TIN LIÊN QUAN | |
Chuẩn bị chiến dịch 'Sẵn sàng cho Brexit', các công ty Anh 'chạy nước rút' | |
Quan chức Ireland: Đề xuất của Thủ tướng Anh về biên giới chỉ là nền tảng cho thảo luận |
Thủ tướng Anh đối mặt với 'cuộc phản kháng' nội bộ mới vì Brexit. (Nguồn: PA) |
Trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho hay, ông đã nỗ lực “cứu các điều khoản trong thỏa thuận Brexit mới” được đề xuất trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra trong tuần tới tại Brussels (Bỉ).
Theo một người phát ngôn của Chính phủ Anh, ông Johnson mong muốn Anh rời EU với một thỏa thuận trong cuộc thảo luận với Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli. Ông Johnson đã nhấn mạnh rằng, những đề xuất của Anh cho thấy một bước đi mạnh mẽ và một sự thỏa hiệp hợp lý, tuân thủ Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành (còn gọi là Thỏa thuận Belfast).
Tuy vậy, theo người phát ngôn trên, bà Merkel đã yêu cầu điều chỉnh giải pháp của Anh về vấn đề đường biên giới với Cộng hòa Ireland - một điều khoản khó có thể thỏa hiệp. Cũng theo quan chức này, bà Merkel cho rằng, khả năng Anh và EU đạt được thỏa thuận Breixt không thể xảy ra và tiến trình đàm phán Brexit đang “tiến gần tới tình trạng đổ vỡ”.
Trước đó, trong tuyên bố ngày 8/10 sau cuộc gặp với Thủ tướng Johnson, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), ông David Sassoli cho biết, các cuộc thương lượng về Brexit "không có tiến bộ". Ông Sassoli nêu rõ, EP không nhất trí với một thỏa thuận Brexit gây tổn hại cho tiến trình hòa bình trên đảo Ireland cũng như sự thống nhất của khối thị trường chung EU.
Người đứng đầu EP cho rằng, Anh có 2 giải pháp để lựa chọn: kéo dài thời hạn Brexit hoặc Brexit không thỏa thuận. Tuy nhiên, theo ông Sassoli, ở thời điểm hiện tại, nhà lãnh đạo Anh vẫn khẳng định lập trường nhất quán trong các cuộc thương lượng rằng sẽ không yêu cầu EU gia hạn tiến trình Brexit.
Trong khi đó, sau cuộc gặp Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit Michel Barnier cùng ngày, Ngoại trưởng Ireland Simon Conveney lại cho rằng, vẫn còn hy vọng về một thỏa thuận Brexit, song nhiều việc liên quan đến công tác quản lý hải quan cần phải thực hiện để tránh biên giới cứng trên đảo Ireland.
Hiện cả London và Brussels đều đặt mục tiêu có thể nhất trí về một thỏa thuận Brexit tại Hội nghị Thượng đỉnh EU vào ngày 17-18/10 tới để Anh ra đi đúng hạn chót vào ngày 31/10. Tuy nhiên, những phản ứng kể trên từ Brussels có thể là dấu hiệu cho thấy mục tiêu này không thể thực hiện được.
Đặc phái viên của ông Johnson, David Frost, vẫn đang ở Brussels để tham gia các cuộc thảo luận kỹ thuật, nhưng không ít người hoài nghi về khả năng hai bên có thể tiến tới một văn bản thỏa thuận Brexit vào ngày 11/10 tới để kịp cho các quốc gia thành viên có thể ký thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh EU. Đây là hội nghị cuối cùng trước hạn chót Brexit hiện tại là 31/10.
Trong bối cảnh đó, tờ The Times số ra hôm nay (ngày 9/10) đưa tin, Thủ tướng Johnson đang đối mặt với cuộc phản kháng mới ngay trong nội các do những quan ngại về nguy cơ Brexit không có thỏa thuận khi một loạt bộ trưởng có ý định từ chức.
Theo báo trên, danh sách các bộ trưởng có khả năng từ chức đã có 5 cái tên gồm Bộ trưởng Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Nicky Morgan, Bộ trưởng phụ trách Bắc Ireland Julian Smith, Bộ trưởng Tư pháp Robert Buckland, Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi xã hội Matt Hancock và Tổng chưởng lý Geoffrey Cox.
Ngoài ra, tờ báo dẫn lời một bộ trưởng giấu tên cho biết, "một số lượng lớn" thành viên đảng Bảo thủ tại Quốc hội nước này sẽ rời khỏi đảng nếu kịch bản "Brexit cứng" xảy ra.
| Brexit và Thủ tướng Boris Johnson: Mê cung nơi nước Anh lạc lối TGVN. Với những gì đang diễn ra hôm nay, Thủ tướng Boris Johnson đang mắc kẹt trong mê cung Brexit do chính mình tạo nên. ... |
| Brexit sẽ diễn ra đúng ngày 31/10, nhiều Bộ trưởng ủng hộ Thủ tướng Anh TGVN. Ngày 30/9, Bộ trưởng Tài chính Anh Sajid Javid khẳng định, nước này sẽ rời Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi ... |
| Bộ trưởng Anh tin Brexit không thỏa thuận ‘nhiều khả năng xảy ra’ Ngày 29/9, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nhận định rằng nước này nhiều khả năng sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) ... |