Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Chiêu củ cà rốt và cây gậy cũng ‘bó tay’, những tranh cãi gieo rắc sự chia rẽ vẫn rất ‘nóng’

Hải An
Sự hoài nghi lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc về một loạt vấn đề kinh tế và an ninh đã bùng phát trong những năm gần đây. Washington đang thực hiện chính sách lôi kéo chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Chiêu củ cà rốt và cây gậy cũng ‘bó tay’, những tranh cãi gieo rắc sự chia rẽ vẫn rất ‘nóng’. (Nguồn: Reuters)
Chất bán dẫn luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và có giá trị nhất của Mỹ sang Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Bốn năm trước, thời điểm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thăm Trung Quốc, Washington và Bắc Kinh đang vướng vào một cuộc chiến thương mại. Chính quyền Tổng thống Donald Trump khi đó chuẩn bị đưa Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ và mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước đã làm chao đảo thị trường toàn cầu.

Tin liên quan
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Rút khỏi ‘công xưởng thế giới’ - nói luôn dễ hơn làm, ngụ ý của Bắc Kinh khi ban hành luật mới về đối ngoại Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Rút khỏi ‘công xưởng thế giới’ - nói luôn dễ hơn làm, ngụ ý của Bắc Kinh khi ban hành luật mới về đối ngoại

Bốn năm sau, khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen chuẩn bị đến Bắc Kinh (từ 6-9/7), nhiều mối lo ngại về chính sách kinh tế vẫn tồn tại giữa hai quốc gia - hoặc thậm chí còn gia tăng.

Đến nay, các mức thuế mà chính quyền cựu Tổng thống Trump áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc vẫn có hiệu lực. Tổng thống Biden đã và đang có các động thái để hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ quan trọng như chất bán dẫn. Và những quy định mới nhằm hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đang xuất hiện.

Các quan chức Bộ Tài chính Mỹ đã hạ thấp kỳ vọng về những đột phá trong chuyến công du 4 ngày tới Trung Quốc của bà Yellen. Thay vào đó, họ gợi ý rằng các cuộc gặp của bà với các quan chức cấp cao Trung Quốc nhằm cải thiện giao tiếp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhưng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh vẫn ở mức cao, và các cuộc đối thoại giữa bà Yellen và những người đồng cấp có thể sẽ khó khăn. Theo Bộ Tài chính Mỹ, hôm 3/7, Bộ trưởng Yellen đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Washington Tạ Phong. Hai bên đã có “cuộc thảo luận thẳng thắn và hiệu quả”.

Dưới đây là một số vấn đề gây tranh cãi nhất đã gieo rắc sự chia rẽ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Kiểm soát công nghệ và thương mại

Các quan chức Trung Quốc vẫn đang hành xử thông minh trước quyết định năm 2022 của chính quyền ông Biden về việc đặt ra những hạn chế đối với các loại máy móc sản xuất chip và chất bán dẫn tiên tiến có thể được xuất khẩu sang quốc gia Đông Bắc Á. Những giới hạn đó đã cản trở nỗ lực của Bắc Kinh trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo và các loại máy tính tiên tiến khác, vốn được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và quân sự của mỗi quốc gia trong tương lai.

Ngày 30/6 vừa qua, Hà Lan, quê hương của nhà sản xuất máy móc bán dẫn ASML, đã công bố những hạn chế mới đối với xuất khẩu sang Trung Quốc. Đáp lại, ngày 3/7, Trung Quốc đặt ra các hạn chế đối với việc xuất khẩu gecmani và gali, hai kim loại được sử dụng để sản xuất chip.

Chính quyền ông Biden đang cân nhắc kiểm soát nhiều hơn đối với chip tiên tiến và đầu tư của Mỹ vào công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.

Chất bán dẫn luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và có giá trị nhất của Mỹ sang Trung Quốc, và trong khi Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào năng lực trong nước, thì quốc gia này vẫn đi sau Mỹ nhiều năm.

Chương trình trợ cấp của Washington nhằm củng cố ngành công nghiệp bán dẫn cũng khiến các quan chức Bắc Kinh lo lắng, đặc biệt là vì nó bao gồm các hạn chế đầu tư vào nền kinh tế số 2 thế giới. Các công ty nhận tiền của chính phủ Mỹ để xây dựng các cơ sở sản xuất chip mới ở nước này bị cấm thực hiện các khoản đầu tư mới, công nghệ cao ở Trung Quốc.

Các quan chức Bắc Kinh - và một số nhà sản xuất Mỹ - hy vọng chính quyền ông Biden sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với hàng trăm tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên đến nay, điều đó dường như không xảy ra. Bà Yellen đặt câu hỏi về tính hiệu quả của thuế quan, trong khi các quan chức hàng đầu khác trong chính quyền coi các khoản thuế này là hữu ích để khuyến khích các chuỗi cung ứng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Washington đang sử dụng cả "củ cà rốt và cây gậy" để thực hiện chính sách “giảm thiểu rủi ro” hoặc “kết bạn” - tức là lôi kéo chuỗi cung ứng cho các sản phẩm quan trọng như pin xe điện, chất bán dẫn và tấm pin Mặt trời ra khỏi Trung Quốc.

Các công ty kinh doanh tại Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về việc thu hút sự chú ý tiêu cực từ chính phủ. Mục tiêu gần đây nhất là Micron Technology, một nhà sản xuất chip bộ nhớ của Mỹ đã thất bại trong cuộc đánh giá bảo mật của Bắc Kinh vào tháng Năm. Động thái này có thể khiến Micron không thể bán hàng cho các công ty Trung Quốc, khiến khoảng 1/8 doanh thu toàn cầu của doanh nghiệp gặp rủi ro.

Các công ty cũng bất an về Luật an ninh quốc gia ngày càng thắt chặt của Trung Quốc, bao gồm luật chống gián điệp nghiêm ngặt có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

Trong khi đó, tại Mỹ, các công ty có quan hệ với Trung Quốc, như ứng dụng truyền thông xã hội TikTok, ứng dụng mua sắm Temu và nhà bán lẻ quần áo Shein, đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng đối về vấn đề lao động, sử dụng dữ liệu khách hàng Mỹ và cách họ bán sản phẩm vào Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen trong cuộc họp nội các với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng, tháng 6/2023. (Nguồn: NYT)
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen (giữa) trong cuộc họp nội các với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng, tháng 6/2023. (Nguồn: NYT)

Vấn đề tiền tệ

Nhân dân tệ (NDT), đồng tiền của Trung Quốc, thường là mối lo ngại của các quan chức Mỹ, những người đã có lúc cáo buộc Bắc Kinh làm suy yếu đồng tiền của mình để khiến sản phẩm của họ rẻ hơn khi bán ra nước ngoài.

​Sự suy yếu gần đây của NDT có thể là vấn đề khó khăn nhất đối với bà Yellen. Đồng tiền này đã giảm hơn 7% so với USD trong 12 tháng qua và giảm gần 13% so với Euro.

Sự suy giảm đó làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn ở Mỹ. Thặng dư thương mại của quốc gia Đông Bắc Á đối với hàng hóa sản xuất đã chiếm 1/10 sản lượng của toàn bộ nền kinh tế.

Gần đây, không chỉ có NDT giảm giá so với USD mà đồng Yen Nhật cũng giảm giá vì nhiều lý do, bao gồm cả việc tăng lãi suất ở nền kinh tế số 1 thế giới khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cố gắng giảm lạm phát.

Các nhà kinh tế Trung Quốc cũng cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến sự giảm giá của NDT. Ông Zhan Yubo, một nhà kinh tế cấp cao tại Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải, cho biết, sự sụt giảm của NDT là kết quả trực tiếp của việc tăng lãi suất gần đây của Fed.

Đồng thời, Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm - một tiêu chuẩn có xu hướng ảnh hưởng đến tất cả các loại lãi suất khác - hiện chỉ hơn 5% ở New York và gần 1% ở Thượng Hải. Điều đó đảo ngược mô hình truyền thống, trong đó lãi suất ở Trung Quốc thường cao hơn tại Mỹ.

Việc Fed tăng lãi suất đã khiến các công ty và hộ gia đình gửi tiền ra khỏi Trung Quốc và đầu tư vào Mỹ trở nên hấp dẫn hơn, bất chấp các giới hạn nghiêm ngặt của Bắc Kinh đối với việc chuyển tiền ra nước ngoài.

Ba năm trước, trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ, Trung Quốc đã cam kết không tìm kiếm lợi thế trong thương mại bằng cách hạ giá trị đồng tiền của mình. Nhưng các lựa chọn của Washington có thể bị hạn chế nếu Bắc Kinh vẫn để NDT suy yếu.

Nợ toàn cầu

Trung Quốc đã cung cấp hơn 500 tỷ USD cho các nước đang phát triển thông qua chương trình cho vay, khiến nước này trở thành một trong những chủ nợ lớn nhất thế giới. Một số “con nợ”, bao gồm cả một số quốc gia châu Phi, đã gặp khó khăn về kinh tế kể từ sau đại dịch Covid-19 và đối mặt với khả năng không trả được nợ.

Mỹ, cùng với các quốc gia phương Tây khác, đã thúc giục Trung Quốc cho phép một số quốc gia đó cơ cấu lại nợ và giảm số tiền nợ. Tuy nhiên, trong hơn hai năm, Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng, các chủ nợ và bên cho vay đa phương khác phải chịu thiệt hại tài chính như một phần của bất kỳ sự tái cấu trúc nào, làm chậm quá trình cứu trợ khoản vay và đe dọa đẩy hàng triệu người ở các nước đang phát triển vào cảnh nghèo đói hơn.

Tình hình trở nên bớt căng thẳng hơn khi tháng 6 vừa qua, các chủ nợ quốc tế bao gồm cả Trung Quốc đã đồng ý với kế hoạch giảm nợ với Zambia, đưa ra thời gian ân hạn cho các khoản thanh toán lãi cũng như kéo dài ngày khi các khoản vay đến hạn. Thỏa thuận không yêu cầu Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xóa bất kỳ khoản nợ nào. Điều này mang lại cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu như bà Yellen hy vọng về việc tái cơ cấu nợ tương tự ở các nước nghèo hơn.

Vấn đề an ninh quốc gia

Căng thẳng về an ninh quốc gia và nhân quyền đã tạo ra bầu không khí mất lòng tin lẫn nhau và lan sang quan hệ kinh tế. Việc khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ tại Mỹ đã khiến công chúng nước này vô cùng lo lắng.

Trong khi đó, các quan chức Bắc Kinh tiếp tục phản đối các biện pháp trừng phạt khác nhau mà Washington đã ban hành đối với các công ty, tổ chức và cá nhân Trung Quốc vì các mối đe dọa an ninh quốc gia, bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc. Bắc Kinh viện dẫn các biện pháp trừng phạt đó là lý do để từ chối các cuộc đối thoại quân sự cấp cao.

​Chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày của Bộ trưởng Tài chính Mỹ được kỳ vọng giúp xoa dịu căng thẳng giữa hai nước trong bối cảnh chia rẽ sâu sắc về các lĩnh vực, từ kinh tế tới an ninh quốc gia. Trước chuyến thăm, đã có nhiều nhận định tích cực, tuy nhiên, quan chức cấp cao Mỹ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn để đạt được mục tiêu.

Bất động sản mới nhất: Thị trường trong trận kéo co; khách có nhu cầu chỉ quan sát; người Việt vẫn ‘ấp ủ’ mong muốn sở hữu đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường trong trận kéo co; khách có nhu cầu chỉ quan sát; người Việt vẫn ‘ấp ủ’ mong muốn sở hữu đất nền

Giao dịch ảm đạm, thị trường giằng co; thanh khoản kém; nguồn cung và lực cầu đều đang đối diện nhiều thách thức… là những ...

Giá tiêu hôm nay 5/7/2023, lý do giá hồ tiêu nội địa giảm mạnh, vì sao Trung Quốc giảm đơn đặt hàng?

Giá tiêu hôm nay 5/7/2023, lý do giá hồ tiêu nội địa giảm mạnh, vì sao Trung Quốc giảm đơn đặt hàng?

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 66.500 – 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 4/7/2023, thị trường giằng co, tiêu Việt trước nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 4/7/2023, thị trường giằng co, tiêu Việt trước nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 66.500 – 70.000 đồng/kg.

Ảnh ấn tượng (26/6-2/7): Tổng thống Nga cảm ơn vì ngăn được ‘cuộc nội chiến’, Ukraine bắn pháo phản lực huyền thoại thời Liên Xô, biểu tình ở Pháp

Ảnh ấn tượng (26/6-2/7): Tổng thống Nga cảm ơn vì ngăn được ‘cuộc nội chiến’, Ukraine bắn pháo phản lực huyền thoại thời Liên Xô, biểu tình ở Pháp

Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Putin cảm ơn các lực lượng Nga vì đã ngăn chặn “cuộc nội chiến”, lễ hành hương Hajj của ...

Phản ứng của Iran khi sắp trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải

Phản ứng của Iran khi sắp trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải

Iran khẳng định, việc nước này gia nhập SCO sẽ làm tăng ảnh hưởng của SCO với tư cách là một tổ chức khu vực ...

(theo NYT)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Xem tử vi 1/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 1/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 1/5/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 1/5. xổ số hôm nay 1/5. kết quả xổ số ngày 1 ...
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT ...
XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 1/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động