"Cải tổ LHQ phải mang lợi ích cho tất cả thành viên"

Ngày 1/12, phát biểu tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc về vấn đề cải tổ Liên hợp quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới liên tục thay đổi như hiện nay, việc cải tổ Liên hợp quốc là một yêu cầu cấp thiết và phải mang lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: TTXVN)

Theo Đại sứ Lê Hoài Trung, việc cải tổ toàn diện Liên hợp quốc, bao gồm cả Đại hội đồng, sẽ làm cho tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Việc cải tổ Đại hội đồng phải nâng cao vị thế là cơ quan hoạch định chính sách và đại diện chính của Liên hợp quốc, cũng như vai trò của Đại hội đồng trong tiến trình thiết lập các tiêu chuẩn, soạn thảo pháp luật quốc tế và lựa chọn - bổ nhiệm các quan chức cao cấp của Liên hợp quốc. Đại hội đồng phải trở thành diễn đàn toàn cầu chính để các quốc gia thành viên thảo luận, trao đổi quan điểm và quyết định tất cả các vấn đề chung, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển.

Do vậy, cải tổ Đại hội đồng phải là một tiến trình chính trị được thực hiện thông qua các cuộc đối thoại liên chính phủ với những cam kết đẩy đủ và thiện chí của tất cả các quốc gia thành viên. Để nâng cao khả năng và hiệu quả của Đại hội đồng, cũng cần phải củng cố Văn phòng Đại hội đồng cả về công tác lưu trữ cũng như biện pháp làm việc.

Việc cải tổ Đại hội đồng cũng cần được tiến hành song song với việc cải tổ các tổ chức và cơ quan khác của Liên hợp quốc như Hội đồng Bảo an, Văn phòng Tổng thư ký, Ủy ban Kinh tế và Xã hội (ECOSOC)...

Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Nhóm làm việc đặc biệt về vấn đề cải tổ Đại hội đồng trong việc chuẩn bị tài liệu A/65/909 liên quan vấn đề này. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhóm, Việt Nam đề nghị các đồng chủ tịch của Nhóm hoạt động như là các điều phối viên để giải quyết những bất đồng giữa các nước thành viên và tổ chức những cuộc họp riêng rẽ với các nhóm quốc gia thành viên để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm này.

Bên cạnh đó, Việt Nam kêu gọi các nước thành viên làm việc với nhau trên tinh thần hợp tác và cùng nhau giải quyết vấn đề để có thể tạo ra những đột phá và đạt được những kết quả cụ thể trong Đại hội đồng khóa 66 này./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo Thế giới và Việt Nam thực sự trở thành cầu nối Việt Nam với thế giới

Báo Thế giới và Việt Nam thực sự trở thành cầu nối Việt Nam với thế giới

Kỷ niệm của tôi với Báo Thế giới và Việt Nam không liên quan đến nghiệp vụ báo chí và bắt đầu cách đây 15 năm...
PetroVietnam: 'Một đội ngũ – Một mục tiêu' giữ vững vai trò trụ cột kinh tế quan trọng của đất nước

PetroVietnam: 'Một đội ngũ – Một mục tiêu' giữ vững vai trò trụ cột kinh tế quan trọng của đất nước

Những thành tựu rực rỡ mà PetroVietnam đạt được không chỉ là kết quả tầm nhìn chiến lược, mà là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết, đồng ...
Nước Anh nỗ lực vì một thế hệ không khói thuốc

Nước Anh nỗ lực vì một thế hệ không khói thuốc

Với 415 phiếu thuận và 47 phiếu chống, Hạ viện Anh thông qua dự luật thuốc lá và thuốc lá điện tử nhằm tạo nên thế hệ không khói thuốc ...
Cận cảnh Volkswagen Tiguan 2025 ra mắt tại thị trường Mỹ

Cận cảnh Volkswagen Tiguan 2025 ra mắt tại thị trường Mỹ

Hãng xe Đức vừa ra mắt Volkswagen Tiguan 2025 tại thị trường Mỹ với những thay đổi đáng kể về thiết kế, công nghệ cùng khả năng vận hành.
Sữa tắm Borome - Bí quyết dịu nhẹ cho làn da bé

Sữa tắm Borome - Bí quyết dịu nhẹ cho làn da bé

Việc chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh. Vì vậy, việc lựa chọn một sản ...
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định ủng hộ sự nghiệp  đấu tranh chính nghĩa vì độc lập dự do của Palestine

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa vì độc lập dự do của Palestine

Chủ tịch nước Lương Cường chia sẻ những đau thương, mất mát mà nhân dân Palestine đang gánh chịu trong bối cảnh xung đột căng thẳng hiện nay.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu ông có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao như nhiệm kỳ đầu hay không?
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Phiên bản di động