Bước đi thể hiện trách nhiệm, sự minh bạch, và nghiêm túc của Việt Nam về quyền con người

Thu Trang
Việc xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR để gửi lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam với Cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bước đi khẳng định trách nhiệm, sự minh bạch, và nghiêm túc của Việt Nam về quyền con người
Ông Dương Mạnh Cường, Bí thư Huyện ủy Bình Liêu, Quảng Ninh, thăm hỏi người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tại điểm tiêm vaccine Covid-19. (Nguồn: Báo Dân tộc)

Với chính sách nhất quán bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam rất coi trọng và tham gia đầy đủ Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) qua cả 3 chu kỳ đến nay. Điều này cũng được Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đặc biệt nhấn mạnh tại Hội thảo tham vấn về dự thảo lần hai Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện UPR chu kỳ III của Việt Nam vừa qua.

Diễn ra đúng Ngày Nhân quyền Thế giới (10/12), Hội thảo tham vấn về dự thảo lần hai Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện UPR chu kỳ III đã thể hiện thông điệp rõ ràng, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang, chính sách, cam kết nhất quán của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặt con người làm trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của đất nước, được thể hiện rõ qua tinh thần văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua cũng như trong ứng phó với dịch Covid-19.

Theo đó, Việt Nam đã đề ra tầm nhìn đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Tầm nhìn đó một lần nữa khẳng định những cam kết của toàn hệ thống chính trị đối với mục tiêu phát triển đất nước, quyết tâm mạnh mẽ trong tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế Nhà nước pháp quyền với chính sách lấy người dân là chủ thể, là trung tâm, vì tiến bộ, công bằng xã hội, giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, đi đôi với phát triển bền vững, bao trùm nhằm nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Chủ trương này cũng được phản ánh trong một phát biểu gần đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rằng: "Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất".

Thật vậy, yếu tố con người luôn được Đảng và Nhà nước đặt lên trên hết trong mọi quyết sách, bao gồm cả ứng phó với đại dịch.

Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, tác động nhiều chiều đến khả năng thụ hưởng quyền con người và tác động mạnh tới các nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo đảm quyền của người dân.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam luôn xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, đặt ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung tay của người dân, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam đã đạt những kết quả, thành tựu tích cực với mức tăng trưởng kinh tế đạt 2,91% trong năm 2020 và dự kiến khoảng 2,5-3% năm 2021.

Bất chấp đại dịch, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, toàn diện trong phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đã góp phần tạo nguồn lực cho việc bảo đảm thụ hưởng các quyền con người của người dân, thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng với những cam kết về lao động và phát triển bền vững.

Đồng thời, Việt Nam cũng nỗ lực đóng góp bảo vệ những giá trị quyền con người phổ quát thông qua việc tham gia đóng góp vào các nội dung lớn mà các cơ chế, tổ chức quốc tế đa phương đang thảo luận, xem xét.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang khẳng định việc Việt Nam tích cực đóng góp với vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thể hiện mong muốn thúc đẩy quyền được sống trong hòa bình, trong phát triển ổn định của mỗi người dân trên thế giới.

"Đó là những hành động cụ thể nhất mà Việt Nam đã triển khai, vừa đóng góp vào việc bảo vệ quyền con người trên thế giới, đồng thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam, cũng là trách nhiệm cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua", Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.

Bước đi khẳng định trách nhiệm, sự minh bạch, và nghiêm túc của Việt Nam về quyền con người
Bộ Ngoại giao phối hợp với UNDP tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn lần thứ hai về dự thảo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Hướng tới xây dựng một bản Báo cáo toàn diện nhất

Có thể nói, việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các khuyến nghị UPR đã mang lại nhiều tác động tích cực trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm việc thụ hưởng các quyền con người, chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân ở Việt Nam.

Tại Phiên thông qua Báo cáo UPR Chu kỳ III tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2019, Việt Nam đã chấp thuận 241/291 khuyến nghị, đạt 83%. Quyết định số 1975/QĐ-TTg năm 2019 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo cơ chế UPR chu kỳ III của HĐNQ LHQ đã xác định nhiệm vụ xây dựng Báo cáo giữa kỳ nhằm cập nhật tiến độ thực hiện các khuyến nghị, từ đó xác định từ sớm những vấn đề cần ưu tiên xử lý, những khó khăn thách thức đặt ra và đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất các khuyến nghị UPR, trước khi hướng tới xây dựng Báo cáo Quốc gia theo Chu kỳ IV (dự kiến năm 2024).

Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR để gửi lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia xây dựng báo cáo này (tính đến ngày 7/9/2021, có 79 quốc gia ít nhất một lần nộp Báo cáo giữa kỳ tự nguyện) và dự kiến nằm trong 20 nước đầu tiên trên thế giới nộp báo cáo giữa kỳ tự nguyện cho chu kỳ III.

Điều này thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam với Cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốcnhiệm kỳ 2023-2025.

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang, đây là cơ hội để rà soát, đánh giá lại tất cả chính sách, chủ trương, đường lối và quá trình thực hiện các chính sách. Quá trình rà soát có thể rút ra được những điều chỉnh chính sách phù hợp, nhằm bảo đảm tất cả người dân được bảo đảm các quyền được sống, học tập, tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội.

Trong quá trình xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III, Bộ Ngoại giao cũng tổ chức một số tọa đàm quốc tế với sự tham gia của các đại diện các bộ, ngành, các học giả, các đối tác quốc tế để chia sẻ thông tin, tham khảo ý kiến về tình hình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021.

Đặc biệt, với ý nghĩa quan trọng, Báo cáo này cũng nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tất cả các bộ, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị tham gia đóng góp để có một bản Báo cáo rà soát tổng thể nhất, toàn diện nhất và qua đó đưa ra những khuyến nghị lên Đảng, Nhà nước, Chính phủ có những điều chỉnh, thay đổi và quan trọng nhất là thực hiện tốt hơn nữa những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước để bảo vệ quyền con người.

Có thể khẳng định rằng, việc xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III là bước đi hoàn toàn đúng đắn, cụ thể, truyền đi thông điệp một cách rõ ràng và mạnh mẽ về chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết nỗ lực bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết nỗ lực bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người

Sáng 10/12, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn về dự ...

Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các về quyền con người

Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các về quyền con người

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (LHQ) (UNDP) tại Việt Nam đã tổ ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động