Nhỏ Bình thường Lớn

BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vừa diễn ra ở Nam Phi được quan tâm đặc biệt bởi tác động của nó đến cục diện toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra từ ngày 22-24/8 tại Nam Phi. (Nguồn: GCIS)

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vừa qua ở Nam Phi được quan tâm đặc biệt bởi tác động của nó đến cục diện toàn cầu. Nếu như Nga và Trung Quốc tích cực tận dụng hội nghị để mở rộng tầm ảnh hưởng, Mỹ và phương Tây lại lo lắng việc hình thành một liên minh thách thức quyền lực của mình.

Cuộc gặp các nhà lãnh đạo BRICS diễn ra trong bối cảnh các quốc gia thành viên gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil đang nỗ lực hướng đến việc có nhiều tiếng nói hơn trong hệ thống quốc tế hiện nay mà họ coi là đang có lợi cho phương Tây và nhóm G7. Là thế lực mới nổi lên, BRICS được nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Nam bán cầu, đặt hy vọng về một sự thay thế cho hệ thống liên minh và quan hệ đối tác do Mỹ dẫn đầu.

Chiếm 40% dân số và ¼ GDP toàn cầu, BRICS với các thành viên Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil hình thành một khối kinh tế lớn với nhiều tiềm năng. Trên nền tảng đó, hội nghị lần này của BRICS tìm cách tăng cường quyền lực đang lên của nhóm.

Trước hết là việc mở rộng BRICS với sự xuất hiện của sáu thành viên mới, trong đó có cả những đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Sự tham gia vào BRICS của các quốc gia dầu mỏ hàng đầu thế giới này mang lại cho khối tầm quan trọng đặc biệt. Trong tương lai, khi hoàn thành danh sách gần 40 nước muốn gia nhập, BRICS sẽ chiếm 40% GDP toàn cầu.

Tham vọng nữa của BRICS là bàn thảo việc cho ra đời đồng tiền chung của khối. Cùng với việc thúc đẩy thương mại song phương bằng cách sử dụng đồng nội tệ của các quốc gia thành viên cũng như tăng cường vai trò của Ngân hàng Phát triển mới, BRICS hướng tới mục tiêu dần thay thế tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu.

Chưa biết sẽ có bao nhiêu trung tâm quyền lực mới sau Chiến tranh lạnh, nhưng BRICS chắc chắn là một cực trong thế giới đa cực đang từng bước định hình.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS, những thông điệp, hàm ý đối với nền kinh tế và an ninh chính trị thế giới

Hội nghị thượng đỉnh BRICS, những thông điệp, hàm ý đối với nền kinh tế và an ninh chính trị thế giới

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) lần thứ 15 ...

BRICS chính thức 'mở cửa' đón 6 thành viên mới; Trung Quốc, Nga nói gì?

BRICS chính thức 'mở cửa' đón 6 thành viên mới; Trung Quốc, Nga nói gì?

Ngày 24/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã quyết định mời 6 quốc gia ...

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa để có cơ hội ‘xích lại gần’ Ethiopia

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa để có cơ hội ‘xích lại gần’ Ethiopia

Ngày 24/8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, hiện Bắc Kinh thúc đẩy hiện đại hóa với sự phát triển chất lượng ...

Điểm tin thế giới sáng 25/8: Nhật Bản xả nước thải hạt nhân, Ba Lan chốt hợp đồng 12 tỷ USD, sức sống mới của BRICS

Điểm tin thế giới sáng 25/8: Nhật Bản xả nước thải hạt nhân, Ba Lan chốt hợp đồng 12 tỷ USD, sức sống mới của BRICS

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/8.

Hợp sức phản đối sự thống trị của USD - cuộc 'leo núi' khó khăn dành cho BRICS?

Hợp sức phản đối sự thống trị của USD - cuộc 'leo núi' khó khăn dành cho BRICS?

USD - đồng tiền dự trữ của thế giới đang phải đối mặt với thách thức từ các quốc gia Nam bán cầu, nơi có ...