Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động tập huấn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

TGVN. Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông chiều 25/2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập huấn SGK lớp 2, lớp 6 cho giáo viên và cho biết: 'Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động này, tuyệt đối không buông lỏng'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tuyệt đối không buông lỏng tập huấn SGK lớp 2, lớp 6
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập huấn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 cho giáo viên.

Tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý của giáo viên, nhân dân trước khi in bản chính thức

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, thời gian qua, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như rà soát, đánh giá chương trình, sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sau một học kỳ triển khai và chuẩn bị cho hoạt động tổng kết sau khi năm học kết thúc; biên soạn, thực nghiệm, thẩm định, phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình mới; ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 2 và lớp 6…

Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, chỉ đạo hiệu quả của các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận, phần lớn các nhiệm vụ đã được thực hiện đảm bảo tiến độ và đạt yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra một số vấn đề cần được làm tốt hơn như công tác phối hợp giữa các nhóm nhiệm vụ, công tác rà soát hệ thống văn bản để kịp thời phát hiện những "nút thắt" cần chỉnh sửa, bổ sung, đáp ứng yêu cầu triển khai trong thực tế.

Lưu ý các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh trước tiên tới SGK và tài liệu giáo dục địa phương. Theo Bộ trưởng, sau một học kỳ triển khai đối với lớp 1, đây chính là thời điểm để Bộ GD&ĐT rà soát bước đầu về chương trình, SGK, phát hiện những điểm phù hợp, chưa phù hợp để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nếu cần thiết.

"Đối với SGK lớp 1, cần tổng kết công tác xã hội hóa, trong đó lưu ý công tác quản lý Nhà nước về xã hội hóa. Chúng ta tạo điều kiện cho xã hội hóa nhưng phải quản lý chặt từ việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định, tới in ấn, cung ứng, giá thành SGK", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hiện nay, bản mẫu SGK định dạng PDF lớp 2, lớp 6 đã được đưa lên website của các nhà xuất bản và giáo viên đã được cấp tài khoản để nghiên cứu tìm hiểu, từ đó đề xuất lựa chọn, chuẩn bị cho dạy học và tham gia tập huấn SGK.

Để hoạt động này đạt hiệu quả, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị của Bộ cần bám sát, hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các nhà xuất bản, tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý của giáo viên, nhân dân trước khi in bản chính thức.

Có giải pháp phù hợp giảm giá thành sách giáo khoa

Đối với công tác tập huấn SGK, Bộ trưởng lưu ý, cần có hướng dẫn cụ thể cho địa phương và nhà xuất bản để làm hiệu quả, trong đó quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giới thiệu, tập huấn sách; kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp trong tập huấn sách giáo khoa cho giáo viên, tránh tình trạng thời gian gấp gáp, giáo viên phải di chuyển xa, tập huấn không đảm bảo chất lượng.

"Bộ sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động này, tuyệt đối không buông lỏng", Bộ trưởng nêu rõ, đồng thời đề nghị các đơn vị chuyên môn, các nhà xuất bản có giải pháp phù hợp nhằm giảm giá thành sách giáo khoa.

Cùng với quá trình chuẩn bị SGK lớp 2, lớp 6 và các sách giáo khoa khác như sách Tiếng Anh hệ 10 năm, sách ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh, sách Quốc phòng, sách tiếng dân tộc thiểu số..., Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ đạo tăng cường chất lượng thực nghiệm, lấy ý kiến góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10. Theo Bộ trưởng, việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng các bản mẫu SGK, công tác thẩm định qua đó cũng sẽ được thực hiện tốt hơn.

Tài liệu giáo dục địa phương là một phần quan trọng trong chương trình mới và sẽ được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Tuy nhiên, theo quy định, việc biên soạn và thẩm định tài liệu này thuộc trách nhiệm của UBND các tỉnh/thành phố. Vì vậy, UBND các tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng, nội dung tài liệu. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các địa phương trong quá trình thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trước khi phê duyệt.

Để nắm bắt thực tế hoạt động bồi dưỡng giáo viên thời gian qua, Bộ trưởng giao Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phối hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện khảo sát thực trạng bồi dưỡng giáo viên tại các địa phương, qua đó rút kinh nghiệm và kịp thời có những điều chỉnh. Cùng với đó, lên phương án, lộ trình khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên; rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chế độ chính sách cho nhà giáo.

TIN LIÊN QUAN
Muốn thăng hạng, giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Làm gì nếu con mất tập trung khi học trực tuyến?
Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?
Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứng
Đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình
(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động