![]() |
Sử dụng dầu dừa hữu cơ trong những vận dụng nhà bếp sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. (Nguồn: Pixabay) |
Sau khi chiến thắng căn bệnh ung thư hạch ở tuổi 32, Michelle nhận ra, sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tập luyện, mà còn ảnh hưởng bởi những vật dụng cô sử dụng hằng ngày.
Tin liên quan |
![]() |
Trên mạng xã hội, cô cho biết: "Không thay đổi ngay lập tức nhưng từng bước một, tôi thay thế những thứ độc hại bằng các lựa chọn an toàn hơn. Giờ đây, tôi cảm thấy kiểm soát được sức khỏe và biết mình đã giảm bớt rủi ro tiềm ẩn".
Sau đây là 9 vật dụng Michelle loại bỏ và những giải pháp thay thế.
1. Dầu tinh luyện
Dầu thực vật tinh luyện như dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt cải thường bị oxy hóa trong quá trình sản xuất, tạo ra các hợp chất gây viêm. Việc tiêu thụ lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, bao gồm ung thư.
Michelle cho biết, cô thay thế chúng bằng dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ, dầu dừa và bơ hữu cơ. Những loại dầu này ít qua xử lý, giàu chất chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe nhiều hơn.
2. Đồ nấu nướng chống dính
Các loại chảo, nồi chống dính chứa PFOA - một hóa chất có thể tích tụ trong cơ thể và gây hại cho gan, hệ miễn dịch, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.
Thay vào đó, Michelle chuyển sang dùng chảo gang, chảo thép không gỉ và nồi gốm. Theo cô, chúng không chỉ an toàn mà còn giúp món ăn có hương vị ngon hơn.
3. Giấy bạc
Giấy bạc được sử dụng phổ biến trong nấu ăn nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhôm có thể thôi ra thực phẩm. Một số nghiên cứu cho thấy, hàm lượng nhôm cao trong cơ thể có liên quan đến các vấn đề thần kinh.
Michelle nói: "Tôi ngừng dùng giấy bạc và thay bằng giấy nến không tẩy trắng hoặc dụng cụ nướng bằng silicon".
4. Hộp nhựa và túi đựng thực phẩm
Nhựa chứa BPA và phthalates, hai hóa chất có thể rò rỉ vào thực phẩm, đặc biệt khi đựng đồ nóng hoặc dầu mỡ, những chất này có thể gây rối loạn nội tiết và làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Chuyên gia phục hồi sau ung thư cho biết, cô chỉ sử dụng hộp thủy tinh, túi giấy hoặc túi silicone tái sử dụng để bảo quản thực phẩm.
5. Nến thơm
Nến thơm làm từ paraffin có thể thải ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), gây ô nhiễm không khí trong nhà và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Cô tập thói quen bỏ nến thơm, thay thế bằng tinh dầu thiên nhiên. Michelle cho biết: "Chúng không chỉ an toàn mà còn mang lại cảm giác thư giãn thực sự".
6. Chai nước nhựa
Sau khi khỏi ung thư, Michelle loại bỏ toàn bộ chai nước nhựa trong nhà và thay bằng chai thủy tinh hoặc thép không gỉ. Theo cô, nước đóng chai tiện lợi nhưng chứa vi nhựa và hóa chất có thể phá vỡ hệ nội tiết. Cô cho rằng, đây là một thay đổi đơn giản nhưng mang lại lợi ích lâu dài.
7. Thớt nhựa
Tương tự với thớt nhựa, Michelle cho rằng, thớt nhựa dễ trầy xước, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, khi cắt thực phẩm, vi nhựa có thể bị lẫn vào thức ăn. Vì vậy, cô đổi sang dùng thớt gỗ hoặc tre tự nhiên, không chỉ bền mà còn có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên.
8. Thực phẩm siêu chế biến
Michelle ví đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp là "con đường ngắn nhất dẫn đến bệnh tật" bởi thường chứa đường tinh luyện, phẩm màu nhân tạo và chất bảo quản có thể gây viêm, làm tăng nguy cơ ung thư.
Chuyên gia cho biết: "Tôi tập trung vào thực phẩm nguyên chất, ít qua chế biến và tránh xa thực phẩm có danh sách thành phần dài dằng dặc với các hóa chất khó đọc".
9. Sản phẩm vệ sinh nhà bếp chứa hóa chất độc hại
Nhiều loại nước rửa bát và nước lau bếp chứa clo, amoniac - các chất có thể gây kích ứng da, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và làm tăng nguy cơ ung thư khi tiếp xúc lâu dài.
Cô bỏ toàn bộ những sản phẩm độc hại này và thay vào đó là các sản phẩm vệ sinh hữu cơ từ giấm, baking soda, nước cốt chanh. Cô nhận thấy, vẫn làm sạch hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe.
Việc thay đổi những vật dụng này giúp Michelle Patidar cải thiện chất lượng sống đáng kể. Cô nói: "Tôi không thay đổi ngay lập tức nhưng từng bước một, tôi loại bỏ những thứ độc hại ra khỏi cuộc sống. Và thật ngạc nhiên, tôi cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần cũng tốt hơn".
![]()
| Chú ý các biểu hiện sức khỏe yếu trong mùa lạnh Khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, tức ngực, khó chịu, tê bì chân tay..., người bệnh lưu ý giữ ấm ... |
![]()
| Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ ... |
![]()
| 7 mẹo đơn giản để đạt mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày mà không cần ra khỏi nhà Đi đường vòng, đặt báo thức di chuyển, vừa đi vừa nghe điện thoại hay leo cầu thang... là những cách giúp bạn dễ đạt ... |
![]()
| Virus cúm nguy hiểm như thế nào với não bộ? Virus cúm khiến bạn trở nên chậm chạp, trường hợp nặng có thể gây viêm não, dẫn đến tử vong. |
![]()
| 5 lợi ích sức khỏe của sữa chua và những lưu ý cần thiết Không chỉ ngon miệng, sữa chua còn vô cùng bổ dưỡng, chứa nhiều men vi sinh, rất tốt cho đường tiêu hóa, chức năng hệ ... |