Căng thẳng Mỹ - Iran: Cơ hội nào cho trung gian hoà giải

DỊCH DUNG
TGVN. Mỗi khi ở đâu đó có xung đột hay bất hoà bùng phát thì cũng đồng thời xuất hiện cơ hội cho ngoại giao trung gian hoà giải. Trong căng thẳng Mỹ - Iran hiện nay, đánh giá thế nào về nỗ lực ngoại giao hòa giải gần đây của Iraq và Đức? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Căng thẳng Mỹ - Iran: Diễn biến và nguyên nhân
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Căng thẳng Mỹ - Iran và ván cược của ông Trump
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai
Căng thẳng Mỹ - Iran: Cơ hội nào cho trung gian hoà giải? (Nguồn: USA Today)
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Mỹ - Iran. Doạ, ép, đe chứ không chiến

TGVN. Nhìn vào biểu hiện bề ngoài, căng thẳng và đối địch giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục leo thang. Binh lính, vũ khí và ...

Trên thế giới cũng vốn không thiếu quốc gia hay cá nhân muốn gây dựng vai trò trung gian hoà giải. Vấn đề chỉ là không dễ thành công với sứ mệnh ngoại giao này.

Khi nào cần hòa giải?

Căng thẳng và đối địch hiện tại giữa Mỹ và Iran là một tình trạng như vậy. Ở khắp khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, Mỹ đã triển khai khoảng 54.000 binh lính, rất nhiều vũ khí và thiết bị chiến tranh ở nhiều căn cứ quân sự của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điều động thêm tầu sân bay, máy bay ném bom chiến lược và tầu chiến đến khu vực này. Cả hệ thống tên lửa Patriot cũng được Mỹ triển khai. Ông Trump còn đưa thêm đến khu vực 1500 binh lính Mỹ.

Có thể nói Mỹ sẵn sàng xung đột quân sự và chiến tranh với Iran. Trong khi có những cộng sự của ông Trump khao khát chiến tranh với Iran thì ông Trump vẫn luôn quả quyết là bản thân không muốn chiến tranh với Iran, không chủ ý lật đổ thể chế nhà nước chính trị ở Iran và sẵn sàng đối thoại với Iran. Dù vậy, không thể nói là tình hình ở khu vực không căng thẳng và chiến tranh hoàn toàn bị loại trừ. Cơ hội cho ngoại giao trung gian hoà giải cũng ở đấy.

Cho tới hiện tại, Đức và Iraq đã hăng hái tự nhận về vai trò trung gian hoà giải này. Đức đã cử đặc phái viên đi Iran, còn Iraq cũng đã ngỏ ý sẵn sàng đảm trách vai trò trung gian hoà giải giữa Mỹ và Iran, trên thực tế đã có những hoạt động và vận động nhất định để được dành cho vai trò này. Câu hỏi hiện chỉ là liệu giữa Iran và Mỹ thật sự có cơ hội cho ngoại giao trung gian hoà giải hay không ?

Điều kiện để thành công?

Muốn thành công với sứ mệnh này, bên làm trung gian hoà giải phải được cả hai bên xung khắc nể vì, tức là có ảnh hưởng rất quyết định tới hai bên, hoặc thật sự hoàn toàn khách quan và vô tư. Sứ mệnh ngoại giao trung gian hoà giải thành công hay không còn phụ thuộc vào hai bên xung khắc có muốn hoà giải với nhau hay không. Khi xưa, Mỹ thành công với vai trò này giữa Israel và Ai Cập nên có được Hiệp ước Camp David bởi Mỹ có thế và ảnh hưởng mà Israel và Ai Cập phải nể vì. Na Uy là nước thành công với vai trò trung gian hoà giải bởi được công nhận là khách quan và vô tư.

Mỹ và Iran tuy đều không muốn để xảy ra đụng độ quân sự hay chiến tranh với nhau nhưng đều sẵn sàng tiếp tục găng với nhau nhiều hơn là đi vào hoà dịu với nhau.

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai

Đối sách kép của Tehran

Trong trường hợp giữa Mỹ và Iran hiện tại, tất cả 3 nhân tố nói trên đều không có. Mỹ và Iran tuy đều không muốn để xảy ra đụng độ quân sự hay chiến tranh với nhau nhưng đều sẵn sàng tiếp tục găng với nhau nhiều hơn là đi vào hoà dịu với nhau.

Mỹ đã xô đẩy mối hiềm khích song phương này đi xa tới mức Mỹ giờ không thể tự cài số lùi mà không bị tổn hại thể diện và uy danh. Ông Trump quả quyết sẵn sàng đàm phán với Iran nhưng làm sao Iran có thể tin Mỹ được nữa để tiến hành đàm phán.

Iran sẽ chỉ đàm phán với điều kiện tiên quyết mà Mỹ đời nào chấp nhận điều kiện tiên quyết để đàm phán, không chỉ với Iran mà còn cả với các đối tác và đối thủ khác. Sau này thì chưa biết thế nào chứ hiện tại Mỹ và Iran hoàn toàn không có nhu cầu về cần ai đó làm trung gian hoà giải, chưa sẵn sàng để hoà giải với nhau. Có thể trên danh nghĩa họ không phản đối hay cản trở ai đó như Đức hay Iraq tự đảm trách vai trò này, nhưng trong thực chất chỉ tận dụng và lợi dụng vào mục đích và lợi ích riêng, chứ không quan tâm và coi trọng.

Ai làm được vai trò hòa giải?

Iraq muốn trung gian hoà giải vì Mỹ và Iran căng thẳng với nhau không thôi chứ chưa nói đến xung khắc vũ trang hay chiến tranh với nhau thì Iraq đã bị khó xử và tổn hại. Iraq có quan hệ tốt với cả hai bên. Trên lãnh thổ Iraq có quân đội Mỹ. Iraq tâm đầu ý hợp với Iran thậm chí còn nhiều hơn cả với Mỹ. Iraq như thế thì làm sao Mỹ, dẫu có muốn và cần, chấp nhận để cho sắm vai trò trung gian hoà giải giữa Mỹ và Iran.

Mục tiêu hàng đầu của Đức với việc trung gian hoà giải là thuyết phục Iran không từ bỏ mà tiếp tục thực hiện thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran mà Mỹ đã đơn phương rút khỏi. Cách tiếp cận của Đức không phải là thuyết phục Mỹ đừng gây sự với Iran mà thuyết phục Iran tiếp tục thực hiện thoả thuận để Mỹ không có cớ gây chiến. Làm sao Iran có thể chấp nhận kiểu cách trung gian hoà giải này.

Cho nên có thể thấy thời điểm hiện tại chưa thích hợp và hiện cũng chẳng thấy có ai thích hợp cho sứ mệnh ngoại giao trung gian hoà giải giữa Mỹ và Iran.

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Tàu chở dầu ngoài khơi UAE bị tấn công, Mỹ khẳng định Iran đứng đằng sau

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 29/5 cho biết vụ tấn công nhằm vào các tàu chở dầu ngoài khơi Các ...

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Khẳng định có 'sức mạnh tuyệt đối', Iran triệt tiêu khả năng gây chiến của Mỹ

Ngày 28/5, hãng thông tấn Mehr của Iran dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami tuyên ...

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Iran tuyên bố không nhìn thấy triển vọng đàm phán với Mỹ

Ngày 28/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho rằng, Tehran không nhìn thấy triển vọng đàm phán với Washington.

Dịch Dung

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động