Cánh tả ở Mỹ Latinh: Cơ hội mới, thách thức cũ

Chủ nghĩa dân túy cánh tả chưa bao giờ biến mất hoàn toàn khỏi Mỹ Latinh nhưng để duy trì được vị trí như trong quá khứ thì khó có thể khả thi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
canh ta o my latinh co hoi moi thach thuc cu Toàn cầu hóa và sự chia rẽ quan điểm chính trị
canh ta o my latinh co hoi moi thach thuc cu Đoàn Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Dominicana thăm Việt Nam

Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor ngày 30/9 có bài viết cho rằng tại Mỹ Latinh, những làn sóng chính trị đã có sự đảo chiều.

Đảo chiều chính trị

Trong mấy năm qua, những quốc gia từng bầu các chính khách dân túy cánh tả giờ được lãnh đạo bởi chính quyền thuộc phái trung dung, và trong một số trường hợp còn thuộc cánh hữu.

Tuy nhiên, sự đổi chiều này có thể chỉ ngắn ngủi. Khu vực này có truyền thống ưa thích chủ nghĩa dân túy, và trong bối cảnh sự mất cân bằng về kinh tế vẫn phổ biến tại nhiều nước, thì những phát ngôn hùng hồn mị dân vẫn luôn hấp dẫn các cử tri nghèo khổ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, nước nhập khẩu hầu hết hàng hóa của Mỹ Latinh, đã làm kinh tế khu vực này giảm sút theo, ảnh hưởng tới những chương trình bảo trợ kiểu dân túy. Và khi các nhà lãnh đạo cánh tả quay lại cầm quyền, họ sẽ lại phải đối mặt với những khó khăn cũ khi mà không còn nhiều tiền để đảm bảo thành công nữa.

Có thể nêu một vài ví dụ gần đây về sự đảo chiều chính trị như: Tháng 11/2015, Argentina bầu chính khách bảo thủ Mauricio Macri làm tổng thống, chấm dứt 12 năm cầm quyền của những người theo chủ nghĩa Peron (tên cựu Tổng thống Argentina - Juan Domingo Perón – người ca ngợi những nỗ lực loại bỏ đói nghèo và đề cao lao động).

Tháng 8/2016, Brazil luận tội Tổng thống Dilma Rousseff, chấm dứt sự cai trị suốt 13 năm của đảng Lao động.

Tháng 12/2014, Cuba bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thay đổi một số chính sách cộng sản được duy trì suốt nửa thế kỷ.

Trong khi đó, Venezuela, một thành trì dân túy từng là nhà bảo trợ năng lượng cho một số quốc gia láng giềng, đang sa lầy trong khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị.

canh ta o my latinh co hoi moi thach thuc cu
Bản đồ thể hiện sự đảo chiều chính trị ở Mỹ Latinh. Màu đỏ thể hiện các chính phủ theo cánh tả hay chủ nghĩa dân túy. (Nguồn: Stratfor)

Những cuộc bầu cử sắp tới tại các quốc gia khác cũng có nguy cơ lật đổ những chính phủ cánh tả và phản đối cái gọi là sự can thiệp của Mỹ tại khu vực này. Ecuador sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống vào năm 2017, và liên minh Alianza Pais cầm quyền khó có thể chiến thắng nếu như thiếu vị Tổng thống lâu năm Rafael Correa. Ở Bolivia, Tổng thống Evo Morales sẽ giữ chức vụ cho tới năm 2020, song các cử tri đã kịch liệt phản đối việc ông tìm cách sửa đổi Hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ thêm 1 năm nữa.

Những chính phủ này nhìn chung đều bị sụt giảm uy tín do giá hàng hóa toàn cầu giảm. Những nhà lãnh đạo lên cầm quyền vào đầu những năm 2000 đều nhanh chóng tận dụng việc xuất khẩu hàng hóa, nhờ nhu cầu tưởng như vô tận của Trung Quốc, và hào phóng cấp tiền cho những hệ thống mà họ bảo trợ. Những quốc gia như Brazil và Venezuela đã tăng chi tiêu công và xây dựng những công trình công cộng để giúp các nhà lãnh đạo lấy lòng dân.

Tuy nhiên, khi giá hàng hóa giảm, tốc độ tăng trưởng tại những nước như Argentina, Brazil và Venezuela chậm lại và cuối cùng là lâm vào suy thoái. Các cử tri đã trừng phạt đảng cầm quyền tại cuộc bầu cử ở Argentina năm 2015. Uy tín của bà Rousseff giảm đến mức bà thậm chí không thoát được cuộc luận tội.

Những cơ hội khó nắm bắt

Tất cả những diễn biến trên hoàn toàn không có gì mới, và chưa rõ sự đảo chiều chính trị này sẽ kéo dài bao lâu. Mặc dù Bolivia và Ecuador đã có những dấu hiệu thiên hữu, song Brazil và Argentina rất có thể sẽ quay lại với cánh tả, vì các chính phủ mới sẽ nhanh chóng mất lòng dân chúng nếu lại rơi vào tình cảnh khó khăn tài chính như các chính phủ tiền nhiệm.

Tân Tổng thống thuộc phái trung dung của Brazil, ông Michel Temer, sẽ ra tranh cử vào năm 2018 (ông tạm giữ chức vụ Tổng thống sau khi bà Rousseff bị luận tội và có lẽ ông ta sẽ khó có thể đảm bảo đảng của ông duy trì được vai trò cầm quyền). Các cử tri nước này đang bị chia rẽ giữa việc ủng hộ đảng Phong trào Dân chủ của ông Temer hay đảng Dân chủ Xã hội Brazil hay đảng Lao động.

Ngoài ra, cuộc cải cách lương hưu được đề xuất gần đây, theo đó sẽ giảm chi tiêu cho lương hưu và nâng độ tuổi nghỉ hưu, chưa giúp được đảng cầm quyền lấy được lòng của dân chúng. Và cựu Tổng thống Luiz Inacio da Silva, một trong những chính khách được lòng dân nhất nước này, có thể ra tranh cử để cạnh tranh với ông Temer - tất nhiên là với điều kiện ông không bị truy tố về những cáo buộc tham nhũng.

canh ta o my latinh co hoi moi thach thuc cu
Tháng 8/2016, Brazil luận tội Tổng thống Dilma Rousseff. (Nguồn: Washington Post)

Những diễn biến tương tự đang diễn ra tại Argentina. Sau khi trúng cử chủ yếu là nhờ cử tri phản đối những chính sách kinh tế của chính phủ tiền nhiệm, chính phủ của ông Macri dự kiến thực hiện vài đợt tăng giá điện nước trong thời gian cầm quyền. Khi ông Macri tái tranh cử vào năm 2019, chính phủ của ông gần như chắc chắn sẽ vấp phải sự tẩy chay của những cử tri phải trả thêm tiền cho điện, nước, khí đốt...

Như vậy, vào cuối thập niên này rất có thể hai nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh lại được đặt dưới sự lãnh đạo của chính những chính quyền cánh tả vừa bị các cử tri chối bỏ. Tuy nhiên, các chính quyền cánh tả trong tương lai sẽ phải giải những bài toán kinh tế quen thuộc. Giá hàng hóa thấp khiến hai nước này không thể khôi phục sự tăng trưởng mạnh mẽ mà họ từng có vào thời kỳ thịnh vượng.

Ở Argentina, một ban lãnh đạo thuộc phái Peron có thể sẽ không muốn áp dụng các biện pháp dân túy vì những biện pháp này có thể làm tiêu tan mọi thành quả về kinh tế có được từ thời chính quyền Macri.

Còn ở Brazil, những hành động của một đảng Lao động cầm quyền sẽ bị hạn chế rất nhiều, vì bất kỳ chính sách hay điều luật nào cũng phải được đưa ra thảo luận giữa nhiều đảng.

Chủ nghĩa dân túy cánh tả chưa bao giờ biến mất hoàn toàn khỏi Mỹ Latinh. Đơn giản là vì trường phái này nhận được sự ủng hộ quá mạnh mẽ từ những cử tri nghèo.

Tuy nhiên, môi trường kinh tế hiện nay của khu vực đã thay đổi đáng kể so với thời kỳ khu vực bắt đầu quay sang cánh tả. Những chính phủ lên nắm quyền trong những năm tới, dù tả hay hữu, sẽ không có mấy nguồn lực để có thể củng cố những thắng lợi chính trị của mình. Và những khó khăn kinh tế sẽ khiến họ bỏ lỡ cơ hội khôi phục lại những vương triều mà họ từng có trong quá khứ.

canh ta o my latinh co hoi moi thach thuc cu Mỹ Latinh hướng về đâu?

Tình trạng kinh tế “dẫm chân” tại chỗ của các nước Mỹ Latinh và khu vực Caribbean được gọi là “sa vào bẫy thu nhập ...

canh ta o my latinh co hoi moi thach thuc cu Giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ Latinh

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 7 của FEALAC năm 2015, trên cơ sở sáng kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ...

canh ta o my latinh co hoi moi thach thuc cu Cuba - Miền đất “ngọt ngào”

Cuba đã nối duyên ông với người bạn đời. Tình yêu, lòng cảm phục Cuba trước đây đơn thuần là tình cảm nhưng khi ông ...

Hà An (theo Stratfor)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Khoảng 15h ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Lễ đón chính thức do Tổng thống Peru Dina Boluarte chủ trì.
Chỉ còn 3 CLB bất bại trong top 5 giải vô địch quốc gia châu Âu

Chỉ còn 3 CLB bất bại trong top 5 giải vô địch quốc gia châu Âu

Tính tới thời điểm này mùa giải 2024/25, chỉ còn 3 CLB chưa để thua trong top 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu là Juventus, PSG và Bayern Munich.
4 cầu thủ MU lọt top vua tắc bóng và đánh chặn xuất sắc nhất Ngoại hạng Anh

4 cầu thủ MU lọt top vua tắc bóng và đánh chặn xuất sắc nhất Ngoại hạng Anh

Sau vòng 11, giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/25 đang tạm nghỉ nhường chỗ cho loạt FIFA Days cuối cùng của năm 2024.
Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam có thể học hỏi từ thành tựu của các thành viên APEC khác, đặc biệt là trong ngành bán dẫn.
Kết quả bóng đá hôm nay 14/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 14/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 14/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở ...
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông của ...
Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Các ngoại trưởng Mỹ và Ukraine đã thảo luận về những chủ đề như tấn công tầm xa và hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương.
Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump tuyên bố, Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa đã được để cử đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tuyên bố lần đầu tiên sử dụng UAV và tên lửa đạn đạo tấn công trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội Israel ở thành phố Tel Aviv trong ngày 13/11.
Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.
Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động