Căn cứ “Cỏ ba lá”: Tham vọng quyền lực quân sự của ông Putin tại Bắc Cực

Trên hòn đảo Kotelny, thuộc quần đảo New Siberia (Bắc Cực) đầy băng giá, cách Moscow 6 múi giờ về phía Đông, một cuộc đua quân sự đang dần được hình thành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc Sức mạnh quân sự Nga ở Syria: Thay đổi cục diện chiến trường
can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc Đường dây nóng quân sự Nga - Mỹ vẫn hoạt động

Căn cứ quân sự được đặt tại phía Bắc đảo Kolteny là một trong những tiền đồn quân sự mới nhất của Nga, nằm trong môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Hòn đảo nằm giữa biển Laptev và biển Đông Siberia, là một trong 50 hòn đảo có diện tích lớn nhất thế giới. Căn cứ này có tên là Severny Klever (nghĩa là Cỏ ba lá phía bắc) dựa vào hình dạng của nó và được sơn màu trắng, xanh da trời và đỏ, như màu trên quốc kỳ Nga.

Pháo đài trên biển băng

Căn cứ được xây dựng theo kiểu khu phức hợp hình ba lá khép kín, gồm trung tâm điều hành, khu nhà ở, nhà kho chứa vũ khí, thực phẩm. Nhân viên làm việc tại đây có thể di chuyển dễ dàng giữa các tòa nhà mà không phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, trừ khi họ làm nhiệm vụ ngoài trời.

can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc
Căn cứ được sơn màu trắng, xanh da trời và đỏ, như màu trên quốc kỳ Nga. (Nguồn AP)

Nó được xây dựng để là nơi đóng quân của hơn 250 quân nhân chịu trách nhiệm duy trì các hệ thống giám sát dưới biển, trên không, phòng thủ bờ biển như các tên lửa chống hạm và có đủ nhu yếu phẩm cho họ tồn tại độc lập trong vòng một năm mà không cần sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài.

Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga là đơn vị đang đóng quân ở đây. Họ đã bắt đầu nhiệm vụ của mình từ năm 2016. Căn cứ được thiết kế để binh lính có thể di chuyển khắp căn cứ mà không phải đi ra ngoài trời - một biện pháp phòng ngừa hữu ích ở khu vực mà nhiệt độ thường tụt xuống -50 độ C trong mùa đông và ngay cả mùa hè cũng xuống mức đóng băng vào ban đêm.

Căn cứ này được trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion, sử dụng tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks, tầm bắn hơn 300 km và hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Pantsir S1 độc đáo với sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 30 mm và 12 tên lửa đất đối không. Chúng đã được cải tiến để thích nghi và có thể hoạt động trong môi trường -50 độ C. Nga cũng đang xem xét cải tiến hệ thống phòng không tầm xa S-400 nổi tiếng của mình để có thể hoạt động được ở Bắc Cực. Ngoài ra, Quân đội Nga cũng đang xem xét xây dựng thêm một căn cứ không quân trên đảo.

can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc
Căn cứ được thiết kế thông nhau để binh lính có thể di chuyển khắp căn cứ mà không phải đi ra ngoài trời. (Nguồn: Spetsstroy.ru)

“Cỏ ba lá” là một trong 3 căn cứ mới của Nga trên vĩ tuyến 75 trên Vòng cung Bắc Cực và là một phần trong những nỗ lực thể hiện sức mạnh quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên bờ biển Bắc Cực rộng lớn. Quân đội Nga cho biết họ đã xây dựng được 475 căn cứ quân sự trong sáu năm qua, trải dài từ biên giới phía Tây giáp NATO đến Eo biển Bering ở phía Đông.

Căn cứ có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nga trong một khu vực đang nhanh chóng trở thành điểm nóng địa chính trị trong số các quốc gia có yêu sách đối với các vùng lãnh thổ Bắc Cực. Giới phân tích quân sự nhận định căn cứ này có vị trí chiến lược trong nỗ lực tăng cường sự hiện diện của Nga tại Bắc Cực. Hiện, Nga đang kiểm soát khoảng 50% bờ biển ở Bắc Cực. Cuộc đua hiện diện ở Bắc Cực đang nóng lên vì trữ lượng dầu mỏ khổng lồ tại khu vực này.

Khi quân sự đi đôi với lợi ích quốc gia

Có một lời giải thích rõ ràng cho cuộc đua hiện diện tại vùng đất khắc nghiệt này. Đó là tài nguyên. Bắc Cực là nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ. Dự kiến, do Trái đất đang ngày một nóng lên khiến tốc độ băng tan ở Bắc Cực ngày càng nhanh, người ta sẽ dễ dàng tiếp cận được với nguồn tài nguyên khổng lồ này. Đơn giản hơn nữa, mỏ dầu trên đất của ai, người đó có quyền khai thác.

can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc
(Nguồn: AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả Bắc Cực là khu vực quan trọng cho tương lai của Nga. Moscow đã lập Bộ Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực để cụ thể hóa tham vọng này. Tổng thống Putin đã yêu cầu tăng gấp 10 lần lưu lượng vận tải biển qua Biển Bắc vào năm 2024.

Nga cũng đang siết chặt Tuyến đường biển phía Bắc, thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Nga và giúp giảm 40% thời gian di chuyển từ châu Âu sang châu Á so với tuyến kênh đào Suez. Trong tháng 4, Moscow tuyên bố rằng các tàu nước ngoài đi qua khu vực này sẽ được yêu cầu nộp thông báo trước 45 ngày, đưa một hoa tiêu người Nga lên tàu và trả phí quá cảnh cao hơn bình thường.

Cuộc đua tại Bắc Cực của Nga phụ thuộc rất nhiều vào nguồn đầu tư của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng bị hấp dẫn tới việc vận chuyển hàng hóa nhanh qua tuyến đường biển phía Bắc của Moscow. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang là khách hàng lớn nhất của Nga trên tuyến đường này: Nga đã gửi tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng đến Trung Quốc qua vùng biển Bắc Cực lần đầu tiên vào tháng 7/2018 và cho các tàu phá băng Nga hộ tống một đoàn tàu chở hàng Trung Quốc đến châu Âu vào mùa thu năm ngoái.

Phản ứng muộn màng của Mỹ

Chính phủ Mỹ hiện bắt đầu chú ý đến những hoạt động của Nga ở phía Bắc. Washington cũng đã có nhiều cuộc thảo luận để xây dựng một chiến lược Bắc Cực của riêng mình.

Chuẩn Đô đốc Hải quân David W. Titley trả lời phỏng vấn với CNN cho biết, Bắc Cực về cơ bản đã bị chính phủ Mỹ bỏ qua trong vài năm qua. Nhưng các đối thủ của Mỹ có kế hoạch nghiêm túc với nguồn lực đầy đủ hậu thuẫn cho quá trình tìm hiểu cách vận hành tại đó, Mỹ tuy chậm hơn nhưng cũng đã bắt đầu quan tâm đến khu vực này.

Năm ngoái, NATO đã tiến hành cuộc tập trận Trident Juncture 2018 trên thực địa với 40.000 binh sĩ, được xem là cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Richard Spencer cho biết Hải quân đang xây dựng kế hoạch mở lại căn cứ Adak ở Alaska và lần đầu tiên đưa tàu chiến tới Bắc Cực vào mùa hè này. Về phần mình, Quân đội Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Tsentr-2019 trên một số đảo tại Vòng cung Bắc Cực. Cuộc tập trận liên quan đến những gì mà quân đội Nga mô tả là "một bài kiểm tra nghiêm túc về năng lực chiến đấu" của các lực lượng Bắc Cực.

can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc Tổng kết điều tra Mueller và triển vọng quan hệ Mỹ - Nga

Một trong những cuộc điều tra tốn bút mực nhất trong lịch sử Mỹ đã kết thúc vào cuối tuần trước. Công tố viên đặc ...

can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc Nga cấp giấy phép xuất khẩu cho máy bay chiến đấu Su-57

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, Sukhoi Su-57 đã nhận được giấy phép xuất khẩu, và Chính phủ Nga đang xem xét các ...

can cu co ba la tham vong quyen luc quan su cua ong putin tai bac cuc Ông Putin lên tiếng sau đòn trừng phạt “hội đồng” của phương Tây

Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ quan điểm về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sau khi Mỹ, Canada và EU đồng loạt ...

Duy Quang (theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động