Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Đối ngoại sẽ đóng vai trò tiên phong kết nối Việt Nam với các xu thế phát triển lớn của thế giới

Bảo Chi
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Tọa đàm quốc tế về ‘Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam’.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu tại Tọa đàm 'Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam'. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Tọa đàm 'Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam'. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngày 15/4, tại khách sạn Daewoo, Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức và đồng chủ trì Tọa đàm quốc tế về ‘Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam’.

Tham dự Tọa đàm có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Ban Kinh tế Trung ương, thành phố Hà Nội, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại học Fulbright Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế, Công ty cổ phần FPT, Tập đoàn Deloitte Việt Nam.

Tọa đàm đã thu hút sự tham dự của gần 15 chuyên gia quốc tế hàng đầu của các tổ chức thuộc hệ thống của LHQ như Chương trình phát triển LHQ, Diễn đàn LHQ về Thương mại và Phát triển, Chương trình Môi trường LHQ, Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Công ty Tài chính quốc tế, Liên minh Viễn thông quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của Văn phòng Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam trong công tác tổ chức Tọa đàm và sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thể hiện một khát vọng phát triển lớn, đó là trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, ngành đối ngoại sẽ đóng vai trò tiên phong kết nối Việt Nam với các xu thế phát triển lớn của thế giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.

Ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu tại Tọa đàm 'Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam'. (Ảnh: Tuấn Anh)
Toàn cảnh Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng đề nghị Tọa đàm thảo luận tập trung vào các nội dung. Một là, đánh giá những xu hướng toàn cầu quan trọng, nhất là các xu hướng có thể tạo cơ hội cho Việt Nam bứt phá về phát triển. Hai là, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đánh giá các bài học trong việc tận dung các xu hướng toàn cầu để phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Ba là, đề xuất ưu tiên chính sách trong chiến lược phát triển của Việt Nam để tận dụng các xu thế toàn cầu hậu Covid-19, phù hợp với các đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và ưu tiên phát triển của Việt Nam.

Trong bài phát biểu khai mạc Tọa đàm, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam Kamal Malhotra đã nhấn mạnh một số xu thế lớn quan trọng, tác động tới thế giới và khả năng kiến tạo tương lai tốt hơn của các quốc gia.

Ông Kamal Malhotra đề cập mối quan ngại ngày càng lớn đối với ba cuộc khủng hoảng của trái đất là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm. Các cuộc khủng hoảng này đe dọa phá hoại các thành tựu phát triển đã đạt được, cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.

Ông cũng nêu những căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, tác động của tình hình này đến hợp tác đa phương, ẩn chứa nguy cơ xói mòn những giá trị phổ quát của nền quản trị toàn cầu; sự bất bình đẳng diễn ra trên diện rộng trong quá trình phân phối vaccine ngừa Covid-19 giữa các quốc gia có thể tiếp tục làm suy giảm hợp tác đa phương ở quy mô rộng hơn trong những năm tới.

Ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu tại Tọa đàm 'Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam'. (Ảnh: Tuấn Anh)
Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra nhấn mạnh một số xu thế lớn quan trọng, tác động tới thế giới và khả năng kiến tạo tương lai tốt hơn của các quốc gia. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ông Malhotra chia sẻ ấn tượng sâu sắc tới tốc độ nhanh mà thế giới đang vận động trong đại dịch để nắm bắt các công nghệ mới và có tính tiên phong nhằm hỗ trợ việc duy trì các dịch vụ cơ bản thiết yếu cũng như một số hoạt động kinh tế mặc dù rất nhiều người chịu tác động gián đoạn nghiêm trọng trong những lĩnh vực này và đa số chưa thể phục hồi; cho rằng tình trạng gia tăng bất bình đẳng trong mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đã trở thành một xu thế lớn, đáng quan ngại.

Vì vậy, việc giảm thiểu bất bình đẳng đồng thời theo đuổi chính sách phục hồi xanh và có khả năng chống chịu là mục tiêu cao nhất của LHQ; hy vọng Toạ đàm sẽ có những ý tưởng mới được đề xuất cho quá trình phục hồi này.

Tập trung thảo luận và đánh giá về các xu hướng lớn trên thế giới giai đoạn hậu Covid-19, Tọa đàm được chia thành ba phiên thảo luận chính về chuyển đổi số, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng bao trùm, tự cường và bền vững, và phục hồi xanh.

Trên cơ sở các ý kiến, các đại biểu đã đưa ra một số gợi ý về chính sách nhằm giúp Việt Nam tranh thủ được các xu hướng lớn của thế giới, kết hợp hiệu quả nguồn ngoại lực này với sức mạnh quốc gia, tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp Việt Nam đạt được các đột phá, hướng tới các mục tiêu phát triển đề ra tại Đại hội XIII.

Ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu tại Tọa đàm 'Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam'. (Ảnh: Tuấn Anh)
Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Anh)
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao đổi trực tuyến với Bộ trưởng Ngoại giao Australia, Malaysia và Philippines
Điện mừng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: 5 nhiệm vụ của cán bộ ngoại giao
Tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Bộ trưởng Ngoại giao các nước Lào, Campuchia và Indonesia điện đàm chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống... qua bàn tay của nghệ nhân Lương Minh Hòa đã mang một sắc ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang ...
Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt đang diễn ta tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Mưa lớn gây gián đoạn dịch vụ tàu cao tốc ở Nhật Bản. Đảo Jeju (Hàn Quốc) ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động