... |