Căng thẳng Nga - Anh: Ăn miếng trả miếng

Khủng hoảng ngoại giao giữa Moscow và London xung quanh việc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc đang ngày một trầm trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang nga anh an mieng tra mieng Vụ điệp viên Skripal: Anh không thể chứng minh chất độc được sản xuất tại Nga
cang thang nga anh an mieng tra mieng Vụ điệp viên Skripal: Cha con nạn nhân có thể không bao giờ hồi phục

Trong diễn biến mới nhất đáp trả động thái trục xuất các quan chức ngoại giao Nga, ngày 31/3 Kremlin tuyên bố sẽ có bước đi tương tự với hơn 50 nhà ngoại giao và các nhân viên kỹ thuật người Anh. Tuần trước, Moscow cũng đã khiến 59 quan chức ngoại giao từ Đức, Pháp cho đến các nước châu Âu khác khăn gói về nước. Mỹ, với việc “vào hùa” với Anh, cũng phải chịu hậu quả tương tự và bị yêu cầu đóng cửa Tổng Lãnh sự quán tại St. Petersburg.

Theo dự kiến, các quan chức ngoại giao bị trục xuất sẽ có một tháng để rời đi. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow sẽ “sòng phẳng” với phương Tây và cân bằng số lượng quan chức ngoại giao của Anh tại Nga cho phù hợp với hành động của London.

Cùng ngày 31/3, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã gửi danh sách 14 câu hỏi chất vấn cho Phòng Đối ngoại Anh, trong đó có yêu cầu giải thích việc London từ chối sự giúp đỡ từ phía Moscow, hay vai trò của Paris trong quá trình điều tra và khám nghiệm vụ việc. Đại sứ quán Nga tại London cũng khuyến cáo công dân nên cân nhắc trước khi chọn Anh làm điểm đến trong hành trình du lịch, nhằm tránh gặp phải “thái độ thù địch đối với người Nga”.

cang thang nga anh an mieng tra mieng
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov phát biểu về diễn biến xung quanh căng thẳng với Anh. (Nguồn: AP)

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, ông Sergei Lavrov đã mạnh mẽ tố cáo những nước trục xuất các nhà ngoại giao Nga là “bất chấp những quy tắc chung”, điều thậm chí không xảy ra ngay cả dưới thời Chiến tranh Lạnh. Thậm chí, ông còn tố cáo không phải Moscow mà chính các mật vụ từ phía London đã ra tay đối với ông Skripal và con gái để đổ lỗi cho Nga, nhằm hướng sự chú ý của dư luận khỏi những khó khăn mà Anh đang phải đối mặt sau Brexit.

Về phần mình, trong một động thái mang tính trả đũa, Anh đã tiến hành lục soát bất ngờ máy bay Aeroflot mang số hiệu SU2582 vừa đáp xuống sân bay quốc tế Heathrow mà không công bố nguyên nhân. Phi công Vitaly Mitrofanov đã bị tạm giữ tại phòng điều khiển cho đến khi cảnh sát và chó nghiệp vụ kết thúc cuộc tìm kiếm. Thanh minh cho hành động này, Bộ trưởng An ninh Anh Ben Wallace khẳng định đây chỉ là “hoạt động thường xuyên của Lực lượng An ninh, kiểm tra các máy bay để bảo vệ Anh khỏi các nhóm tội phạm có tổ chức tìm cách nhập lậu vũ khí và chất gây nghiện”. Trong khi đó, Đại sứ quán Nga lại cho rằng việc lục soát một chiếc máy bay khi các hành khách đã rời khỏi để tìm kiếm vũ khí và chất gây nghiện là vô cùng khó hiểu và khẳng định đây là một động thái gây khó khăn đối với Nga.

Với những bước đi làm gia tăng căng thẳng từ cả hai phía, khủng hoảng ngoại giao giữa Anh và Nga nhiều khả năng sẽ diễn biến ngày một phức tạp. Phá băng mối quan hệ này sẽ đòi hỏi nỗ lực và thiện chí không nhỏ từ Moscow và London, cũng như cộng đồng quốc tế cùng các quốc gia liên quan nhằm thúc đẩy hòa giải và làm sáng tỏ vụ việc.

cang thang nga anh an mieng tra mieng Nga trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh, đóng cửa Hội đồng Anh

Ngày 17/3, Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo quyết định trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh, đồng thời rút giấy phép hoạt động ...

cang thang nga anh an mieng tra mieng Vụ điệp viên Skripal: Nga cáo buộc Anh che giấu thông tin

Ngày 16/3, Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko cho biết, ông đã nhận được một công hàm ngoại giao thông báo rằng cựu điệp ...

cang thang nga anh an mieng tra mieng Vụ điệp viên Skripal: Lãnh đạo Anh, Đức, Pháp và Mỹ ra tuyên bố chung

Tuyên bố trên được đưa ra bất chấp việc Nga nhiều lần khẳng định không dính líu gì tới vụ cựu điệp viên hai mang ...

Phan Quân

Đọc thêm

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động