Bức tranh văn hóa Việt 2021

MINH ĐĂNG
Một năm đầy biến động đã góp phần khắc họa nên bức tranh văn hóa Việt Nam đầy ấn tượng với những gam màu phong phú và sinh động...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2021. (Ảnh: Lê Hải Yến)
Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2021. (Ảnh: Lê Hải Yến)

Điểm nhấn từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc

75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 được tổ chức với một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Như lời Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thì “Hội nghị là sự kiện mang tính chất lịch sử” và “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị”. Đặc biệt, tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”.

Tổng Bí thư cũng chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế còn tồn tại trên lĩnh vực văn hóa. Từ đó, đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, như: Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa; khắc phục tư tưởng “duy kinh tế”, chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa…

Giới văn nghệ sĩ cho rằng, Hội nghị như bản tuyên ngôn về con đường đi của dân tộc, đó là con đường văn hóa, như lời Bác Hồ là “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội còn đánh giá, đây là một “Hội nghị Diên Hồng” để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa, là cơ hội để huy động trí tuệ tập thể của đội ngũ văn nghệ sĩ, hiến kế phát triển văn hóa.

Vầng hào quang chiến thắng

Năm 2021, di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục tỏa sáng cùng văn hóa thế giới khi Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng với đó, UNESCO cũng đã thông qua nghị quyết vinh danh và tham gia kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Năm qua, dù dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp trong nước và quốc tế, thế nhưng nhiều người đẹp vẫn vượt khó tham gia và chiến thắng tại các cuộc thi, góp phần nâng tầm vị thế của Việt Nam trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Nhìn lại bức tranh văn hóa Việt 2021
Điện ảnh 2021 có nhiều bộ phim thành công vượt bậc.

Và những cái tên được vinh danh là Nguyễn Thúc Thùy Tiên đăng quang Miss Grand International 2021 (Hoa hậu Hòa bình quốc tế), Hoàng Hương Ly đoạt giải Hoa hậu Du lịch các quốc gia tại cuộc thi Miss Tourism International 2021 (Hoa hậu Du lịch quốc tế) và Bella Vũ Huyền Diệu đăng quang Miss Eco Teen International 2021 (Hoa hậu Du lịch sinh thái quốc tế), người mẫu Quỳnh Anh giành giải cao nhất tại Siêu mẫu châu Á (SupermodelMe) mùa thứ 6…

Nếu để biểu dương tinh thần vượt khó trong năm 2021 thì điện ảnh cũng đáng khen ngợi bởi trong năm chỉ có khoảng 10 phim điện ảnh Việt được ra rạp. Thế nhưng, đã có nhiều bộ phim tạo được cơn sốt phòng vé như: Bố già (đạt doanh thu hơn 400 tỷ đồng), Lật mặt: 48h (hơn 150 tỷ đồng), Gái già lắm chiêu V (hơn 55 tỷ đồng)... Không chỉ đạt doanh thu cao nhất năm và lập kỷ lục là tác phẩm điện ảnh Việt ăn khách nhất mọi thời đại, phim Bố già còn đoạt giải Cánh diều Vàng cùng giải Nam chính và Quay phim xuất sắc.

Điện ảnh Việt cũng ghi dấu ấn với tác phẩm Vị thắng giải Encounters tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 71; Người lắng nghe: Lời thì thầm thắng ở ba hạng mục tại Liên hoan phim quốc tế nghệ thuật châu Á 2021.

Những gam trầm

Bên cạnh những thành tựu rực rỡ thì năm 2021 có gam màu trầm như sự ra đi đột ngột của hàng loạt nghệ sĩ gạo cội, tài năng như NSND Hoàng Dũng, NSND Trung Kiên, nhạc sĩ Phú Quang, đạo diễn Lê Cung Bắc, ca sĩ Phi Nhung, Ngô Quốc Linh, nghệ sĩ Bạch Mai...

Năm qua, trong giới nghệ sĩ cũng diễn ra những chuyện lùm xùm về sao kê, từ thiện và quảng cáo sai sự thật. Thế nhưng, sau những vụ việc đáng tiếc ấy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời soạn thảo và ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vào tháng 12/2021.

Với mục tiêu xây dựng chuẩn mực hành vi ứng xử cho những người hoạt động nghệ thuật, Bộ Quy tắc nêu ra nhiều quy tắc trong các lĩnh vực như hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, ứng xử với công chúng, ứng xử trên truyền thông và mạng xã hội.

Đặc biệt, Bộ Quy tắc nhấn mạnh, nghệ sĩ phải công khai, minh bạch, kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội; không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật; tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm…

Môi trường pháp lý cho điện ảnh

Liên quan đến những định hướng trong chính sách quản lý điện ảnh, trong kỳ họp Quốc hội năm qua, Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã được bàn thảo gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành.

Công chúng và giới nghệ sĩ đều nhận thấy việc sửa đổi Luật Điện ảnh hiện hành là rất cần thiết, bởi khi môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh hoàn thiện, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh ở Việt Nam. Dự kiến, Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022.

Nhìn lại năm 2021 và những chuyển hướng trong chiến lược phòng chống Covid-19 của Việt Nam

Nhìn lại năm 2021 và những chuyển hướng trong chiến lược phòng chống Covid-19 của Việt Nam

Ngày 4/1, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm ‘Nhìn lại năm 2021-Những chuyển hướng chiến lược’ để đánh giá những ...

Nhìn lại năm 2021: Người lao động không ngừng sáng tạo, vượt khó đi lên

Nhìn lại năm 2021: Người lao động không ngừng sáng tạo, vượt khó đi lên

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, lực lượng công nhân lao động đã trải qua một năm đầy sóng gió. Tuy nhiên, ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động