Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới

Thật khó để liên tưởng đống hoang tàn, đổ nát trở thành một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, nhưng đây là điều Ukraine đang nghĩ đến đối với Chernobyl, nơi diễn ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng vào ngày 26/4/1986.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Mới đây, Ukraine đang cố gắng đưa Chernobyl vào danh sách bảo vệ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Trong ảnh: Một phòng ngủ của trường mẫu giáo gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, thành phố Pripyat, Ukraine. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Theo Bộ trưởng Văn hóa Ukraine Oleksandr Tkachenko, việc đề xuất đưa Chernobyl vào danh sách di sản của UNESCO là bước đầu tiên và quan trọng để địa điểm này trở thành một điểm đến độc đáo được cả nhân loại quan tâm. Trong ảnh: Thành phố bỏ hoang Pripyat gần Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Bộ trưởng Oleksandr Tkachenko cho biết, trước khi gửi đơn lên Liên hợp quốc, các địa điểm mong muốn được UNESCO bảo vệ phải được đưa vào danh sách di sản lịch sử và văn hóa quốc gia. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Do đó, Bộ Văn hóa Ukraine gần đây đã quyết định đưa một ra-đa quân sự được xây dựng gần thành phố Chernobyl trong những năm 1970 vào danh sách này và cũng đang thảo luận về kế hoạch tương tự đối với Chernobyl Exclusion Zone - vùng cấm có phạm vi bán kính 30km tính từ tâm là các lò phản ứng hạt nhân. Trong ảnh: Hệ thống radar được lắp đặt gần Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 tại nhà máy hạt nhân Chernobyl tại Pripyat, cách thủ đô Kiev về phía bắc 108 km đã phát nổ. Theo nhiều nhà khoa học, nguyên nhân của vụ tai nạn là do những khiếm khuyết trong thiết kế lò phản ứng, đặc biệt là các thanh điều khiển; và việc không tuân thủ các quy tắc an toàn của nhân viên nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, một số chuyên gia độc lập hiện nay tin là không một giả thiết nào trong số hai giả thiết trên là hoàn toàn chính xác. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Khoảng 190 tấn chất phóng xạ đã bay vào khí quyển; đám mây bụi phóng xạ lan rộng khắp châu Âu như vùng phía Tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavie, Anh, và Đông nước Mỹ. Trong ảnh: Quang cảnh bên trong một ngôi nhà ở ngôi làng bỏ hoang Zalissya, gần Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Vụ việc làm 31 công nhân và lính cứu hỏa thiệt mạng, khiến hàng nghìn người khác phải chống chọi với những căn bệnh liên quan đến bức xạ, như ung thư. Trong ảnh: Một ngôi nhà ở ngôi làng bỏ hoang Poliske gần Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người; khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống lãnh thổ Belarus. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Đây được coi là thảm họa trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân, phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Để khắc phục, hàng ngàn tấn đất đã được đưa ra khỏi khu vực nhiễm xạ, máy móc và thiết bị bị ô nhiễm đã được chôn cất trong khu chôn cất đặc biệt. Một khu vực cách ly 30km đã được tạo ra xung quanh nhà máy, dân chúng đã được sơ tán.(Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Một vùng diện tích hơn 4.000 km2 xung quanh vị trí cũ của nhà máy điện không thể ở được. Đến nay, tổng số người thiệt mạng và bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài vẫn là chủ đề của những cuộc tranh luận gay gắt. Trong ảnh: Các kỹ sư kiểm tra kết cấu và nồng độ phóng xạ tại phòng điều khiển của lò phản ứng số 4. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Phần lớn khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân bị bỏ hoang với những tòa nhà đổ nát. Tất cả các tòa nhà ở Pripyat, một thị trấn từng là nơi sinh sống của 50.000 người, chủ yếu làm việc tại nhà máy, đang cần được sửa chữa. Trong ảnh: Một tòa nhà ở thành phố Pripyat bị bỏ hoang. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Hình ảnh kỹ sư Ukraine đi kiểm tra bên trong lò phản ứng số 3, hiện nơi này đã dừng hoạt động trong nhiều năm. Các kỹ sư khi vào kiểm tra bên trong các lò phản ứng phải mặc trang phục bằng vải không thấm ở bên ngoài, đeo khẩu trang chuyên dụng và mang các thiết bị đo phóng xạ. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Tờ lịch năm 1986 vẫn nằm nguyên trên tường của một ngôi nhà tại làng Zalissya. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Một trường mẫu giáo ở Pripyat đã bị thiêu rụi bởi vụ nổ. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Dấu tích còn sót lại tại ngôi làng Poliske bị bỏ hoang trong vùng Chernobyl. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Trung tâm điều khiển của lò phản ứng thứ ba vẫn còn nguyên vẹn. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Quang cảnh bên trong một ngôi nhà ở Zalissya. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Vào năm 1997, Quỹ Mái ấm Quốc tế Chernobyl được thành lập để thiết kế và xây dựng một vỏ bọc lâu dài hơn cho chiếc “quan tài” bằng bê tông phủ kín lò phản ứng số 4 không ổn định và kém an toàn. Đến năm 2010, "quan tài" mới có tên là New Safe Confinement được bắt đầu xây dựng. Không giống như kết cấu cũ, New Confinement được thiết kế để có thể tháo dỡ an toàn lò phản ứng bằng thiết bị hoạt động từ xa. Trong ảnh: Thành phố Pripyat bị bỏ hoang. (Nguồn: Reutes)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Công trình này được xây dựng trên đường ray liền kề với tòa nhà lò phản ứng số 4, hoàn thành vào năm 2016. Mái vòm kim loại mới tại Chernobyl sẽ bao bọc lò phản ứng bị phá hủy để ngăn chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài. Mái vòm có trọng lượng 36.000 tấn và cao 108 mét, trị giá 1,5 tỷ Euro (1,7 tỷ USD) đã được thanh toán thông qua một quỹ đặc biệt của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) và được tài trợ bởi 45 quốc gia. Cấu trúc vòm này đủ mạnh để chống lại cơn bão và có tuổi thọ lên tới 100 năm, EBRD cho biết. Trong ảnh: Công trình New Safe Confinement nhìn từ xa. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Sự sống đã quay trở lại trên vùng đất hoang vắng. Tháng 7/2019, Tổng thống Volydymyr Zelensky ký sắc lệnh hồi tháng 7 chỉ định Chernobyl là một điểm thu hút khách du lịch chính thức. Trong ảnh: Một con nai sừng tấm trên con đường vắng ở vùng Chernobyl. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Vào năm 2019, bộ phim truyền hình Chernobyl của HBO đã khiến du khách đến đây tăng vọt, lên đến 120.000 người. Theo đó, những người muốn tận mắt chứng kiến khu vực có nồng độ phóng xạ cao tại Lò phản ứng số 4 "khét tiếng" sẽ được cung cấp áo bảo vệ, mũ bảo hiểm, mặt nạ chống độc và chỉ được ở lại trong thời gian ngắn. Sau khi rời đi, họ sẽ phải trải qua hai bài kiểm tra chụp X quang để đo mức phơi nhiễm. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Động thái này là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Ukraine nhằm khuyến khích du lịch trong khu vực. (Nguồn: Reuters)
Cận cảnh nhà máy Chernobyl, nơi Ukraine muốn đưa vào danh sách di sản thế giới
Ngày 26/4 tới, Ukraine sẽ kỷ niệm 35 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl. Bộ trưởng Oleksandr Tkachenko kỳ vọng, Chernobyl - nơi đã trở thành một địa điểm phổ biến đối với khách du lịch ưa mạo hiểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, sẽ bắt đầu thu hút du khách trở lại. Trong ảnh: Một ngôi nhà ở ngôi làng Zalissya bị bỏ hoang. (Nguồn: Reuters)
TIN LIÊN QUAN
Muôn cách gia đình hoàng gia Anh kỷ niệm sinh nhật
Miền Đông Ukraine: Nga ồ ạt kéo quân đến biên giới, Ukraine không 'kém miếng', cho quân pháo kích tiền tuyến
Căng thẳng Nga-Ukraine: Không khí chiến sự bao trùm miền Đông Ukraine
Những ngôi sao 'kém vui' tại lễ Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Venice mùa Covid -19
Kỳ III: Tự do tín ngưỡng - Cúng ‘cô hồn’ thời ‘Cô Vy’
(theo Reuters)

Đọc thêm

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Theo khảo sát tại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam, giá iPhone 15 Pro Max đang được chào bán ở mức 30,5-30,9 triệu đồng dành cho phiên ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Longi - gã khổng lồ năng lượng tái tạo Trung Quốc - đang tìm cách "bẻ lái" trước cơn bão lạm phát.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

Điều gì đến cũng sẽ đến. Đó là cảm nhận của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đối với việc Quốc hội Hungary bỏ phiếu chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động