Các nước Đông Nam Á đang đối phó với biến thể Delta như thế nào?

Linh Chi
Để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar đang nỗ lực tiêm vaccine Covid-19 cho người dân, cấp tốc thành lập bệnh viện dã chiến hoặc người nhiễm bệnh chọn cách tự điều trị tại nhà.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Hóa chất, Bộ Quốc phòng Việt Nam trước khi phun thuốc khử trùng khắp các tuyến phố ở Hà Nội ngày 26/7.
Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm biến thể Delta tăng vọt kể từ tháng 4/2021. Hình ảnh các chiến sĩ thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam trước khi phun thuốc khử trùng khắp các tuyến phố ở Hà Nội ngày 26/7. (Nguồn: CNN)

Việt Nam

Năm 2020, quốc gia này được coi là điển hình hàng đầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 nhờ chiến lược tích cực truy vết và giám sát nghiêm ngặt. Trong một năm rưỡi qua, người dân đã có thể sống một cuộc sống tương đối bình thường và nền kinh tế đã tăng trưởng ấn tượng 2,9% vào năm 2020.

Nhưng kể từ cuối tháng 4/2021, Việt Nam đã thông báo về sự gia tăng mạnh về số ca nhiễm Covid-19. Ngày 4/8, Việt Nam cho biết ghi nhận 7.623 ca mắc, hầu hết đều ở TP. Hồ Chí Minh - "thủ phủ" kinh tế của Việt Nam.

Tổng cộng, Việt Nam đã xác nhận 177.813 ca nhiễm mới, hơn 85% trong số đó được ghi nhận chỉ trong tháng qua, và 2.327 trường hợp tử vong vì Covid-19, khoảng một nửa số ca diễn ra trong tháng qua.

Chính phủ Việt Nam đã đưa vào thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt ở thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để cố gắng hạn chế sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Các trung tâm điều trị Covid-19 đã được cấp tốc thành lập để tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn.

Indonesia

Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới - Indonesia, gần đây đã vượt qua Ấn Độ và để trở thành "tâm chấn" Covid-19 của châu Á. Đợt bùng phát đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp, ghi nhận mức cao hơn 50.000 ca mỗi ngày.

Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins (JHU), trong số 3,5 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận kể từ khi đại dịch bắt đầu, có 1,2 triệu trường hợp đã được ghi nhận trong tháng qua.

Đến ngày 4/8, Indonesia ghi nhận 35.867 ca nhiễm mới và 1.747 trường hợp tử vong nâng số trường hợp tử vong do Covid-19 vượt 100.000 ca.

Nếu sự lây lan tiếp tục không suy giảm, các chuyên gia cho rằng, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Indonesia sẽ bị đẩy đến bờ vực của thảm họa. Một số chuyên gia cũng lo sợ, tình hình có thể tồi tệ hơn những gì đang diễn ra.

Một cuộc khảo sát cho thấy, gần một nửa trong số cư dân của thủ đô Jakarta có thể đã mắc Covid-19.

Quốc gia này đang trải qua một cuộc khủng hoảng y tế. Các bệnh viện đã mở rộng đến giới hạn và các nhân viên chăm sóc sức khỏe dường như đang kiệt sức.

Các chuyên gia cho rằng, Indonesia hiện đang phải trả giá do không thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cũng như không đầu tư đủ vào các hệ thống giám sát dịch Covid-19.

Malaysia

Bất chấp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, Malaysia đã chứng kiến ​​sự gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta và số ca tử vong vì Covid-19 theo cấp số nhân.

Tuần trước, hàng nghìn bác sĩ Malaysia làm việc quá sức đã đình công và nói rằng, họ đã bị đẩy đến bờ vực, khi cạn kiệt giường bệnh và máy thở.

Đến ngày 4/8, Malaysia báo cáo số ca mắc Covid-19 ở mức kỷ lục mới, với 19.819 ca, tăng so với khoảng 7.000 ca/ngày được ghi nhận vào một tháng trước. Số ca tử vong do Covid-19 cũng đạt mức kỷ lục, với 257 trường hợp được ghi nhận trong ngày 4/8.

Reuters đưa tin, dịch đã lây lan từ các cụm Covid-19 trong các ngành sản xuất và vận tải của nước này. Và trong khi dịch bùng phát buộc đất nước phải đóng cửa trên toàn quốc vào ngày 12/5, các bộ phận lớn của lĩnh vực sản xuất được coi là thiết yếu và các nhân viên vẫn tiếp tục làm việc.

Tuy nhiên, tín hiệu vui là tỷ lệ vaccine của Malaysia đã được cải thiện trong tháng qua, đặc biệt là so với các nước láng giềng trong khu vực. Theo Our World in Data, khoảng 22,5% người dân Malaysia được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa Covid-19.

Các nước Đông Nam Á đang đối phó với biến thể Delta như thế nào?
1.800 giường cho bệnh nhân Covid-19 được chuẩn bị tại một nhà kho hàng hóa tại sân bay Don Muang của Bangkok. (Nguồn: CNN)

Thái Lan

Mặc dù là quốc gia đầu tiên ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 nhập cảnh từ Trung Quốc vào tháng 1/2020 nhưng Thái Lan vẫn giữ số lượng nhiễm Covid-19 thấp nhờ các biện pháp mạnh tay ngăn chặn đại dịch.

Tuy nhiên, năm nay, quốc gia này đang phải đối mặt với một thách thức lớn hơn nhiều. Sau khi ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ 2 bắt đầu vào tháng 12/2020, Thái Lan đang phải vật lộn để kiềm chế đợt lây nhiễm thứ 3, đã đẩy số người chết hàng ngày và tỷ lệ tử vong lên mức chưa từng có.

Theo Trung tâm Quản lý Tình huống Covid-19 (CCSA), tính đến ngày 3/8, Thái Lan đã ghi nhận mức cao kỷ lục về cả ca nhiễm và ca tử vong do Covid-19, với 20.200 ca mắc mới và 188 ca tử vong. Đây là lần đầu tiên Thái Lan thông tin hơn 20.000 trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận trong một ngày.

Các bệnh viện ở thủ đô Bangkok đã trở nên quá tải bởi số lượng ca bệnh tăng vọt và nhu cầu về giường bệnh đã vượt quá công suất.

Giới chức trách cũng đang chạy đua để giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. TS. Supat Hasuwannakit, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Nông thôn cho biết, Bangkok đang cử hơn 400 bác sĩ và y tá từ các khu vực tỉnh lẻ đến các khu ổ chuột và khu đông dân cư của thành phố để kiểm tra và cách ly 250.000 cư dân.

TS. Supat Hasuwannakit cho hay: "Chúng tôi có thể không thể giảm tỷ lệ lây nhiễm, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ giảm bớt tình trạng thiếu giường bệnh ở Bangkok và làm chậm tỷ lệ tử vong".

Ngày 3/8, Thái Lan đã gia hạn lệnh giới nghiêm từ 21h - 4h và các biện pháp hạn chế khắt khe khác tại thủ đô Bangkok cùng 28 tỉnh thêm 2 tuần nữa.

Một nhà kho hàng hóa tại sân bay Quốc tế Don Muang của Bangkok đã được sửa đổi thành bệnh viện dã chiến, với 1.800 giường cho bệnh nhân Covid-19. 15 con tàu chở khách cũng đang được chuyển thành cơ sở cách ly cộng đồng cho bệnh nhân Covid-19 đang chờ giường bệnh.

Thái Lan đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho 50 triệu người dân vào cuối năm nay. Nhưng theo dữ liệu do CCSA công bố, 23% trong số 70 triệu người của đất nước đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, trong khi 5% được tiêm chủng đầy đủ.

Myanmar

Myanmar đang suy sụp trong cuộc khủng hoảng kép của đại dịch và chính biến quân sự.

Quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy, nhiều gia đình người bệnh nặng phải xếp hàng để mua oxy hoặc tìm kiếm trên mạng các phương pháp điều trị Covid-19.

Các bác sĩ cho biết, người dân đang chọn cách tự điều trị tại nhà. Nhiều bệnh viện đang hết oxy, thiếu giường bệnh và không có đủ nhân viên để chăm sóc cho bệnh nhân. Liên hợp quốc ước tính, chỉ có 40% cơ sở chăm sóc sức khỏe của nước này có thể hoạt động.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc hàng ngày được ghi nhận ở Myanmar đã tăng từ khoảng 100 vào đầu tháng 6/2021 lên khoảng 5.000 ca mỗi ngày, với tổng số ca nhiễm được xác nhận là 315.118. Myanmar cũng đã thông báo 10.373 người tử vong vì đại dịch.

Tuần trước, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Barbara Woodward cảnh báo rằng, một nửa trong số 54 triệu người dân của Myanmar có thể bị nhiễm Covid-19 trong hai tuần tới.

Theo truyền thông nhà nước, Bộ Y tế Myanmar đang đặt mục tiêu 50% dân số được tiêm chủng trong năm nay và có kế hoạch bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 vào đầu tháng 8/2021 tại thành phố Yangon.

Chuyên gia Hàn Quốc nói gì về biến thể Delta Plus? - cần thực hiện ngay các biện pháp phủ đầu

Chuyên gia Hàn Quốc nói gì về biến thể Delta Plus? - cần thực hiện ngay các biện pháp phủ đầu

Ngày 4/8, các chuyên gia dịch tễ Hàn Quốc khuyến cáo chính phủ nước này cần thực hiện ngay các biện pháp phủ đầu trước ...

Châu Âu rối bời trước biến thể Delta

Châu Âu rối bời trước biến thể Delta

Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn đang lan rộng trên khắp châu Âu khiến mục tiêu tiêm phòng đầy đủ cho 70% người trưởng ...

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước của Lý Hải chiếm ưu thế rạp Việt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Lọ Lem sinh năm 2006, tên thật là Mai Thảo Linh. Lọ Lem được nhận xét là thừa hưởng hoàn hảo những nét đẹp của cả ba và mẹ.
Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Nhiều trường y dược trên cả nước yêu cầu thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và ...
Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Thời tiết nắng nóng, những người phải di chuyển, vận động lâu ngoài trời thường phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, rối loạn điện giải.
Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Thừa Thiên Huế theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Trung ngày 1/5/2024.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển Đông.
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết không loại trừ Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái và dù lượn có động cơ.
Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Ngày 29/4, tại Iba, Zambales, nhiệt độ lên tới 53 độ C và Cơ quan PAGASA cảnh báo có thể đạt mức 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C.
Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng nước Malaysia cho rằng GCC và ASEAN nên tìm ra các cơ chế để thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác và nghiên cứu.
Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky ngày 29/4 cho biết, Mỹ không cấp thị thực cho đại biểu Nga tham gia phiên họp.
An ninh Canada 'đặt niềm tin' vào tân Cảnh sát trưởng hoàng gia

An ninh Canada 'đặt niềm tin' vào tân Cảnh sát trưởng hoàng gia

Thủ tướng Canada bổ nhiệm ông Michael Duheme làm Cảnh sát trưởng Cơ quan cảnh sát hoàng gia Canada, mang lại sự ổn định cho RCMP.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Phiên bản di động