Giám đốc chính sách Công ty Uber khu vực châu Á – Thái Bình Dương. (Ảnh: V.N) |
Ông đánh giá như thế nào về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của Việt Nam?
Cho đến thời điểm này, tôi cho rằng các tác động vẫn đang rất tích cực.
Đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ông nhìn nhận thế nào về cơ hội phát triển công nghệ ở Việt Nam?
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có dân số đông. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể thử nghiệm sản phẩm trước, phát triển sản phẩm tại thị trường trong nước trước khi đem ra thị trường nước ngoài. Đây là lợi thế vô cùng lớn, nhiều nước nhỏ thường không có được cơ hội như vậy.
Thứ hai, Việt Nam đang có sẵn văn hóa “sẵn sàng” trước những cái mới. Đây cũng là một trong những lợi thế của các bạn.
Việt Nam có phải là một thị trường tiềm năng của Uber?
Việt Nam hiện là một trong những thị trường thành công nhất của chúng tôi. Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ cũng như có số lượng tài xế đông đảo cùng rất nhiều khách hàng có nhu cầu di chuyển cao. Chúng tôi hy vọng có thể phát triển dài hạn hệ thống của mình ở đây.
Kinh tế chia sẻ đang có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam, trong đó Uber là một điển hình vào Việt Nam từ năm 2014. Ông có thể chia sẻ về mô hình và kinh nghiệm của Uber?
Mô hình của chúng tôi rất khác biệt. Tài xế của các hãng taxi thường không sở hữu xe riêng còn tài xế của Uber thường là chủ sở hữu. Khi rảnh rỗi, tài xế có thể nhận chở khách và nhận được một khoản thu nhập nhất định. Đó là cách tăng thêm giá trị cho những mặt hàng sẵn có. Chúng tôi không mất tiền mua xe cho tài xế của mình, chúng tôi tận dụng những chiếc xe mà họ sẵn có.
Việt Nam hiện đang là thị trường thành công nhất của Uber. (Nguồn: Vietnamfinance) |
Chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam, có rất nhiều chiếc xe hàng ngày không được tận dụng triệt để, đỗ trên vệ đường hoặc trong các bãi đỗ xe hàng tiếng đồng hồ. Chúng hoàn toàn có thể được sử dụng để gia tăng giá trị. Chúng tôi chỉ tận dụng tốt những nguồn lực sẵn có.
Chúng tôi rất vui vì đã được Bộ Giao thông Vận tải cho phép hoạt động và mong muốn được đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Cuộc cách mạng 4.0 sẽ mang đến những cơ hội nào cho sự phát triển của ngành khoa học - công nghệ Việt Nam?
Rất nhiều cơ hội cho ngành công nghệ của Việt Nam. Việt Nam đang có dân số trẻ, phần lớn đều sử dụng smartphone, rất thuận tiện cho việc tiếp thu các thông tin cũng như công nghệ mới. Điều này sẽ giúp cho Chính phủ cũng như toàn xã hội không bị bỏ lỡ các cơ hội phát triển.
Xin cảm ơn ông!