Brunei là quốc gia có diện tích rất nhỏ, khoảng 5.765 km2, dân số hơn 400.000 người. (Nguồn: Daily Mail) |
Nguồn thu từ hydrocacbon gần như hỗ trợ hoàn toàn nền kinh tế của Brunei. Trên thực tế, ngành xăng dầu chiếm hơn một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Tính đến ngày 31/12/2021, dân số của quốc gia này khoảng 444.000 người. Brunei sản xuất khoảng 127.000 thùng dầu/ngày và tương đương 243.000 thùng khí đốt/ngày - phần lớn trong số đó được xuất khẩu. Đây là con số tương đối nhỏ so với các quốc gia khác, nhưng lại là mức khai thác lớn khi so sánh với dân số.
Nhờ doanh thu từ dầu và khí đốt, Brunei có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở châu Á. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào một loại hàng hóa cũng có nghĩa là nước này dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc kinh tế.
Nỗ lực "thoát ly" dầu khí
Chính phủ Brunei đã cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế khỏi các hydrocacbon kể từ cuối thế kỷ XX.
Quốc gia này đã "tung" ra các chính sách và sáng kiến để phát triển các lĩnh vực khác, chẳng hạn như nông nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, cho đến nay, những sáng kiến này chưa thực sự giúp Brunei "thoát ly" dầu khí.
Đầu năm 2021, chính phủ đã công bố kế hoạch chi tiết để đa dạng hóa nền kinh tế khỏi dầu mỏ.
Kế hoạch phác thảo con đường hướng tới các cơ hội việc làm có giá trị cao và có ý nghĩa hơn, đồng thời, xem xét các cách triển khai các công nghệ mới nhất.
5 lĩnh vực ưu tiên của Brunei là: dầu khí ở hạ nguồn, thực phẩm, du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), dịch vụ.
Chính phủ hy vọng sẽ nâng cao mức tăng trưởng ở khu vực tư nhân phi dầu khí. Kể từ năm 2010, khu vực này tăng trưởng trung bình 2,6%.
Bên cạnh đó, Brunei mong muốn, các doanh nghiệp bản địa hướng tới quốc tế hóa và vạch ra các biện pháp để đạt được điều này.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp đang phát triển nên là một phương tiện để giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Năm 2019, khu vực tư nhân chiếm chưa đến một nửa (49,5%) trên thị trường việc làm, trong khi đó, khu vực công chiếm 50,5% việc làm. Nói rộng hơn, chính phủ muốn đảm bảo lực lượng lao động Brunei sẵn sàng cho tương lai.
Ngoài ra, quốc gia này cũng nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng, chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Brunei đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc đa dạng hóa nền kinh tế. (Nguồn: BCC) |
Cần nhiều năm để đa dạng hóa nền kinh tế
Theo Asean Briefing, một số ngành tại Brunei có nhiều tiềm năng phát triển, đóng góp vào GDP của quốc gia này, cụ thể như:
Du lịch: Ngành này có thể cung cấp hàng nghìn việc làm và thu hút FDI. Nhờ du lịch, người dân trong nước có thể phát triển giao lưu văn hóa giữa với khách du lịch nước ngoài.
Tài chính: Ngành tài chính tạo ra hàng nghìn công việc, với mức lương cao. Ngành này có thể phát huy khả năng, mang đến những lợi ích rộng hơn như tăng cường toàn cầu hóa và tăng khả năng tiếp cận tài chính.
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cụ thể là Dubai, đã tự khẳng định là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới - điều khó có thể tưởng tượng cách đây 15 năm. Brunei cũng có thể đi theo hướng này.
Sản xuất công nghệ cao: Hoạt động sản xuất công nghệ cao có thể tạo ra việc làm được trả lương cao và rộng hơn là nâng cao kỹ năng và năng lực của người lao động Brunei.
Logistics: Brunei có vị trí tốt để trở thành một trung tâm hậu cần. Hoạt động giao thương tại quốc gia này tương đối thuận tiện, có hãng hàng không quốc gia riêng và năng lực hàng hải phát triển tương đối tốt.
Không chỉ thế, nằm trên một trong những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất trên thế giới và là một quốc gia đang phát triển nhanh trên thế giới, Brunei có thể trở thành một điểm trung chuyển thương mại hoặc trung tâm hậu cần mới.
Nhiều quốc gia giàu tài nguyên đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ hydrocacbon. Tuy nhiên, hầu hết các chiến lược đa dạng hóa đều thất bại.
UAE và Saudi Arabia là hai quốc gia dồi dào hydrocacbon đã đầu tư đáng kể vào các nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Song khoảng 30% GDP của UAE vẫn dựa vào sản lượng dầu và khí đốt.
Brunei đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng nước này cần nhiều năm đầu tư và phát triển chính sách để tạo ra nhiều ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế, củng cố nền kinh tế trước những cú sốc bên ngoài và cung cấp nhiều cơ hội việc làm có giá trị cao.
| Toàn cầu đối mặt nguy cơ suy thoái do lạm phát, khai trương dịch vụ vận tải đường không Trung Quốc-Mỹ, hệ thống đường ống ... |
| Kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh, chặng đường phục hồi không ít chông gai Kinh tế ASEAN nửa đầu năm 2022 đã khởi động lại mạnh mẽ, thậm chí, một số quốc gia "đầu tàu" trong khu vực còn ... |
| Mặc bất ổn toàn cầu, FDI vẫn nườm nượp vào ASEAN, quốc gia nào đang tỏa sáng? Mặc những bất ổn địa chính trị toàn cầu và tình hình đại dịch Covid-19, dòng vốn đầu trực tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ... |
| Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho rằng, để vượt qua những thách thức trong quá ... |
| ASEAN chưa khi nào nản bước trước khó khăn “Qua mỗi cơn phong ba, bó lúa vàng trên logo biểu tượng của ASEAN sẽ ngày càng thêm gắn kết bền chặt, tiếp tục đem ... |