Cách Trung Quốc vận dụng sức mạnh mềm trên đất Anh

Vinh Quang
TGVN. Trong bài viết trên Nikkei Asia, nhà báo Anh Lionel Barber, cựu biên tập viên tờ Financial Times nhận định, sức mạnh mềm của Trung Quốc đang len lỏi vào từng ngóc ngách của nước Anh...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sức mạnh mềm của Trung Quốc trên đất Anh
Quan hệ Anh-Trung Quốc được cho là đã xấu đi nhanh chóng trong thời gian vừa qua. (Nguồn: Getty Images)

Ở rìa khu tài chính của thành phố London là địa điểm ban đầu của Xưởng đúc tiền Hoàng gia, có nguồn gốc từ năm 882 sau Công nguyên, khi Alfred Đại đế tái chiếm thành London từ người Viking và bắt đầu đúc những đồng xu bạc mang chân dung của ông.

Trung Quốc đã chọn địa điểm lịch sử này để xây dựng trụ sở Đại sứ quán mới tại Vương quốc Anh. Khu phức hợp này có diện tích khoảng 65.000m2, sẽ trở thành một trong những Đại sứ quán lớn nhất thế giới với chi phí xây dựng ước chừng hơn 500 triệu bảng Anh.

Giới quan sát nhìn nhận rằng, bất chấp tình trạng tồi tệ của quan hệ Anh-Trung Quốc thời gian vừa qua, dự án xây dựng Đại sứ quán là "sự đánh cược lớn" vào tương lai, đồng thời là nền tảng cho việc triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Anh và rộng hơn là ở châu Âu.

Hồi tháng 5/2018, tại buổi lễ bàn giao tại khu phức hợp Royal Mint gần sông Thames, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Khánh khi đó đã nói về "kỷ nguyên mới với vai trò và ảnh hưởng hiện tại của Trung Quốc trên thế giới".

Ông tuyên bố, kỷ nguyên mới đó cũng là một "kỷ nguyên vàng" cho quan hệ Anh-Trung Quốc.

Đáng chú ý, tác giả thiết kế trụ sở mới của Đại sứ quán Trung Quốc là kiến ​​trúc sư bậc thầy người Anh David Chipperfield. Đây có thể được coi là biểu tượng tương trưng cho thấy, sức mạnh mềm của Trung Quốc giống như dòng nước đang chảy trên một chặng đường dài. Giống như con sông Thames đã chảy hàng thế kỷ qua địa điểm Tháp London huyền thoại...

Nhưng trong 3 năm qua, quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và London lại trở nên xấu đi do một số vấn đề nội bộ của Trung Quốc và lệnh cấm của Anh đối với Huawei - nhà cung cấp công nghệ 5G của Trung Quốc.

Mới đây, quan hệ giữa hai đối tác này được coi là "giọt nước tràn ly" khi chính quyền Bắc Kinh cấm cửa BBC World TV News hoạt động ở Trung Quốc. Động thái trên nhằm trả đũa cho việc các cơ quan quản lý Anh thu hồi giấy phép của Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN).

Việc thu hồi giấy phép của CGTN là để đối phó với sự gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc trên đất Anh.

Không chỉ vậy, xứ sở sương mù cũng quan ngại việc quốc gia châu Á này tài trợ cho lĩnh vực nghiên cứu ở trường đại học, không chỉ trong lĩnh vực quan hệ quốc tế mà còn cả công nghệ, vốn được cho là phục vụ các mục đích dân sự và quân sự của Trung Quốc.

Báo cáo gần đây của tổ chức Civitas của Anh cho thấy, ít nhất 15 trường đại học nước này có quan hệ nghiên cứu hợp tác với các nhà sản xuất và trường đại học liên quan đến quân sự của Trung Quốc.

Mặc dù báo cáo trên gây ra nhiều tranh cãi về sự chính xác và tính chân thực, nhưng cũng đủ khiến dư luận Anh hoang mang và nghi ngại về khả năng London vô tình hay cố ý tiếp tay cho quân đội Trung Quốc.

Sự hoang mang này cũng là mối lo ngại của nhiều người Anh, như Radomir Tylecote và Robert Clark - hai tác giả của báo cáo bên Civitas cho hay, cần phải nhìn nhận bối cảnh hiện tại là Trung Quốc đã nêu mục tiêu phát triển ngang bằng với quân đội Mỹ vào năm 2027 và tham vọng vượt qua Mỹ vào năm 2049, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Trung Quốc.

Charles Moore, cựu biên tập viên của tờ Daily Telegraph và có uy tín trong đảng Bảo thủ, từ lâu cảnh báo mối lo quyền lực mềm của Trung Quốc trong các trường đại học, đặc biệt là tại Cambridge và Oxford, hai trường đại học danh tiếng nhất quốc gia.

Ông Moore đã viết trên tờ The Spectator: "Đây không phải hành động là cấm hai nước trao đổi kiến thức và hợp tác giáo dục. Nhưng không thể ngây thơ hoàn toàn tin tưởng vào đối tác. Các trường đại học cần hiểu rằng, Trung Quốc theo dõi sinh viên của mình ở nước ngoài, đặc biệt ở các trung tâm nghiên cứu, đánh cắp bí mật, làm gián điệp chuyên nghiệp, vì lợi ích của nước này".

Tin liên quan
Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ Mỹ - Trung Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ Mỹ - Trung

Ông cũng chỉ trích các trường đại học nhận nguồn đầu tư hoặc bán thiết bị nghiên cứu cho doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phủ nhận những cáo buộc này. Mặc dù Trung Quốc thực sự có âm mưu đúng như các cáo buộc hay không, việc Anh cũng như các nước phương Tây ngăn chặn ảnh hưởng từ Trung Quốc là điều không dễ dàng.

Châu Âu cũng bị phụ thuộc vào các sinh viên Trung Quốc. Chẳng hạn, số lượng sinh viên Trung Quốc đang tăng nhanh ở Anh – tăng hơn 34% lên hơn 120.000 người trong 5 năm qua.

Đổi lại, sinh viên Trung Quốc mang đến thu nhập quan trọng cho các trường đại học, đặc biệt là những trường nhỏ, eo hẹp về tài chính, giúp các trường có thể mở rộng chất lượng, ảnh hưởng và uy tín ở cả trong lẫn ngoài nước. Đây cũng một dấu hiệu cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau và sâu rộng giữa Anh và Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Joe Biden công nhận phán quyết PCA năm 2016: Động thái bất ngờ trên Biển Đông
Tin thế giới 23/2: Mỹ hờ hững trước nhiệt tình từ Trung Quốc; Ukraine 'thà' hòa bình tạm bợ với Nga; WHO trăn trở 'hết vaccine, tiền nhiều để làm gì?'
Học giả Mỹ: Tổng thống Joe Biden sẽ gây áp lực tối đa với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Mỹ tái khẳng định phán quyết Tòa trọng tài về Biển Đông với Philippines
Quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, sinh viên Trung Quốc đổ xô sang Anh du học
(theo Nikkei Asia)

Đọc thêm

Tiết lộ nguyên nhân chính khiến giá khí đốt châu Âu tăng liên tiếp, có liên quan đến Nga và Ukraine?

Tiết lộ nguyên nhân chính khiến giá khí đốt châu Âu tăng liên tiếp, có liên quan đến Nga và Ukraine?

Giá khí đốt ở châu Âu ngày 18/3 (giờ địa phương) tiếp đà tăng và ghi nhận chuỗi đi lên 4 ngày liên tiếp.
Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2: Duyên phát hiện đưa nhầm chiếc USB cho Chủ tịch Thắng

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2: Duyên phát hiện đưa nhầm chiếc USB cho Chủ tịch Thắng

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2, Duyên mới phát hiện đã đưa nhầm cho Chủ tịch Thắng (NSƯT Mai Nguyên) chiếc USB có chứa bài thuyết trình.
Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Cuộc họp diễn ra trước thềm Hội nghị lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới tại Tokyo, Nhật Bản.
TP. Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10

TP. Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10. Năm nay đối với lớp 6 sẽ khảo sát vào các ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/3): Bắc Bộ trời rét, có mưa; Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ; phía Nam ngày nắng, Nam Bộ có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (20/3): Bắc Bộ trời rét, có mưa; Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ; phía Nam ngày nắng, Nam Bộ có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chiến lược vàng - Tổng thống Nga ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt thế nào?

Chiến lược vàng - Tổng thống Nga ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt thế nào?

Dùng Chiến lược vàng - Tổng thống Nga Putin đã ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt, khiến mục tiêu cyyar Mỹ và phương Tây phá sản?
Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Cuộc họp diễn ra trước thềm Hội nghị lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới tại Tokyo, Nhật Bản.
Bị phạt 464 triệu USD, tỷ phú Donald Trump... không đủ tiền mặt để kháng cáo dù sắp đến hạn, điều gì sẽ xảy ra?

Bị phạt 464 triệu USD, tỷ phú Donald Trump... không đủ tiền mặt để kháng cáo dù sắp đến hạn, điều gì sẽ xảy ra?

Ông Donald Trump phải nộp phạt tổng cộng 464 triệu USD liên quan vụ kiện vì tội gian lận tài chính ở New York.
Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky thúc giục Quốc hội Mỹ mở 'hầu bao', Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì EU

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky thúc giục Quốc hội Mỹ mở 'hầu bao', Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì EU

Tổng thống Ukraine hối thúc Quốc hội Mỹ về việc viện trợ quân sự cho Kiev, cho rằng điều này rất quan trong trong xung đột của nước này với Nga.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Phiên bản di động