Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Số ca mắc mới tính từ 18h ngày 23/4 đến 6h ngày 24/4: 0 ca
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.890, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 352;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.832;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 50.706.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19: 15 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 2 ca.
Đến nay, cả nước chỉ còn 44 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có số lượng bệnh nhân 38 bệnh nhân và đang theo dõi bệnh nhân 188 (ca tái dương tính sau khỏi bệnh - đã có kết quả âm tính).
Theo các chuyên gia, Việt Nam không phát hiện ca mắc mới Covid-19 trong vòng 8 ngày, đây là một tín hiệu khả quan cho thấy tình hình các ca bệnh xâm nhập hoặc lây lan đều đã được khống chế.
"Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan để tránh bài học như Singapore. Singapore từng được xem là hình mẫu về chống dịch Covid-19, tuy nhiên số mắc hiện vọt lên hơn 11 nghìn trường hợp mắc, 12 tử vong", PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho biết.
Dẫn chứng về sự bùng phát Covid-19, ông Phu cho biết, đầu tháng 3, Singapore chỉ có hơn 100 ca Covid-19, được xem là một trong những hình mẫu về chống dịch. Tuy nhiên, đến nay (sau gần 2 tháng) số mắc tại quốc đảo này đã vọt lên con số hơn hơn 11.000 ca, 12 người tử vong.
"Tại Việt Nam đang có những tín hiệu mừng. Tuy nhiên, cần lưu ý tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Thế giới có những nơi một ngày có đến hàng ngàn ca bệnh, vài trăm người tử vong. Vì thế, nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam vẫn còn", PGS Phu đánh giá.
Theo chuyên gia, qua giai đoạn giãn cách xã hội, ý thức của người dân được nâng cao, ra đường gần như 100% người dân đeo khẩu trang. Người dân đã biết về bệnh, cách phòng bệnh, biết nếu không làm thì bị xử phạt như thế nào.
Dù vậy ông một lần nữa nhấn mạnh về sự chủ quan. Trong thời gian qua, giai đoạn dịch căng thẳng thì người dân, chính quyền thực hiện rất nghiêm chỉnh, nhưng dịch lui thì sự chủ quan lại tăng lên.
Vì thế, theo TS. Trần Đắc Phu, cần phải tuyên truyền, tình hình dịch còn phức tạp. Chúng ta thành công nhưng nếu không làm tốt thì dịch không loại trừ một ai, một người mắc có thể người khác cũng sẽ mắc.
Ông khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng thường xuyên, tránh giao tiếp gần, không đi ra ngoài khi không cần thiết đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền, không tập trung đông người, khai báo y. Trường hợp sốt ho, khó thở mệt mỏi không biết do nguyên nhân gì, không phải do lao động thì phải báo cơ quan y tế.
Dịch Covid-19: Đưa người Việt về tránh dịch phải phù hợp với năng lực cách ly trong nước TGVN. Đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước phải phù hợp với năng lực cách ly của các địa phương trong nước. ... |
Ngừng cách ly xã hội, những hoạt động nào được nới lỏng? TGVN. Hầu khắp cả nước, các cửa hàng dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại. Vận tải công cộng như xe khách, ... |
Truyền thông Đức: Việt Nam là số ít điểm sáng trong cuộc chiến chống Covid-19 TGVN. Truyền thông Đức đang tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho sự thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch viêm đường ... |