Cảnh báo sự hiện diện của người giàu và thành đạt trong mạng lưới khủng bố

Dư luận bất ngờ khi biết rằng, 2 trong số 9 thủ phạm đánh bom khủng bố vừa qua ở Sri Lanka là con cái của những triệu phú. Giáo sư Zachary Abuza, thuộc Học viện Chiến tranh Quốc gia Mỹ, cho rằng hiện tượng này rất đáng lo ngại bởi nó có thể "truyền cảm hứng" cho nhiều người khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vi sao co nguoi giau va thanh dat trong mang luoi khung bo Nổ ở Sri Lanka: Đã tiêu diệt hoặc bắt giữ các phần tử khủng bố
vi sao co nguoi giau va thanh dat trong mang luoi khung bo Sri Lanka cấm các nhóm cực đoan hoạt động trên lãnh thổ

Trên thực tế, điều này không hẳn là mới xuất hiện trên thế giới. Nhà tâm lý học Marc Sagerman, người chuyên nghiên cứu al-Qaeda, gọi chủ nghĩa khủng bố là một hiện tượng của tầng lớp trung lưu. Một nghiên cứu năm 2016 của Viện Brookings cho thấy, 70% phần tử cực đoan trên toàn cầu của al-Qaeda thuộc tầng lớp trung lưu và người giàu có. Đây cũng là một xu hướng đang diễn ra trên khắp châu Á.

Động lực mang tính ý thức hệ

Những nhóm khủng bố được cho là những kẻ "tiên phong" bảo vệ ý thức hệ của họ, và thường khác biệt với quan điểm của xã hội trong cách lý giải những hành vi bạo lực. Tổ chức khủng bố cho rằng nhà nước luôn có quan điểm thù địch với cộng đồng của họ, không bảo vệ lợi ích của họ. Khủng bố thường kích động chính quyền, qua đó chúng xây dựng được hình ảnh trong lòng những người ủng hộ.

Bên cạnh đó, các nhóm cực đoan cũng là một xã hội thu nhỏ, khi các chúng thu nạp những thành viên thuộc tất cả tầng lớp kinh tế - xã hội và trình độ học vấn.

vi sao co nguoi giau va thanh dat trong mang luoi khung bo
Những kẻ được cho là thủ phạm tấn công khủng bố ở Sri Lanka vừa qua. (Nguồn: Reuters)

Người ta có thiên hướng cho rằng, những kẻ khủng bố thường nhắm vào các mục tiêu không có khả năng chống trả như dân thường. Cùng với đó, người ta cũng cho rằng khủng bố là những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội và không còn gì để mất. Theo logic này, chủ nghĩa khủng bố chỉ đơn thuần là một xu hướng cực đoan. Tuy nhiên, luận điểm đó đã bỏ quên động lực mang tính ý thức hệ cũng như tinh thần tử vì đạo, vốn cũng là nhân tố quan trọng khiến những tên khủng bố sẵn sàng tấn công liều chết.

Một trường hợp điển hình là Osama bin Laden, xuất thân từ một trong những gia đình giàu có nhất Saudi Arabia, đã chọn sống trong hang động ở Tora Bora và đấu tranh cho những lý tưởng tôn giáo của mình. Hay như Khalid Sheikh Mohammed, kẻ vạch ra kế hoạch tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, cũng từng học tập ở Mỹ.

Xu hướng này đang ngày càng phổ biến tại châu Á. Các thủ lĩnh của nhóm Jemmaah Islamiah (JI), một chi nhánh của al-Qaeda, đều là những người có học thức.

Thậm chí, những kẻ có tư tưởng cực đoan nhất đa phần lại được đào tạo ở phương Tây. Yaziid Sufaat, một nhân vật cấp cao trong al-Qaeda, nhận bằng kỹ sư Hóa Sinh từ một trường đại học Mỹ và từng phục vụ trong lực lượng vũ trang Malaysia. Hay như Tiến sĩ Azahari bin Hussein, được cho là chủ mưu vụ đánh bom Bali năm 2002, từng là giảng viên Đại học Công nghệ Malaysia.

Trên thực tế, các trường công nghệ là những nơi JI chiêu mộ thành viên ở Indonesia và Malaysia. Tốt nghiệp từ các trường đào tạo công nghệ hàng đầu hiện nay là tấm vé thông hành trong xã hội, thế nhưng nhiều người lại tiến hành tấn công liều chết để bảo vệ lý tưởng tôn giáo của mình.

Yêu cầu của IS

Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã làm thay đổi hình thức chiêu mộ thành viên của các nhóm khủng bố. Trong khi ở Indonesia, quá trình chiêu mộ thường diễn ra chậm chạp, mang tính cá nhân và dựa trên mạng lưới nhà thờ và trường dòng Hồi giáo; ở Malaysia và Singapore, quá trình cực đoan hóa và lôi kéo thành viên thường tiến hành trên mạng Internet.

Ở Malaysia, việc chiêu mộ diễn ra ở khắp các tầng lớp kinh tế - xã hội, và lôi kéo được nhiều thành viên thuộc tầng lớp trung lưu, đặc biệt là những thanh niên thất nghiệp với tương lai mờ mịt.

Một mặt, những kẻ khủng bố sẽ chủ động tiếp cận với các thanh niên. Như Abu Bakr Naji viết trong cuốn "Quản lý những hành vi tội ác" - một chuyên luận về al-Qaeda và IS - rằng: "Khủng bố sẽ nắm bắt sự nổi loạn, kích hoạt năng lượng và lý tưởng, và sự sẵn sàng hy sinh của giới trẻ".

Mặt khác, những người có học thức, giàu sang và có tiềm năng phát triển trong xã hội cũng thường "cuốn hút" những nhóm khủng bố. Bởi lẽ, những người này thường không khiến người khác nghi ngờ, không có tiền án tiền sự và không bị lực lượng an ninh để mắt đến.

vi sao co nguoi giau va thanh dat trong mang luoi khung bo
Lực lượng an ninh được tăng cường tại các nhà thờ ở Sri Lanka. (Nguồn: Reuters)

Nhiều người xuất thân từ gia đình thế tục và trở nên cực đoan hóa trong thời gian ngắn. Chị gái của một trong những kẻ đánh bom ở Sri Lanka cho biết, em trai bà đã bị cực đoan hóa trong thời gian học tập tại Australia. Tại đây, người này đã liên hệ với thủ lĩnh của IS, Neil Prakash, để gia nhập mạng lưới khủng bố.

Hiện nay, IS đang nỗ lực duy trì sự tồn tại, sau những thất bại ở Syria và Iraq. Tổ chức này sẽ lan tỏa ra toàn cầu, tìm kiếm những địa bàn mới, đặc biệt là tại châu Á. Tại mỗi địa bàn này, IS sẽ luôn chiêu mộ thành viên là những người yếm thế, không còn gì để mất. Nhưng quan trọng hơn, chúng sẽ tìm kiếm những thủ lĩnh - những người giàu sang, có địa vị, nhưng sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo con đường khủng bố. Đó là yêu cầu mà IS đặt ra cho các thành viên nhằm mục tiêu hồi sinh "Nhà nước Hồi giáo" (caliphate) từ đống đổ nát.

vi sao co nguoi giau va thanh dat trong mang luoi khung bo

Mỹ cho phép nhân viên rời Sri Lanka, cảnh báo công dân cân nhắc quyết định du lịch

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/4 đã gia tăng mức độ cảnh báo về hoạt động du lịch tới Sri Lanka, hối thúc các công ...

vi sao co nguoi giau va thanh dat trong mang luoi khung bo

Đấu súng giữa lực lượng an ninh và một nhóm đối tượng ở Sri Lanka

Một vụ đấu súng đã nổ giữa lực lượng an ninh và một nhóm đối tượng tại miền Đông Sri Lanka và hiện chưa có ...

vi sao co nguoi giau va thanh dat trong mang luoi khung bo

Khủng bố tại Sri Lanka: Ngành du lịch thất thu 1,5 tỷ USD

Phát biểu với báo giới ngày 26/4, Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka Mangala Samaraweera nhấn mạnh du lịch sẽ là lĩnh vực bị tác ...

Quang Chinh (theo South China Morning Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

AFF Cup 2024: Sẽ thế nào nếu tuyển Việt Nam chạm trán đội bóng của HLV Park Hang Seo?

AFF Cup 2024: Sẽ thế nào nếu tuyển Việt Nam chạm trán đội bóng của HLV Park Hang Seo?

HLV Park Hang Seo được đồn đoán sẽ dẫn dắt Malaysia tại AFF Cup 2024.
Chinh phục thị trường Halal Qatar

Chinh phục thị trường Halal Qatar

Việt Nam và Qatar đang đứng trước nhiều cơ hội hợp tác trong phát triển ngành công nghiệp Halal, mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Đại sứ thương hiệu Hà Hồng Nhung: Tinh thần yêu nước và tỏa sáng vẻ đẹp quốc phục Việt

Đại sứ thương hiệu Hà Hồng Nhung: Tinh thần yêu nước và tỏa sáng vẻ đẹp quốc phục Việt

Đại sứ thương hiệu Hà Hồng Nhung luôn mang trong mình tình yêu sâu sắc với văn hóa dân tộc, luôn tự hào khoác lên mình tà áo dài truyền ...
Hình nền cờ đỏ sao vàng trên điện thoại hưởng ứng ngày Quốc khánh 2/9

Hình nền cờ đỏ sao vàng trên điện thoại hưởng ứng ngày Quốc khánh 2/9

Ngày Quốc khánh 2/9, nhiều người chọn hình nền cờ đỏ sao vàng cho điện thoại và máy tính. Dưới đây là cách tải hình nền đẹp, thể hiện tinh ...
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Từ Tuyên ngôn Độc lập đến tầm vóc quốc tế

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Từ Tuyên ngôn Độc lập đến tầm vóc quốc tế

Tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập năm xưa vẫn sống mãi trong từng hành động, quyết sách và bước đi của dân tộc ta hôm nay.
Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định 'đứng ngoài' làn sóng trừng phạt chống Moscow

Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định 'đứng ngoài' làn sóng trừng phạt chống Moscow

Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, Belgrade khó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.
Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định 'đứng ngoài' làn sóng trừng phạt chống Moscow

Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định 'đứng ngoài' làn sóng trừng phạt chống Moscow

Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, Belgrade khó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.
Estonia cho biết FSB có thể đứng sau vụ việc ở Đức, Iran bác cáo buộc huấn luyện lực lượng Nga, Ukraine thừa nhận khó khăn trên mặt trận

Estonia cho biết FSB có thể đứng sau vụ việc ở Đức, Iran bác cáo buộc huấn luyện lực lượng Nga, Ukraine thừa nhận khó khăn trên mặt trận

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia cho rằng giả thuyết về sự liên quan của Nga trong vụ nổ tại một cơ sở sản xuất quân sự ở Đức là có khả năng cao.​​​​​​​
Thủ tướng Nhật Bản có thể không phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Thủ tướng Nhật Bản có thể không phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Ông Kishida Fumio sẽ là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên không phát biểu tại phiên tranh luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc kể từ tháng 9/2007.
Tổng thống Nga chuẩn bị thăm một quốc gia thành viên ICC, điều gì sẽ xảy ra?

Tổng thống Nga chuẩn bị thăm một quốc gia thành viên ICC, điều gì sẽ xảy ra?

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm chính thức Mông Cổ vào tuần tới mặc dù quốc gia này là thành viên của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).
Ứng viên Kamala Harris đề nghị ông Donald Trump bật micro trong suốt cuộc tranh luận

Ứng viên Kamala Harris đề nghị ông Donald Trump bật micro trong suốt cuộc tranh luận

Phó Tổng thống Kamala Harris ngày 31/8 đã kêu gọi đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump tranh luận bằng cách bật micro trong suốt sự kiện.
Nga kiểm soát thêm một điểm quan trọng ở Donbass, Tổng thống Ukraine cách chức Tư lệnh Không quân

Nga kiểm soát thêm một điểm quan trọng ở Donbass, Tổng thống Ukraine cách chức Tư lệnh Không quân

Ngày 30/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cách chức Tư lệnh Không quân nước này Mykola Oleshchuk.
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một dự án khoa học không gian tốn kém nhất trong lịch sử với sự tham gia của nhiều quốc gia.
'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này được dự báo sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong nhiều năm tới.
Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc mong đợi bà Harris nếu thắng cử sẽ nhận thức rõ trách nhiệm thực thi các thỏa thuận Mỹ-Trung Quốc đã đạt được.
Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Nhiều quốc gia châu Phi đang đấu tranh để giành vị trí trong HĐBA LHQ cũng như nâng cao vị thế và tiếng nói của đất nước.
Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Thống kê cho thấy một số quốc gia NATO, bao gồm Mỹ, Anh và Đức, đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ ở khu vực Kursk của Nga.
Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran bắt đầu có dấu hiệu thể hiện sự thiện chí trong đàm phán với Mỹ, xóa bỏ 'lằn ranh đỏ'.
Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

An ninh châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới tại Anh.
Phiên bản di động