Nhỏ Bình thường Lớn

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Bộ tứ thắt chặt hợp tác về đất hiếm nhằm đối phó với ảnh hưởng của Bắc Kinh

TGVN. Bộ tứ (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ), đang trên đà xây dựng kế hoạch hợp tác kinh tế để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc trong ngành sản xuất, từ điện thoại thông minh, động cơ hiệu suất cao, đến pin EV.
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Bộ tứ thắt chặt hợp tác về đất hiếm
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã và đang chia sẻ mối quan tâm về sự trỗi dậy của Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Đất hiếm: "Quân bài" quan trọng

Trung Quốc hiện đóng góp đến gần 60% lượng cung về đất hiếm trên thế giới, và sức mạnh thị trường của nước này đã đặt ra những lo ngại về nguồn cung.

Các quốc gia trong Bộ tứ được cho là có ý chống lại điều này bằng cách hợp tác tài trợ cho các dự án phát triển và công nghệ sản xuất mới, cùng với ý định đi đầu trong việc soạn thảo các quy tắc quốc tế.

Các công ty công nghệ lớn trên thế giới như Apple và Tesla dựa vào nhiên liệu đất hiếm do Trung Quốc sản xuất như neodymium - yếu tố cần thiết để chế tạo pin cho xe điện và lithium. Các kim loại này cũng giúp ích cho hệ thống tuabin gió và các cơ sở hạ tầng "khử cacbon" khác.

Tổng thống Joe Biden sẽ gia tăng ưu tiên với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Tổng thống Joe Biden sẽ gia tăng ưu tiên với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

TGVN. Chuyến công du đầu tiên của hai Bộ trưởng Mỹ tới Nhật Bản và Hàn Quốc phần nào cho thấy tầm quan trọng của ...

Trung Quốc gần như độc quyền trong việc tách và tinh chế đất hiếm, những quy trình này được cho là gây ra những lo ngại liên quan đến môi trường và hủy hoại đất.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, năm 2020, Trung Quốc chiếm 58% sản lượng đất hiếm trên toàn cầu, giảm so với con số 90% hồi năm 2016, do Mỹ và Australia đã dần dần tăng cường sản xuất nhiên liệu đất hiếm của riêng họ.

Trung Quốc coi đất hiếm là nguồn tài nguyên chiến lược và sử dụng vị thế gần như độc quyền như một con bài thương lượng ngoại giao.

Năm 2010, Trung Quốc đã ngừng cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản sau khi tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông xảy ra.

Và có vẻ như nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn chưa kết thúc việc sử dụng đất hiếm cho chính sách ngoại giao, khi gần đây Bắc Kinh ra thông báo đang xem xét lại các vấn đề liên quan đến xuất khẩu.

Kế hoạch mới của Bộ tứ

Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 24/2 đã ký một lệnh hành pháp, yêu cầu xem xét trong 100 ngày đối với các chuỗi cung ứng sản phẩm quan trọng, tập trung vào các nhiên liệu như chuỗi cung ứng cho chip máy tính, pin dung lượng lớn, các thành phần dược phẩm hoạt động cũng như khoáng sản quan trọng và nguyên liệu chiến lược.

Theo đó, đất hiếm cũng nằm trong danh sách các nhiên liệu thiết yếu này.

Các mạch đất hiếm thường chứa các chất phóng xạ, và một lượng lớn chất thải phóng xạ được tạo ra trong quá trình tinh chế. Đây là điều mà Trung Quốc đang chiếm ưu thế, do những quy định về môi trường lỏng lẻo. Trung Quốc cũng đã tạo dựng được lợi thế về giá cả trên thị trường đất hiếm.

Do đó, Bộ tứ sẽ tập trung vào việc đưa ra các công nghệ lọc chất thải phóng xạ với chi phí thấp. 4 nước trên cũng có kế hoạch thu xếp để các tổ chức tài chính trực thuộc chính phủ cung cấp các khoản vay vốn cho các doanh nghiệp khai thác và lọc dầu.

Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ các kế hoạch xử lý quặng của Australia và Nhật Bản đang cân nhắc xem có nên tham gia vào thỏa thuận này hay không.

Tin liên quan
Trung Quốc quân sự hóa lực lượng hải cảnh trên Biển Hoa Đông, Nhật Bản đe dọa sẽ đáp trả tương xứng Trung Quốc quân sự hóa lực lượng hải cảnh trên Biển Hoa Đông, Nhật Bản đe dọa sẽ đáp trả tương xứng

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự định thiết lập hệ thống quy tắc để ngăn chặn các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc.

Ấn Độ không phải là thành viên của IEA, nhưng vào tháng 1, New Delhi và IEA đã ký kết thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, nhằm tăng cường sự hợp tác của Bộ tứ trên nhiều lĩnh vực quan trọng.

Dự định trong tương lai là tạo ra khuôn khổ để các nước thành viên báo cáo về kho dự trữ đất hiếm cũng như thắt chặt sự giám sát quốc tế.

IEA cũng sẽ kêu gọi các nước châu Âu tham gia thảo luận.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Washington chiếm 16%, còn Canberra chiếm 7% sản lượng đất hiếm toàn cầu vào năm 2020.

Trong khi Ấn Độ chiếm 6% trữ lượng đất hiếm trên thế giới, Nhật Bản được cho là một trong những nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất.

Nếu 4 nước có thể hợp tác từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thì ảnh hưởng của Bộ tứ trong các lĩnh vực quan trọng sẽ tăng lên.

Ngoài Mỹ và Nhật, Australia với Ấn Độ cũng có những bất ổn riêng với Trung Quốc. Australia và Trung Quốc luôn tranh cãi vấn đề thương mại và an ninh, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc đang đối đầu ở khu vực biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya.

Những cuộc đụng độ này đã thúc đẩy 4 nước trên tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế, là lý do thành lập của “tứ giác kim cương”.

TIN LIÊN QUAN
Viễn cảnh cạnh tranh Trung Quốc-Bộ tứ: Không để những tuyên bố chỉ là 'lời nói suông'
Hải quân Mỹ 'lo ngại' nhưng vẫn sẵn sàng đối đầu Trung Quốc ở Biển Đông và các khu vực khác
Thách thức đối ngoại nào đang chờ Phó Tổng thống Mỹ Kalama Harris?
Mỹ lộ diện chiến lược quân sự mới trên Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Washington thúc đẩy chiến lược đối ngoại tại châu Phi

(theo Nikkei Asia)