Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Philippines: Phía sau một thỏa thuận là....

Vũ Đăng Minh
Mấu chốt trong chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin được tháo gỡ là "điềm lành" được báo trước? Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lĩnh trọng trách trong chuyến công cán đầu tiên ở Đông Nam Á, khẳng định Mỹ “không làm ngơ, không xem nhẹ” các đồng minh, đối tác ở khu vực. Nếu ở Singapore, Việt Nam là những tín hiệu khả quan, thì với Philippines là sự đan xen giữa hy vọng và lo lắng.

Khi điều lo lắng không xảy ra, dư luận lại dấy lên câu hỏi: bất ngờ hay không bất ngờ?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana  sau cuộc gặp song phương tại Camp Aguinaldo, Quezon City, Metro Manila ngày 30/7. (Nguồn: Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana sau cuộc gặp song phương ngày 30/7. (Nguồn: Reuters)

Bất ngờ

Bất ngờ, trước hết bởi ý nghĩa, tầm quan trọng của Thỏa thuận các lực lượng viếng thăm (VFA), ký kết năm 1998. VFA tạo khung khổ pháp lý cho hàng ngàn binh sĩ Mỹ đến Philippines, tham gia các cuộc diễn tập thường niên và các hoạt động nhân đạo khác.

VFA quy định điều kiện tập trận chung, quân đội Mỹ hiện diện ở Philippines, không phải chấp hành yêu cầu về hộ chiếu, thị thực và duy trì quyền xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của binh sĩ Hoa Kỳ, trừ một số trường hợp đặc biệt…

VFA liên quan chặt chẽ đến việc thực thi Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) ký từ năm 1951 - chỉ dấu quan trọng của quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines. VFA càng có ý nghĩa chiến lược trước sự đối đầu căng thẳng Mỹ-Trung Quốc.

Hủy bỏ VFA có thể xem là biểu tượng cho chính sách “xoay trục” sang Trung Quốc của Manila. Đồng minh lâu đời còn hành xử vậy, có khác nào nói Mỹ thất bại trong việc củng cố, tăng cường quan hệ liên kết ở khu vực, nhằm đối trọng với Trung Quốc.

Thuyết phục Tổng thống Rodrigo Duterte khôi phục VFA là “cái đinh” trong chuyến thăm của Bộ trưởng Lloyd Austin. Món đồ giá trị càng lớn thì càng bất ngờ khi nhận được.

Bất ngờ đến từ chính cách hành xử của Tổng thống Rodrigo Duterte. Ông Duterte đã hơn một lần tuyên bố tách khỏi Mỹ cả về quân sự và kinh tế; 3 lần quyết định “đóng băng” VFA rồi lại tạm dừng thực hiện.

Chính Mỹ đã phải thừa nhận “cửa ngõ ra vào (khu vực) của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

Vậy nên, quyết định của Tổng thống Rodrigo Dudeter khôi phục hoàn toàn VFA là món quà giá trị, thành công có thể “cầm nắm” được trong chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Bộ trưởng Lloyd Austin thở phào, “trút được gánh nặng”.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc hào hứng tuyên bố “điều này mang lại sự chắc chắn cho chúng tôi trong tương lai. 2 bên có thể lên kế hoạch trước 1 cách dài hạn”.

Vậy nên, không bất ngờ mới là lạ.

Nhiều học giả quốc tế cũng bất ngờ, bởi những dự báo bi quan trước chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Lloyd Austin. Và lại càng bất ngờ khi việc đại sự được quyết định chỉ trong vòng “một nốt nhạc” (cuộc gặp giữa Tổng thống Rodrigo Dudeter với Bộ trưởng Lloyd Austin kéo dài 1 giờ 15 phút tối 29/7).

Ngay đến người nhà, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng phải thốt lên: không rõ vì sao Tổng thống Rodrigo Dudeter lại đảo ngược quyết định trước đó của mình!

Và không bất ngờ

Trước chuyến thăm, Mỹ đã có nhiều hành động để thuyết phục Tổng thống Philippines. Hai bên thỏa thuận tập trận chung kéo dài 2 tuần, từ ngày 12/4. Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn 3 gói hợp đồng bán máy bay tiêm kích và tên lửa cho Philippines trị giá 2,5 tỷ USD…

Sự không bất ngờ cũng đến từ cách ứng xử sáng “nắng chiều mưa” của Tổng thống Rodrigo Dudeter. Ông tuyên bố hủy Thỏa thuận, rồi lại tạm dừng, 3 lần chỉ trong chưa đầy 1 năm.

Với lý do không mấy thuyết phục, phản đối Mỹ không cấp thị thực cho 1 nghị sĩ thân tín với Tổng thống. Hay Tổng thống Rodrigo Dudeter đe dọa hủy thỏa thuận nếu Mỹ không cung cấp vaccine Covid-19!...

Thỏa thuận là công cụ để Tổng thống Rodrigo Dudeter “mặc cả” với cả Trung Quốc lẫn Mỹ. VFA được xem như “cái phao” cho Philippines, nhất là trong tình trạng Trung Quốc gia tăng hành động cứng rắn ở Biển Đông. Vì vậy, Tổng thống Rodrigo Dudeter không dại gì từ bỏ một công cụ có giá trị như vậy.

Hủy hay khôi phục cũng là một cách “làm giá”!

Chỉ còn gần 1 năm trong nhiệm kỳ. Tổng thống Rodrigo Dudeter cố gắng ghi điểm để hy vọng đắc cử Phó Tổng thống trong kỳ bầu cử 2022. Vậy nên, ông không thể không cân nhắc lời cảnh báo, nhất là từ quân đội: đừng bỏ mất gói viện trợ an ninh trị giá 550 triệu USD/năm và các hỗ trợ tình báo, nhân đạo của Mỹ, làm phai nhạt quan hệ kinh tế song phương…

Hãy nghe lời giải thích của người phát ngôn Tổng thống Philippines, Harry Roque: dựa trên việc duy trì lợi ích chiến lược cốt lõi của Philippines… và sự rõ ràng trong quan điểm của Mỹ đối với các nhiệm vụ và cam kết của nước này (Mỹ) theo MDT.

Vậy là rõ, Tổng thống Philippines đưa ra các điều kiện. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định rõ hơn cam kết. Khi điều kiện được trao đổi, tính toán được thỏa mãn, thì khôi phục VFA là chuyện có thể hiểu được.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Dudeter với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin kéo dài 1 giờ 15 phút tối 29/7. (Nguồn: Reuters)
Cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Dudeter với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin kéo dài 1 giờ 15 phút tối 29/7. (Nguồn: Reuters)

Liệu có bền vững

Câu hỏi của dư luận cũng không bất ngờ. Bởi VFA phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Thứ nhất, là hành động của Mỹ. Kiểu phản ứng nửa vời, nặng về tuyên bố trước các hành động cứng rắn của Trung Quốc ở bãi Scarborough, ở Biển Đông… thời gian qua, sẽ khó tạo tin tưởng cho đồng minh, đối tác.

Thứ hai, tùy thuộc vào chính sách và hành động của Bắc Kinh đối với ASEAN, Biển Đông. Nếu Bắc Kinh tiếp tục chính sách “củ cà rốt” và “cây gậy” khôn khéo hơn, Philippines sẽ khó thoát vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhưng nếu Trung Quốc cứ hành động cứng rắn, bất chấp phản ứng của dư luận khu vực, thì càng đẩy Philippines tìm phao cứu sinh từ bên ngoài, nhất là Mỹ.

Thứ ba, quyết định nhất vẫn là quan điểm của chính phủ Philippines sau cuộc bầu cử năm 2022. Di sản của chính quyền đương nhiệm để lại cho chính quyền mới không dễ giải quyết.

Dựa vào một bên để chống lại bên kia là hạ sách, lợi bất cập hại, là “nước xa không cứu được lửa gần”. Độc lập, tự chủ không hề đối lập với tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ quốc tế. Nhưng sử dụng các mối quan hệ, liên quan đến an ninh, chủ quyền quốc gia, để mặc cả, đổi chác lợi ích trước mắt hẳn là điều tối kỵ.

Lầu Năm Góc nói gì về việc khôi phục hoàn toàn thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ triển khai ở Philippines? Lầu Năm Góc nói gì về việc khôi phục hoàn toàn thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ triển khai ở Philippines?

Ngày 30/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký năm ...

Philippines khôi phục hoàn toàn VFA, Mỹ trút một 'gánh nặng'

Philippines khôi phục hoàn toàn VFA, Mỹ trút một 'gánh nặng'

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 30/7 cho biết nước này đã khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động