Cải cúc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn: Serious Eats) |
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), cải cúc có nhiều tên gọi khác nhau như rau tần ô, cúc tần ô… Đây là loại rau phổ biến vào mùa đông, được nhiều người yêu thích.
Từ xa xưa, cải cúc được coi là "rau hoàng đế", là dược liệu tự nhiên, giàu dinh dưỡng bởi chứa nhiều axit amin, protein, cholin… Trong 20 axit amin cần thiết cho cơ thể con người, cải cúc chứa 8 loại.
Theo Đông y, cải cúc có vị cay, tính ngọt, không độc, có tác dụng an tâm khí, trừ đờm, bình can, bổ thận, trị chứng đánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi.
Rau này có thể chế biến cùng nhiều thực phẩm khác để trị chứng đầy hơi, khó tiêu; kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. Rau cũng giúp "làm mới" dây thần kinh, hỗ trợ trí não minh mẫn, tỉnh táo. Ngày lạnh, ăn nhiều cải cúc ngăn ngừa bệnh tật, ngủ ngon hơn, trị ho, cảm cúm.
Y học hiện đại cho thấy, rau cải cúc chứa nhiều đạm. Trung bình 1 cây cải cúc chứa 1,85% protein, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các lysine, chất xơ, nước, canxi, vitamin B, vitamin C.
Các thành phần của cải cúc tốt cho tim mạch nên dân gian vẫn gọi đây là rau dưỡng tim. Chất diệp lục của rau giúp giảm cholesterol trong máu. Hương thơm của rau có tác dụng giảm hen suyễn, thúc đẩy sự thèm ăn, tăng bài tiết nước tiểu.
Lương y Sáng gợi ý, người bị tăng huyết áp ngoài uống thuốc do bác sĩ kê đơn, ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật và các chất kích thích có thể ăn rau cải cúc hằng ngày. Những người bị tăng mỡ máu có thể “quét” cholesterol hiệu quả bằng cải cúc. Bạn có thể nấu canh cải cúc với thịt, tôm; ép nước uống; dùng làm rau ăn lẩu.
Dù vậy, theo lương y Sáng, một số người không nên ăn cải cúc vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn: Thứ nhất, người đang tiêu chảy, lạnh bụng bởi nếu ăn thêm cải cúc có tính mát, người bệnh sẽ khó chịu hơn. Những trường hợp này nên dùng các thực phẩm có vị nóng để cân bằng.
Thứ hai, những người bị huyết áp thấp. Loại rau này tốt cho người tăng huyết áp, tăng cholesterol nhưng đại kỵ với người huyết áp thấp vì có thể khiến bệnh nhân hạ thêm huyết áp. Một số trường hợp có huyết áp bình thường cũng có tình trạng tụt huyết áp nhẹ nếu dùng quá nhiều loại rau này.
Ngoài ra, mọi người cũng không nên ăn nhiều cải cúc. Loại rau này tốt cho nhu động ruột nhưng lượng chất xơ cao. Nếu ăn quá nhiều, bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng do chất xơ bên trong dạ dày trở nên quá lớn, gây cản trở quá trình đào thải thức ăn trước đó. Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo hạn chế ăn cải cúc, không dùng nước ép cải cúc trị ho.
| Duy trì thói quen tập thể dục buổi sáng mang lại điều kỳ diệu cho cơ thể Không chỉ giúp giảm cân, tập thể dục buổi sáng còn giúp tỉnh táo, tập trung và tăng cường năng lượng tổng thể. |
| 5 thói quen nhẹ nhàng trong buổi sáng duy trì sức khỏe và tâm trạng Bạn hãy bắt đầu ngày mới vào buổi sáng với một nụ cười, động tác giãn cơ, tập thể dục nhẹ nhàng, uống nước ấm... ... |
| Những thói quen ăn uống cần tránh để bảo đảm sức khỏe khi ngồi làm việc lâu Ngồi làm việc trong thời gian dài, ít vận động dễ dẫn đến những thói quen ăn uống không lành mạnh, có thể gây tăng ... |
| Nguyên nhân 4 vị trí tóc bạc nhiều và gợi ý cách khắc phục Tóc bạc mọc nhiều hai bên thái dương có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng gan quá tải, nên chú trọng thanh nhiệt, ... |
| Vì sao bạn nên đi bộ sau khi ăn? Những phân tích của Tiến sĩ Heather Viola, bác sĩ chăm sóc chính tại Mount Sinai Doctors-Ansonia (New York, Mỹ) cho biết về việc vì ... |