Đại diện Bộ Tài chính và JICA ký thỏa thuận vay. (Ảnh: BTC) |
3 thỏa thuận trên được triển khai theo kết quả của 3 công hàm trao đổi, ký kết giữa Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa, nhân chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng vào tháng 5/2023.
Trong đó, đáng chú ý là thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách trị giá 50 tỷ Yen cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam hậu Covid-19.
Tin liên quan |
Tổng cục Thống kê: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,5% là khó khả thi |
Đây là khoản vay thuộc Chương trình vỗn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thế hệ mới, được triển khai trên cơ sở cam kết của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Khoản vay này được thực hiện với lãi suất ưu đãi nhất từ trước đến nay, theo cơ chế giải ngân nhanh, hòa đồng trực tiếp vào ngân sách nhà nước. Khoản vay được triển khai với thủ tục nhanh chóng. Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ hai nước cam kết đến khi hoàn thành ký thỏa thuận vay chỉ trong vòng 1 năm.
Bên cạnh thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách, Bộ Tài chính và JICA cũng triển khai ký kết 2 thỏa thuận vay cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 2 tỉnh Bình Dương và Lâm Đồng.
Trong đó, khoản vay cho Dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương trị giá 6,3 tỷ Yen được triển khai trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông thông qua việc phát triển hệ thống xe buýt nhanh kết nối giao thông giữa tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Khoản vay này sẽ tạo tiền đề để phát triển hệ thống giao thông định hướng dọc tuyến Metro.
Khoản vay cho Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1) trị giá 4,7 tỷ Yen có mục tiêu hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng với các tiểu dự án trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi và trung tâm giao dịch hoa.
Đại diện Bộ Tài chính và JICA trao thỏa thuận vay. (Ảnh: BTC) |
3 thỏa thuận vay được ký kết lần này đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính và JICA.
Với 3 khoản vay được ký kết lần này, Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn cam kết đến nay lên tới hơn 2.567 tỷ Yen (tương đương khoảng hơn 23 tỷ USD).
Các dự án vay vốn Nhật Bản có phạm vi đối tượng sử dụng vốn vay đa dạng như giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, ứng phó với biến đổi khí hậu... đã và đang đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Việc Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cam kết tài trợ cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện các chương trình, dự án này khẳng định quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, cũng như sự tin tưởng của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản vào năng lực quản lý, thực hiện dự án và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của đất nước, con người Việt Nam.
| Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 3,72% trong 6 tháng đầu năm 2023 Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó ... |
| Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn tham vấn của Quỹ Tiền tệ quốc tế Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ hài lòng với kết quả hợp tác giữa Việt Nam và IMF, khẳng định Chính phủ Việt Nam ... |
| Tổng cục Thống kê: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,5% là khó khả thi Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 không đạt như kỳ vọng, nhưng là mức tăng trưởng phù hợp trong bối ... |
| Báo Singapore: Việt Nam là 'ngôi nhà' của các cơ sở sản xuất chi phí thấp và lao động giá rẻ Tờ The Business Times (Singapore) ngày 28/6 nhận định, trong nhiều thập kỷ, Việt Nam là “ngôi nhà” của các cơ sở sản xuất chi ... |
| Học giả Italy: Thành công của Việt Nam khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn đi lên chủ nghĩa xã hội Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy, trong khuôn khổ Năm Việt Nam - Italy 2023, ngày 30/6, Đại ... |