Cải cách quy chế tị nạn châu Âu: Thách thức lớn!

Nhiều chuyên gia thừa nhận tính cần thiết của việc cải cách, song vẫn tỏ ra nghi ngờ về triển vọng thực thi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
cai cach quy che ti nan chau au thach thuc lon
Trụ sở Nghị viện châu Âu - Ảnh minh họa. (Nguồn: DPA)

Hai hướng đi mới

Ngày 6/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất hai hướng đi khả thi mới đối với quy chế tị nạn theo Hiệp định Dublin của Liên minh châu Âu (EU). Thứ nhất là sự thay đổi toàn diện hệ thống rà soát tự động và bắt buộc đối với việc tái phân bổ các đơn xin cư trú trên khắp EU. Hướng còn lại cho rằng, các nguyên tắc của Dublin phải được giữ nguyên với việc tăng cường thực thi cùng sự hỗ trợ cho các quốc gia ở tuyến đầu. 

Phó Chủ tịch thứ nhất của EC Frans Timmermans cho biết: “Sự khác biệt trong các phương pháp tiếp cận của từng quốc gia đã gây ra tình trạng xin tị nạn và sự di trú không đồng đều. Trong khi đó, chúng ta có thể thấy trong cuộc khủng hoảng hiện nay, quy chế Dublin đã đặt quá nhiều trách nhiệm lên chỉ một vài nước thành viên”.

Ông Timmermans chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng tị nạn đã bộc lộ sự yếu kém trong hệ thống tị nạn chung châu Âu, vốn được thiết lập trên cơ sở của Hiệp định Dublin. Theo một thông cáo báo chí của EC, những đề xuất cải cách nói trên sẽ đối phó tốt hơn với một số lượng lớn người di cư và sẽ đảm bảo chia sẻ trách nhiệm được công bằng. 

Bất đồng quan điểm

Ông Manfred Weber, Chủ tịch Nhóm EPP thuộc Nghị viện châu Âu, cho rằng: “Làn sóng di cư tràn lan hiện nay đã tạo ra những bất đồng trong nhiều nước thành viên. Các thủ tục khác nhau trong việc giải quyết các hồ sơ tị nạn ở khắp các nước thành viên liên minh còn làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Châu Âu cần một sự hợp tác hơn nữa trong một quy chế tị nạn công bằng hơn”.

Theo ông Weber, việc các nước cùng ở trong châu Âu nhưng lại sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau đối với việc chấp nhận người tị nạn là một thực tế không thể chấp nhận được. “Sự đoàn kết và chia sẻ gánh nặng phân bổ người nhập cư là điều rất quan trọng”, ông nhấn mạnh. 

Trong khi đó, Timothy Kirkhope, Người phát ngôn của nhóm theo xu hướng Bảo thủ và Cải cách châu Âu trong Nghị viện châu Âu nhận định rằng, không cần phải thiết lập một hệ thống mới để thay thế quy chế Dublin. Các quy tắc trong Dublin vẫn nên được duy trì nhưng với sự thực thi tốt hơn, cùng với sự hỗ trợ dành cho các nước ở tiền tuyến.

Ông Kirkhope nói: “Tốt hơn hết là chúng ta hãy cố gắng vận hành hiệu quả hơn hệ thống mà chúng ta đang có, với sự chia sẻ trách nhiệm rõ ràng giữa các nước và sự hỗ trợ cho các quốc gia đang đối mặt với làn sóng di cư lớn nhất”. 

Guy Verhofstadt, người đứng đầu Nhóm Tự do và Dân chủ châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu, thì lại cho rằng việc cải tổ Hiệp định Dublin là một bước đi thiết yếu. Ông nói: “Thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ không thể giảm bớt số lượng người nhập cư và tị nạn đổ vào châu Âu, vì vậy, đây là thời điểm đưa vào thực thi một quy chế khả thi của châu Âu nhằm kiểm soát cuộc khủng hoảng này theo một cách nhân văn và hợp pháp nhất”. Tuy nhiên, ông Verhofstadt cũng nhấn mạnh một thực tế là những đề xuất cải cách nói trên sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể đi đến thực thi toàn diện.

Châu Âu cần đoàn kết

Truyền thông EU cho biết, các đề xuất nói trên được kỳ vọng sẽ được đưa ra thảo luận giữa Bộ trưởng nội vụ các nước thành viên vào ngày 21/4 tới tại Luxembourg và EC sẽ đưa ra một đề xuất chính thức có tính pháp lý “trước mùa Hè này”. Đề xuất này cũng cần giành được sự đồng thuận của đa số các nước thành viên và sau đó sẽ trình Nghị viện châu Âu thông qua.

Trong khi đó, một số quốc gia Trung và Đông Âu vẫn duy trì sự thận trọng xung quanh hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn của hệ thống này. Quốc vụ khanh Czech Tomas Prouza phụ trách các vấn đề châu Âu, đã phát biểu trên trang Twitter của mình hôm 6/4: “Lại là phân bổ hạn ngạch nữa sao? EU sẽ tiếp tục 'cưỡi trên lưng con ngựa chết này' đến bao giờ, thay vì làm những điều khác thực sự hữu ích hơn?".

Trong bài trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, Giáo sư Wang Yiwei (Đại Học Nhân dân Trung Quốc), đã bộc lộ sự bi quan về triển vọng của việc thực thi đầy đủ những cải cách này đối với 28 nước thành viên EU. Theo giáo sư Wang, đối với các quốc gia “tiền tuyến” như Hy Lạp và Italy, họ thiếu tiền và nhân lực để có thể tiếp nhận người tị nạn. Còn đối với một số quốc gia Trung và Đông Âu như Cộng hòa Czech và Ba Lan, họ luôn lo ngại rằng, người nhập cư sẽ ảnh hưởng đến công việc và môi trường xã hội. Trong khi đó, các nước như Đức và một số quốc gia Bắc Âu có nền kinh tế tương đối ổn định và đang cần thêm nhân lực, vì vậy họ có thể sẽ cởi mở hơn đối với làn sóng tị nạn. 

Gianni Pittella, Chủ tịch nhóm Xã hội và Dân chủ thuộc Nghị viện châu Âu, cho rằng việc sửa đổi Hiệp định Dublin “không thể chỉ đơn thuần là một thao tác bề ngoài”. “Vì vậy chúng ta nên kêu gọi EU thể hiện sự đoàn kết và can đảm để có thể đưa ra một chính sách tị nạn châu Âu thiết thực và hiệu quả nhất”, ông nói.

TNB (theo THX)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động