Quyền con người trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam:

Kỳ III: Tự do tín ngưỡng - Cúng ‘cô hồn’ thời ‘Cô Vy’

Minh Quân
TGVN. Khi rằm tháng Bảy cận kề, chuyện cúng "cô hồn" hay dâng lễ Vu Lan thời "Cô vy" (Covid-19) vừa an toàn, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh đang được đặc biệt quan tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam: Sôi động, đa dạng và tự do trong khuôn khổ pháp luật
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam khẳng định luôn coi trọng quan hệ với Đức
5735-91-sy-lyyng-ngyyi-dan-yyn-cung-bai-tyi-cac-yyn-chua-lyn-tren-yya-ban-ha-nyi-trong-thyi-gian-nay-la-it-so-vyi-cung-ky-nym-ngoai-nguyn-lao-yyng
Một người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Phủ Tây Hồ ngày 30/8. (Nguồn: Lao động)

Những ngày này, nhiều gia đình Việt Nam đang tất bật chuẩn bị cúng rằm tháng Bảy âm lịch, quãng thời gian mà tín ngưỡng dân gian một số vùng thường gọi là tháng “cô hồn”. Nhiều người cho rằng trong tháng này, họ dễ gặp phải nhiều điều không may mắn; những việc trọng đại đều nên tránh.

Với Phật giáo, lễ rằm tháng Bảy âm lịch là lễ Vu lan, hay lễ báo hiếu, là dịp để mọi người tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành với bậc sinh thành đã khuất. Tôn chỉ của hoạt động này phù hợp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và vì thế, nó đã trở thành một phần quan trọng với người Việt Nam mỗi đợt tháng Bảy âm lịch về. Chính vì thế, cứ mỗi đợt tháng Bảy âm lịch, đặc biệt là vào dịp rằm, nhiều người Việt thường hành thiện tích đức và đi chùa cầu an, tưởng nhớ đến vong linh người đã khuất.

Tuy nhiên, tháng Bảy âm lịch năm nay đến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi các ca bệnh bùng phát mạnh tại Đà Nẵng và lan đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo tăng cao trong dịp tháng Bảy âm lịch khiến nhiều người dân tiến hành tụ tập, lễ bái đông người tại chùa, đền, làm gia tăng nguy cơ bùng phát và lây lan Covid-19.

Trước tình hình đó, Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến cáo người dân không nên tụ tập lễ bái đông người. Tuy nhiên, trước tình hình nhiều người dân vẫn đi chùa cầu an, chính quyền địa phương đã phải vào cuộc – mới đây, ngày 19/8, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ Đỗ Anh Tuấn cho biết đã chỉ đạo phường Quảng An tạm đóng cửa phủ Tây Hồ nhằm hạn chế đông người, đồng thời khẳng định nếu số lượng người tiếp tục đông thì quận sẽ chỉ đạo không mở cửa phủ.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên trong đại dịch Covid-19, Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp mạnh như vậy. Ngay khi dịch bùng phát tại Việt Nam và có dấu hiệu lan rộng, Chính phủ đã tiến hành đề nghị tạm dừng các hoạt động, nghi lễ tôn giáo lớn tụ tập đông người. Song liệu điều này có đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân?

Người dân ủng hộ

Câu trả lời là có. Minh chứng rõ nét nhất cho câu trả lời ấy chính sự nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ của người dân với những thay đổi được Chính phủ và Giáo hội Phật giáo công bố. Ngày 30/8, Chủ nhật cuối tuần trước khi cúng rằm tháng Bảy âm lịch, song số lượng người đến cúng bái tại các chùa, phủ lớn trên địa bàn Hà Nội như Phủ Tây Hồ, Chùa Hà, Chùa Trấn Quốc là ít so với các năm trước. Thay vào đó, các hoạt động tôn giáo được tiến hành dưới hình thức nhỏ hơn như tụng kinh, cầu siêu nội bộ, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tại gia.

Đáng mừng hơn, hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hội, nhiều tăng ni, Phật tử đã thể hiện tinh thần tri ân, báo hiếu trong mùa Vu Lan năm nay thông qua ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Mọi tôn giáo đều hướng con người ta làm việc thiện, tích đức, đóng góp cho xã hội và đất nước. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng, đóng góp, hành thiện, tích đức chính là thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của công dân, chấp hành nghiêm chỉnh quy định do Chính phủ ban hành, ngăn ngừa đại dịch bùng phát lây lan trong cộng đồng, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, bộ phận yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch.

ky iii tu do tin nguong cung co hon thoi co vy
Khung cảnh vắng lặng tại chùa Hà vào ngày 30/8. (Nguồn: Lao động)

Chính phủ hết mình

Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mình. Cụ thể, theo Điều 24, Chương II Hiến pháp năm 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người, quyền công dân, quyền hiến định tại Việt Nam. Quyền này được quy định cụ thể ở Đièu 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, theo đó quyền tự do thực hành tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tôn giáo của những người có tôn giáo đặc biệt được tôn trọng và bảo đảm.

Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp năm 2013, trong những trường hợp đặc biệt, quyền này cũng như các quyền con người, công dân khác sẽ bị hạn chế nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đáng chú ý, quy định này là phù hợp với Khoản 3, Điều 18, Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người năm 1966 (ICCPR 1966): “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có thể hạn chế bởi pháp luật và khi sự hạn chế đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Quan trọng hơn, các chính sách về tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước trong đại dịch Covid-19 đã tuân thủ đúng khuyến nghị cụ thể của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thực hành tín ngưỡng, tôn giáo từ xa, sử dụng công nghệ, thực hành nghi lễ, chôn cất an toàn, liên kết cộng đồng, ứng phó với các tình huống bạo lực gia đình, giúp đỡ người khác, cầu nguyện cho người bệnh bằng thông điệp về sự hy vọng và an ủi…

Như vậy, các chính sách bảo đảm tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong đại dịch Covid-19 là hợp hiến, đảm bảo quyền con người và quyền công dân; tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong luật pháp quốc tế, điều ước quốc tế đã ký kết và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người dân như trong Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng 75 năm về trước.

Luật quốc tế về không gian mạng - tính cấp thiết toàn cầu trong đảm bảo quyền con người

Luật quốc tế về không gian mạng - tính cấp thiết toàn cầu trong đảm bảo quyền con người

TGVN. Hội thảo trực tuyến “Luật Quốc tế về Không gian mạng” do Cục Đối ngoại Bộ Công an cùng Đại sứ quán Hà Lan, ...

Kỳ II: Quyền tự do đi lại thời Covid-19 - cam kết và hành động

Kỳ II: Quyền tự do đi lại thời Covid-19 - cam kết và hành động

TGVN. Bất chấp dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực đảm bảo tối đa quyền tự do đi lại ...

Kỳ I: Bảo đảm quyền được sống là ưu tiên hàng đầu

Kỳ I: Bảo đảm quyền được sống là ưu tiên hàng đầu

TGVN. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hết ...

Minh Quân

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/12/2024: Bảo Bình nên tận dụng cơ hội

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/12/2024: Bảo Bình nên tận dụng cơ hội

Tử vi hôm nay 29/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/12/2024: Tuổi Dần tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/12/2024: Tuổi Dần tài lộc vượng phát

Xem tử vi 29/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/12/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/12/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 29/12. Lịch âm 29/12/2024? Âm lịch hôm nay 29/12. Lịch vạn niên 29/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành điều tra 'khách quan và minh bạch' vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan.
Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất ...
Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Tổng giám đốc Công ty Rosoboronexport tuyên bố, danh mục đơn hàng của công ty bán vũ khí quốc gia Nga này vào cuối năm 2024 đã đạt mức kỷ ...
Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Các sản phẩm truyền thông không chỉ kể về những câu chuyện mà còn còn cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về...
Khởi động Dự án ‘Đối tác xanh do phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Khởi động Dự án ‘Đối tác xanh do phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Dự án nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nâng cao quyền năng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định chính sách và hành động về biến đổi khí hậu.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Năm 2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai toàn diện các mặt công tác.
Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái và Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Phụ nữ Việt Nam năm 2024: Hội nhập để phát triển bền vững

Phụ nữ Việt Nam năm 2024: Hội nhập để phát triển bền vững

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn sâu sắc trong các hoạt động đối ngoại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động