Căng thẳng Nga-Áo về gián điệp: ‘Chuyện bé’ khó xé ra to

Minh Vương
Phân tích và Bình luận Quốc tế
TGVN. Căng thẳng xung quanh việc trục xuất một nhà ngoại giao Nga bị tình nghi gián điệp liệu có thể cản bước đà phát triển trong quan hệ Nga-Áo? Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Lukashenko đang 'đi trên dây'?
Nga sắp vượt Trung Quốc trở thành nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới
3300-35-08-baichinh-aonga
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Sebastian Kurz. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong tháng qua, Nga đã nhiều lần trở thành tâm điểm chú ý của thế giới, khi tuyên bố chế tạo thành công và cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, hay cam kết hỗ trợ quân sự khi cần thiết với chính quyền của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong sóng gió tại Minsk.

Khởi nguồn sự cố

Ngày 24/8, Nga một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý khi Bộ Ngoại giao Áo ra thông cáo trục xuất một nhà ngoại giao xứ bạch dương, với cáo buộc vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao. Theo trang Kronen Zeitung (Áo), với sự giúp đỡ của một công dân Áo, nhà ngoại giao Nga đã làm gián điệp tại một doanh nghiệp công nghệ cao trong nhiều năm. Sau thông báo của Bộ Ngoại giao Áo, người này sẽ phải rời khỏi Áo trước ngày 1/9. Đây là lần đầu tiên nhân viên của Bộ Ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Áo.

Ngay lập tức, Đại sứ quán Nga tại Vienna đã lên tiếng phản đối, cho rằng đây chỉ là sự hiểu lầm. Ông Vladimir Jabarov, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang Nga về các vấn đề quốc tế khẳng định: “Chúng tôi có quan hệ ngoại giao tốt đẹp và bền vững với nước Áo. Tôi tin rằng đây là một sự hiểu lầm và nó cuối cùng sẽ được giải quyết.” Quan chức này cho rằng vài tháng gần đây, vài sự việc tương tự xảy ra khi một số quốc gia châu Âu trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga, gọi đây là “phong trào độc hại” và cần xem xét “kẻ đứng đằng sau chiến dịch bài trừ người Nga.”

Thêm vào đó, trong cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Áo tại Nga Johannes Aigner để phản đối, tuyên bố sẽ trục xuất một nhà ngoại giao của Vienna, đồng thời và khẳng định hành động của Nga phù hợp với nguyên tắc “có qua có lại” trong quan hệ quốc tế.

Quyết định của Nga khiến nhiều người lo ngại rằng căng thẳng ngoại giao này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, làm cho quan hệ Nga-Liên minh châu Âu (EU) thêm sứt mẻ. Tuy nhiên, nếu cân nhắc hai yếu tố then chốt trong quan hệ Moscow-Vienna, mọi chuyện không hẳn là như vậy.

Quan hệ bất thường…

Thứ nhất, Áo là một trong những thành viên EU có quan hệ tốt nhất với Nga. Nước Áo sau Thế chiến II được đặt dưới sự quản lý của quân Đồng minh, tách khỏi nước Đức và được chia thành bốn khu vực cai quản. Tuy nhiên, Liên Xô lại không xây dựng chính quyền riêng tại khu vực tiếp quản như tại Đông Đức. Thay vào đó, Áo được yêu cầu ký Hiệp ước Nhà nước Áo (1955), duy trì sự trung lập tuyệt đối trong Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và phương Tây.

Điều này cho phép Áo xây dựng quan hệ với cả Nga và Mỹ, trở thành điểm trao đổi gián điệp của cả hai bên. Năm 1968, Áo trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên nhập khẩu khí tự nhiên từ Liên Xô. Năm 2010, Sân bay quốc tế Vienna chứng kiến Moscow trả tự do cho 4 nhân viên tình báo của Mỹ và Anh, đổi lấy hành động tương tự của Washington đối với 10 điệp viên Nga bị bắt giữ.

Tháng 3/2018, sau khi cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại London, Áo là quốc gia EU duy nhất không trục xuất quan chức ngoại giao Nga. Đồng thời, Vienna là điểm dừng chân đầu tiên của ông Vladimir Putin sau khi tái đắc cử Tổng thống tháng 6/2018. Trong chuyến thăm, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Sebastian Kurz, CEO Tập đoàn OMV (Áo) và Gazprom (Nga) đã ký thỏa thuận kéo dài hợp đồng cung cấp khí tự nhiên cho Áo tới năm 2040.

BÌNH LUẬN CỦA TG&VN

‘Snapback’: Bóng bầu dục, thời trang hay chuyện về Mỹ-Iran

‘Snapback’: Bóng bầu dục, thời trang hay chuyện về Mỹ-Iran

…tới câu chuyện bình thường

Thứ hai, đây không phải là lần đầu tiên Áo bắt giữ những người được cho là hoạt động gián điệp cho Nga. Trên thực tế, các nguồn tin của cảnh sát Áo từ những năm 2000 cho biết Cơ quan Tình báo Nước ngoài (SVR) của Nga đã duy trì cơ sở lớn nhất châu Âu tại Vienna trong thời gian dài.

Năm 2018, Thủ tướng Sebastian Kurz từng gây chú ý khi xác nhận thông tin về một đại tá quân đội đã nghỉ hưu từng làm gián điệp cho Nga trong suốt 30 năm, cung cấp bí mật quốc gia cho Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) từ năm 1992 – tháng 9/2018. Tuy nhiên, sau các cuộc điều tra và trao đổi từ cả hai phía, ông Kurz khẳng định Áo tôn trọng Hiệp ước năm 1955 về duy trì tính trung lập và cho biết sẽ không có “hành động đơn phương” nào với Nga.

Tháng 3/2018, sau khi cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại London, Áo là quốc gia EU duy nhất không trục xuất quan chức ngoại giao Nga. Đồng thời, Vienna là điểm dừng chân đầu tiên của ông Vladimir Putin sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga tháng 6/2018.

Như vậy, có thể thấy quan hệ Nga-Áo vẫn đang phát triển tốt đẹp, bởi hai bên có nhiều lợi ích đan xen, phụ thuộc lẫn nhau. Đối với Vienna, Moscow đóng vai trò then chốt trong hợp tác chính trị và năng lượng. Ngược lại, Nga coi Áo là đối tác quan trọng, kênh liên lạc gián tiếp nhằm duy trì kết nối với EU nói riêng và phương Tây nói chung.

Khi ấy, điều tốt nhất mà hai bên có thể làm ở thời điểm hiện tại là hạ nhiệt căng thẳng, đưa quan hệ song phương trở lại đúng quỹ đạo, củng cố và mở rộng hợp tác. Với sự kiềm chế và cân nhắc về lợi ích, hai bên sẽ hạn chế để “chuyện bé” xé ra to, phục vụ lợi ích song phương nói riêng và đáp ứng mong mỏi của cộng đồng quốc tế nói chung.

Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao có phải là một trong những vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế?

Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao có phải là một trong những vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế?

TGVN. Căn cứ vào đâu đề có thể nói đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao là một trong những vấn đề cơ bản của ...

Thủ đô Vienna của Áo giữ vững 'ngôi vương' thành phố đáng sống nhất thế giới, Paris tụt hạng

Thủ đô Vienna của Áo giữ vững 'ngôi vương' thành phố đáng sống nhất thế giới, Paris tụt hạng

TGVN. Theo báo cáo hằng năm vừa được Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) công bố ngày 3/9, thủ đô Vienna của Áo tiếp tục ...

Áo: Tấn công nhà thờ ở quận Floridsdorf, Vienna

Áo: Tấn công nhà thờ ở quận Floridsdorf, Vienna

Ngày 27/12, cảnh sát cho biết, 2 đối tượng đã tấn công 5 thầy tu tại một nhà thời Công giáo ở thủ đô Vienna ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Tình báo Nga chỉ rõ Anh và Mỹ, nhắc đến khủng bố quốc tế

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Tình báo Nga chỉ rõ Anh và Mỹ, nhắc đến khủng bố quốc tế

Các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã tham gia vào vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 1 và 2.
Lamine Yamal có thể tái xuất trước loạt trận khó lường của Barcelona

Lamine Yamal có thể tái xuất trước loạt trận khó lường của Barcelona

Sau trận Barcelona thắng Brest, HLV Hansi Flick cho biết, Lamine Yamal đã bình phục chấn thương và có thể ra sân cuối tuần này.
Tốc độ tối đa của xe ô tô trong và ngoài khu vực đông dân cư từ ngày 1/1/2025

Tốc độ tối đa của xe ô tô trong và ngoài khu vực đông dân cư từ ngày 1/1/2025

Ngày 15/11, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 38/2024 về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia ...
CLB Nam Định giành vé sớm vòng 1/8 AFC Champions League 2

CLB Nam Định giành vé sớm vòng 1/8 AFC Champions League 2

Dễ dàng thắng Lee Man FC 0-3, CLB Nam Định vươn lên dẫn đầu bảng G AFC Champions League 2 sau lượt trận thứ năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/11: Yen Nhật đang được hưởng lợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/11: Yen Nhật đang được hưởng lợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/11 ghi nhận đồng Yen đã được hưởng lợi.
Chương trình du học K-Beauty: Cơ hội vàng cho sinh viên Việt Nam khởi nghiệp trong ngành làm đẹp

Chương trình du học K-Beauty: Cơ hội vàng cho sinh viên Việt Nam khởi nghiệp trong ngành làm đẹp

Kstar Edu đang triển khai dự án “K PASS” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành làm đẹp K-Beauty cùng thực tập sinh Việt Nam.
Chưa nhậm chức, nội các tương lai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donlad Trump thành mục tiêu tấn công

Chưa nhậm chức, nội các tương lai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donlad Trump thành mục tiêu tấn công

Một số ứng viên nội các và những vị trí trong chính quyền của ông Trump đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa trong những giờ qua.
Nga tuyên bố có siêu vũ khí để 'ăn miếng trả miếng', Đức dọa NATO sẽ kích hoạt điều 5

Nga tuyên bố có siêu vũ khí để 'ăn miếng trả miếng', Đức dọa NATO sẽ kích hoạt điều 5

Việc phô trương thành công tên lửa tầm trung Oreshnik mới nhất của Nga là một hành động địa chính trị quan trọng trong thời đại hiện nay.
Điểm tin thế giới sáng 28/11: Hàn Quốc lo ngại kế sách của ông Trump, Mỹ đưa tàu hạt nhân tới Guam, Venezuela cảnh báo Nhóm G7

Điểm tin thế giới sáng 28/11: Hàn Quốc lo ngại kế sách của ông Trump, Mỹ đưa tàu hạt nhân tới Guam, Venezuela cảnh báo Nhóm G7

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/11.
Tin thế giới 27/11: Ukraine bị tuýt còi, tìm đến Đông Bắc Á cầu viện; Nga hành động gắt với Anh; 'vỡ òa' lệnh ngừng bắn ở Lebanon

Tin thế giới 27/11: Ukraine bị tuýt còi, tìm đến Đông Bắc Á cầu viện; Nga hành động gắt với Anh; 'vỡ òa' lệnh ngừng bắn ở Lebanon

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Truyền thông làm lộ hành động bí mật của Tổng thống Biden với Ukraine, phe ông Trump phản đối gắt

Truyền thông làm lộ hành động bí mật của Tổng thống Biden với Ukraine, phe ông Trump phản đối gắt

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bí mật yêu cầu Quốc hội nước này giải ngân thêm 24 tỷ USD viện trợ cho Ukraine.
Mỹ sẽ triển khai các đơn vị tên lửa tại một quốc gia Đông Nam Á

Mỹ sẽ triển khai các đơn vị tên lửa tại một quốc gia Đông Nam Á

Mỹ đang lên kế hoạch triển khai các đơn vị tên lửa tiên tiến tới Nhật Bản và Philippines nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng với các đồng minh.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu ông có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao như nhiệm kỳ đầu hay không?
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
Phiên bản di động